Bồi táng là gì

Trong tháng Mười năm 1928, các nhà công tác khảo cổ Trung Quốc đã tiến hành đợt khai quật Ân Khư [các gò đất đời Ân], trên những di chỉ thuộc thời kì cuối đời Hán tại một dải đất thuộc thôn Tiểu Đồn ở An Dương Nam. Trong lăng mộ của những vị vua nhà Thương cũng như tại mộ huyệt của một số nhân vật quý tộc, người ta phát hiện thấy xương cốt của những kẻ bị bồi táng [còn gọi là tuẫn táng], trong số đó có những con người còn ở thời kì trai tráng, cũng có cả phụ nữ và trẻ con. Hiện tượng dùng người sống để bồi táng như thế này cũng đã được phát hiện thấy ở những nơi khác như cổ Babilon và cổ Ai Cập.

Người đời xưa cho rằng sau khi con người chết đi, linh hồn của nó vẫn chưa chết. Các nhân vật khi còn sống là những kẻ phú quý quan sang thì sau khi chết xuống cõi âm cũng vẫn là những hồn ma cao cấp và vẫn còn được hưởng vinh hoa phú quý.

Vì thế các nhân vật quý tộc chết đi vẫn đưa xuống dưới mộ huyệt của mình, không chỉ những đồ vàng bạc và vật dụng hàng ngày của mình khi còn sống, mà còn đưa theo xuống dưới mồ cả những thê thiếp, con cái, kẻ hầu hạ còn sống để tiện có thể sai bảo dưới cõi âm.

Trong thời kì Xuân Thu, sau khi Tần Mậu Công chết đi đã có ba con trai bị bồi táng, song những kẻ bồi táng với số lượng nhiều hơn là các nô bộc.

Dưới mộ của một nhà quý tộc ở Ân Khư, người ta phát hiện thấy hài cốt của chín người đàn ông khỏe mạnh, mỗi người cầm một ngọn mác, bên cạnh họ lại thấy có xương của những con chó, rõ ràng chín người này là những vệ sĩ của chủ nhân ngôi mộ.

Trên một mảnh giáp cốt mà người xưa dùng để ghi sự việc ở Đại Đôi còn phát hiện thấy xương sọ của một người đàn ông, mảnh xương sọ này là của một viên quan coi giữ các giáp cốt và người này cũng đã bị chôn theo chủ.

Các nhà quý tộc chủ nô lại còn cho rằng sau khi xuống tới dưới cõi âm, họ có trách nhiệm phải luôn luôn cung cấp nô lệ cho các quỷ thần và tổ tiên, vì thế hàng năm trong các hoạt động tế lễ quỷ thần và tổ tiên của các vua chúa đã có nhiều nô lệ bị giết, chỉ tính trong hơn một trăm ba mươi năm cuối thời kì Ân Thương đã có hơn mười bốn ngàn nô lệ đang còn sống mà bị giết để dùng trong các cuộc tế lễ.

Theo với đà tiến bộ của xã hội, con người ngày càng có tác dụng lớn hơn trong sản xuất, thêm vào đó nền văn minh của nhân loại cũng có tiến hoá, vì thế ở Trung Quốc đến cuối thời kì Chiến Quốc, hiện tượng dùng người sống để bồi táng đã rất hiếm và thay cho người sống, người ta đã dùng những bức tượng nặn bằng đất hay đẽo bằng gỗ.

CHU MINH GIÁP

Cái kết bi thảm

Đằng sau bức tường thành cao ngút, trong chốn cung cấm nguy nga tráng lệ hàng trăm, hàng ngàn phi tần, mỹ nữ được sống trong vinh hoa, phú quý. Tuy nhiên, việc được gần gũi, nhà vua ân sủng cũng sẽ đi kèm với những sự nguy hiểm thường trực như tục tuẫn táng. Tục tuẫn táng xuất hiện từ thời nhà Chu, là hình thức mai táng đáng sợ khi các Hoàng đế băng hà, các phi tần sẽ bị chôn theo sau khi bị giết, tự sát hoặc thậm chí chôn sống. 

Hủ tục này cực kỳ thịnh hành vào thời nhà Thương đến nhà Hán, nhưng sau thời nhà Hán, tầng lớp thống trị nhận ra mức độ tàn nhẫn của quy định này, nên đã dần phế bỏ. Tục mai táng đáng man rợ này tồn tại được nhờ vào việc nhiều tư tưởng, hủ tục sai lệch. Đầu tiên phải kể tới quan niệm việc tuẫn táng là cách để những phi tần này sẽ ở bên cạnh để cùng Hoàng đế tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia, đảm bảo cho Hoàng đế đã băng hà vẫn có người chăm sóc, hầu hạ, sung sướng như khi còn sống.

