Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu

Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu bài thơ?

Bức tranh thiên nhiên Tây Tiến hay nhất

  • Dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên trong Tây Tiến
    • Dàn ý số 1
    • Dàn ý số 2
  • Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Tiến - Mẫu 1
  • Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Tiến - Mẫu 2
  • Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Tiến - Mẫu 3
  • Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Tiến - Mẫu 4
  • Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Tiến - Mẫu 5
  • Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Tiến - Mẫu 6
  • Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Tiến - Mẫu 7
  • Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Tiến - Mẫu 8
  • Bức tranh thiên nhiên Tây Tiến - Mẫu 9

Dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên trong Tây Tiến

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

+ Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Ở phương diện thơ ca, Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài [Sơn Tây] của mình.

+ “Tây Tiến” là bài thơ thể hiện tập trung nhất những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Quang Dũng. Bài thơ được coi là một kiệt tác về đề tài người lính thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bài thơ, với cảm hứng lãng mạn bay bổng mà vẫn đậm chất hiện thực, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên của núi rừng miền Tây: vừa hùng vĩ, dữ dội vừa mĩ lệ, nên thơ.

II. Thân bài:

- Giải thích, khái lược về vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội: rộng lớn, gây được ấn tượng mạnh mẽ, và cả đáng sợ; vẻ đẹp nên thơ, mỹ lệ: quyến rũ, huyền ảo.

- Phân tích các căn cứ để làm rõ vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội và lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.

- Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng. Cụ thể là:

  • “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi“: Màn sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng.
  • “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống“: Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên vụt đổ xuống vực sâu.
  • “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người“: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng miền Tây từ bao đời.

- Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng miền Tây chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ miêu tả hoa, mưa rừng, chiều sương,… Cụ thể là:

  • “Mường Lát hoa về trong đêm hơi“: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương.
  • “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi“: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy – Có thấy hồn lau nẻo bến bờ – … Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa“: Một chiều sương với hoa lau xao xác trắng xóa núi rừng; sắc trắng của hoa lau trong chiều sương nhạt nhòa, mờ ảo, cái phơ phất của ngàn lau trong xào xạc gió núi…đã khiến cho rừng lau như trở nên có linh hồn. Những bông hoa rừng như những cô gái đang soi mình làm duyên trên sông nước chòng chành, sóng sánh.

Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp vừa hùng vĩ dữ dội vừa lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc bằng bút pháp hiện thực kết hợp bút pháp lãng mạn.

Khắc họa thiên nhiên Tây Bắc, nhà thơ không chỉ vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh về núi rừng vừa hiểm trở, dưa dội vừa lãng mạn, trữ tình đến nên thơ mà còn gián tiếp cho thấy hình tượng người lính Tây Tiến với sức mạnh hào hùng, khí thế oanh liệt và vẻ đẹp hào hoa, kiêu hùng, lãng mạn. Thiên niên chính là cái nền cảnh để nhà thơ làm nổi bật lên hình ảnh của con người.

III. Kết bài:

Vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ dội vừa lãng mạn, trữ tình của thiên nhiên núi rừng miền Tây ấy là một trong những nét làm nên giá trị của bài thơ và thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của bậc tài tử Quang Dũng.

Dàn ý số 2

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả và tác phẩm [Nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến]
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận [Bức tranh thiên nhiên được khắc họa qua ngôn ngữ bài thơ Tây Tiến]

b. Thân bài

- Những nét khái quát

  • Hoàn cảnh sáng tác: khơi nguồn từ nỗi nhớ sâu sắc vô bờ của tác giả về những kỉ niệm một thời nơi chiến trường .
  • Nội dung: Song song với bức tượng đài bi tráng về hình tượng người lính trong tác phẩm là hình ảnh thiên nhiên nơi đây với những nét riêng, thần thái riêng một cõi nỗi niềm thương nhớ trong lòng tác giả.

- Những nội dung chính cần làm rõ về hình ảnh thiên nhiên qua bài thơ.

  • Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội Điều kiện thiên nhiên không thuận lợi làm tăng thêm những vất quả gian lao cho người lính [Sài khao – sương lấp – đoàn quân mỏi]
  • Địa hình nguy hiểm, khó khăn, gập ghềnh, trắc trở vừa cao vừa sâu hun hút vừa dốc chơi vơi. [Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm và ngàn thước lên cao ngàn thước xuống]

- Thiên nhiên mĩ lệ, trữ tình

  • Bên cạnh những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ lột tả vẻ hùng vĩ, dữ dội của đất trời Tây Bắc là những đường nét thanh thoát, lãng mạn khắc họa vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của núi rừng [Nhà ai Pha luông mưa xa khơi, Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi]
  • Thiên nhiên mang trong mình những nét trữ tình đằm thắm như một tiếng vọng da diết làm nao lòng người
  • Cảnh sông nước mênh mang hoang dại, tĩnh lặng, mờ ảo chứa chan thi vị với hình ảnh “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy/ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ” và “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

- Cảm nhận

  • Thiên nhiên hùng vĩ, dội dường như được tô đậm thêm về chiều cao, độ sâu đầy ấn
    tượng với cách ngắt nhịp 4/3 trong mỗi câu thơ
  • Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của vùng núi Tây Bắc dường như được khảm sâu và vang
    vọng vào lòng người bằng những câu thơ với nhiều thanh bằng như xoa dịu đi những
    gian khó, nhọc nhằn, vất vả.
  • Từ những cảm nhận trên, ta thấy được bức tranh thiên nhiên Tây Tiến được khắc họa
    và gieo vào lòng người bằng sự tài hoa và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, của
    người lính Tây Tiến

c. kết bài

  • Nêu những nhận xét của cá nhân về bức tranh thiên nhiên được tái hiện qua bài thơ Tây Tiến [một bức tranh sống động: dữ dội, hiểm trở; trữ tình và thơ mộng; thi trung hữu họa; một chút khắc khoải, da diết; một chút đắm say…]
  • Mở rộng vấn đề [bằng những liên tưởng và suy nghĩ của cá nhân]

Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy như nào?

Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

THPT Sóc Trăng Send an email

0 21 phút

Phân tích khổ 1 bài Tây Tiến[14 câu thơ đầu] của Quang Dũngđể hiểu hơn về thiên nhiên và con người Tây Bắc, sự oai hùng của những người