Sau khi vua qua đời, trong số các phi tần, Hoàng hậu được phong làm Hoàng Thái hậu, những phi tần may mắn sinh được con trai sẽ có thể không bị tuẫn táng. Còn những phi tần không có địa vị hoặc thậm chí được vua quá yêu mến cũng có thể phải chịu cách chôn cất đáng sợ này. 

 Phần xương chân của hầu hết các bộ hài cốt nữ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều không khép lại. 

Theo sử sách, có rất nhiều cách để ép cung tần tuẫn táng cùng đế vương. Vào thời nhà Minh, phương pháp treo cổ được áp dụng nhiều nhất, nhưng phương pháp uống thuốc độc để tránh việc bị ép tuẫn táng và không phải chịu nhiều dày vò đau khổ.

Bên cạnh ép uống thuốc độc, đổ thủy ngân cũng rất thông dụng. Theo dân gian, người nhiễm độc thủy ngân mà chết thân thể không bị mục rữa, dù qua trăm ngàn năm hình dáng vẫn trẻ trung hệt như còn sống. Những người được lựa chọn sẽ bị đưa vào một căn phòng, cho uống nước trà có thuốc mê. Chờ những cung tần này đã ngủ say, thái giám sẽ cắt da trên đỉnh đầu thành hình chữ thập. Người thi hành tay cầm thìa đồng, rót từng thìa thủy ngân vào vết cắt. Sau khi rót vào số lượng thủy ngân nhất định sẽ dùng kim chỉ khâu chỗ cắt lại. Công việc hoàn thành cũng là lúc những phi tần này bị nhiễm độc thủy ngân mà chết.

Còn có một loạt cách tuẫn táng đặc biệt khác là chuốc thuốc mê rồi trói tay chân người bị lựa chọn, bẻ thành những tư thế nhất định, sau đó chôn sống. Trong nhiều lăng mộ, các nhà khảo cổ cũng phát hiện những thi thể nữ tay chân có dấu vết bị trói, cơ thể bị bẻ cong, đầu quay sang một phía cực kỳ quái dị. Không ít lần người ta còn phát hiện cả hài cốt trẻ con. Các chuyên gia khẳng định đây cũng là một hình thức tuẫn táng với mục đích canh giữ lăng mộ.

Dù đa số những người được lựa chọn trong hủ tục tuẫn táng đều là cưỡng ép nhưng trong nhiều tình huống vẫn có nhiều cung tần chủ động chết để theo hầu Hoàng đế. Điển hình, cuối thời nhà Minh, khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích thủ lĩnh của bộ tộc Nữ Chân, ngoại trừ đại phi A Ba Hợi bị ép phải tuẫn táng thì 4 cung nữ của ông đều xin tự sát để theo hầu. Bởi họ cho rằng việc được chết theo đại hãn là quyền lợi và vinh dự không phải ai cũng có được. 

Những vụ tuẫn táng gây tranh cãi

Lúc còn sống, mỗi lần đánh thắng một nước nhỏ, Tần Thủy Hoàng lại đưa những người đẹp vào hậu cung. Do đó, khi Tần Thủy Hoàng qua đời, có rất nhiều phi tần, mỹ nữ cũng phải tuẫn táng theo. Sử ký của Tư Mã Thiên mô tả tình cảnh bi thảm của phi tần phải tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng rất đáng sợ như: “Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía”.

Chưa kể việc sau khi xây xong lăng mộ còn rất nhiều người tham gia xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng bị chôn sống bên trong để giữ bí mật mọi chuyện. Tới thời điểm hiện tại, số lượng chính xác về số người được tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng vẫn là câu hỏi còn bị bỏ ngỏ.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn hài cốt của phụ nữ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Họ đã xác định đây đều là hài cốt của các phi tần bị tuẫn táng cùng Hoàng đế nhà Tần. Điều đặc biệt nhất là phần xương chân của hầu hết các bộ hài cốt nữ đều không khép lại.

Sau một thời gian tìm hiểu, các nhà khoa học đã tìm được nguyên nhân của vấn đề đó. Trong môi trường đáng sợ như thế, những cung nhân bị tuẫn táng đã phải liều mình giãy giụa trong tuyệt vọng, gào khóc trong đau đớn và cuối cùng là chết vì thiếu dưỡng khí. Chính vì thế, thi hài của những người phụ nữ này sau khi chết đã có tư thế rất lạ, hoặc co rúm vặn vẹo, hoặc chân tay không thể khép hay duỗi thẳng như bình thường. 

Vào năm 1398, Hoàng đế Chu Nguyên Chương băng hà, hậu duệ là Chu Doãn Văn lên kế vị. Chiếu theo di chúc của tiên đế, Chu Doãn Văn đã lệnh cho toàn bộ 46 phi tần chưa từng sinh nở phải chôn theo Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Mệnh lệnh vừa ban ra đã khiến triều đình hỗn loạn. Tiếng khóc than ai oán vang dậy khắp nơi.

Khi ấy triều chính rối ren hỗn loạn, nhiều cung nhân đã thừa cơ làm càn, nhận hối lộ và làm điều sai trái, thậm chí báo thù cá nhân. Dưới sự che giấu của quan viên trong triều, một vài cung nữ tuy chưa sinh nở nhưng vẫn sống sót. Ngược lại, có những phi tần bị ép bức bồi táng theo vua vì trót đắc tội với mệnh quan nào đó. Sử sách Trung Quốc gọi những phi tần xấu số ấy là “triều thiên nữ”.

Các phi tần ở hậu cung được lên danh sách tuẫn táng cùng sau khi nhận được lệnh của Chu Nguyên Chương đã được đưa vào một phòng có bày các ghế được gọi là “thái sư ỷ” [ghế thái sư], trên ghế có treo sẵn sợi dây dài 7 tấc [1,3m]. Có người sẽ tự đứng lên cho cổ vào dây rồi đạp ghế, có người sợ quá không dám thì đích thân thái giám sẽ đưa lên sợi dây.

Theo truyền thuyết, lúc Chu Nguyên Chương hạ táng, người ta đã lập một “mê hồn trận”. Cùng ngày, 13 cửa lớn của kinh thành đồng loạt được mở ra để vận chuyển quan tài phi tần ra lăng mộ. Theo giới phong thủy, đây là một thủ phép dùng để che mắt người đời khi hạ táng lăng mộ. Bằng cách này người ta có thể chống lại những kẻ đào trộm mộ. Các lăng mộ của dàn phi tần tuẫn táng cũng được dùng để đánh lạc hướng những kẻ đào trộm mộ, giúp giấc ngủ thiên thủ của Hoàng đế không bị quấy rầy.

Để an ủi gia đình của các phi tần, Chu Duẫn Văn - cháu trai của Chu Nguyên Chương, người được Chu Nguyên Chương truyền ngôi đã thăng chức cho những vị quan lớn có con gái bị lựa chọn tuẫn táng theo vua làm “thiên hộ”, “bách hộ” và được phép cha truyền con nối.

Đến thời nhà Thanh của Trung Hoa xưa, tục tuẫn táng đã không còn phổ biến. Tuy nhiên, phải tới năm Khang Hy thứ 20 [tức năm 1673] thì tục tuẫn táng mới biến mất hoàn toàn ở Trung Quốc.

Tiểu Vũ

Theo Pháp luật 4 Phương

07/10/2020 - 10:50 AMAdmin 2484 Lượt xem

Đôi lúc chúng ta có nghe về tục tuẫn táng hay là vô tình nhìn thấy 2 từ này ở đâu đó trên sách vở, các bài báo hoặc các trang mạng. Thế nhưng, vẫn nhiều người không biết tuẫn táng là gì? Cũng không biết được tục này diễn ra như thế nào, ở đâu?. Những câu hỏi đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong lịch sử.

Để biết thêm thông tin chi tiết hãy cùng traihommartino.vn tìm hiểu dưới đây nhé!

Tuẫn táng là một phong tục tàn khốc của Trung Quốc cổ đại hay vẫn thường được gọi là tục tuẫn táng nô lệ dùng để chôn người sống [gái đồng trinh] cùng với người đã chết [hầu hết là các tỳ thiếp và nô lệ] để người chết dù qua thế giới bên kia vẫn có người hầu kẻ hạ như lúc sinh thời.

Đây là hủ tục ra đời sớm nhất trong lịch sử văn minh của loài người.

Hủ tục này được thịnh hành vào thời kỳ nô lệ. Tuy nhiên, tới thời kỳ phong kiến các vị quân chủ vẫn lạm dụng nó, không chỉ có nô tỳ mà thậm chí còn bắt cả thê thiếp tuẫn táng cùng mình khi qua đời. Tuẫn táng được thịnh hành nhất ở thời Tần Hán. Theo tục lệ, người bị tuẫn táng dù có thân phận cao quý tới đâu, được sủng ái tới nhường nào thì khi chết cũng đều bi thảm bởi họ không được quyền quyết định cho số phận của chính mình.

 

 

Từ thời nhà Chu có nhiều người được chôn cùng với hoàng đế khi băng hà với nhiều hình thức khác nhau như: chôn sống, bị giết hoặc tự sát rồi chôn. Tới triều đại nhà Hán và nhà Nguyên thì tục này được giảm dần. Ở thời kỳ Tào Ngụy, Tào Tháo không những bãi bỏ tục tuẫn táng mà còn cho phép thê thiếp của mình được tái hôn nếu muốn.

Tuy nhiên, đến thời nhà Minh thì những câu nói văn minh của Tào Tháo đã không còn, một lần nữa tục này lại tái diễn. Mãi sau này, khi Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn lên ngôi thì phong tục này mới được hủy bỏ. Thế nhưng đến thời đại của Tần Thủy Hoàng thì sự nhẫn tâm của tục tuẫn táng đạt đến đỉnh điểm, số hài cốt được chôn cùng ông trong lăng mộ cho tới bây giờ vẫn chưa đưa ra được con số chính xác, không thể đếm hết được.

Điều tàn nhẫn hơn đó chính là, phần xương chân các bộ hài cốt của những nữ nhân này đều không khép lại được. Sau một thời gian dài tìm hiểu, các nhà khoa học mới tìm ra nguyên nhân là do lúc bị niêm phong cửa lăng mộ thì các cung nhân này đã sợ hãi tột cùng, phải cố giãy dụa trong vô vọng, gào thét trong đau đớn,để rồi chết đi khi dưỡng khí không còn. cho nên các thi hài này đều có tư thế rất lạ, chân tay không thể khép hoặc duỗi ra như những thi hài bình thường khác.

Hủ tục này được kéo dài cho tới đầu thời kỳ nhà Thanh thì được xóa bỏ vĩnh viễn. Tuy nhiên, vẫn có Trinh phi - Người cuối cùng tuẫn táng trong lịch sử Trung Quốc đã tự nguyện chết cũng hoàng đế để chứng minh cho mối tình nồng cháy của hai người.

Trinh phi - Người cuối cùng tuẫn táng trong lịch sử Trung Quốc

Những tưởng tục này chỉ có ở Trung Quốc, thế nhưng trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại sự tồn tại của tục tuẫn táng của triều Lý:

● Khi Thánh Tông hoàng đế băng hà, Dương Thái Hậu và hơn 70 cung nhân bị nguyên phi Ỷ Lan bức chết rồi chôn cùng.Đến năm Lan hoàng thái hậu băng [nguyên phi Ỷ Lan mất] thì có 3 người hầu gái bị buộc chôn cùng. Sử sách còn ghi chép lại chuyện vua Lý Thần Tông đã đi xem các cung nữ bị tuẫn táng theo cha ông là Lý Nhân Tông.

● Đối với thời cổ còn có một phong tục nhằm chôn người sống [gái đồng trinh] trong các kho tàng, hầm chứa bảo vật để làm thần giữ của, là chuyện thường tình, thì ở hiện đại những phong tục này đều rất ác độc, vô nhân tính,...

Trong sử sách cho biết, có rất nhiều hình thức tuẫn táng như là: ép treo cổ tự vẫn [thịnh hành thời nhà Minh], buộc phải uống thuốc độc để không phải chịu đau đớn và không thể phản kháng.

Ngoài ra còn có phương pháp đổ thủy ngân, phương pháp này làm cho thi hài sau khi nhiễm độc thủy ngân sẽ không bị thối rữa, mục nát. Và còn có một cách nữa đó là, làm hôn mê và trói tứ chi lại sau đó bẻ thành nhiều tư thế nhất định rồi đem đi chôn sống cùng người chết.

Do tục tuẫn táng của thời cổ đại được cho là hủ tục tàn nhẫn, độc ác và không đúng với thuần phong mỹ tục nên ngày nay người ta đã xóa bỏ tục lệ này và thay vào đó là làm các hậu sự, ma chay, cúng điếu có tính nhân đạo, nhân văn.

Traihommartino.vn là đơn vị chuyên phục vụ tang lễ trọn gói tại TPHCM. Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm có trách nhiệm cao trong công việc, am hiểu về phong tục tập quán của các vùng miền cũng như các lễ nghi tôn giáo. Vì thế, chúng tôi luôn cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ mang đến cho khách hàng.

Video liên quan

Chủ Đề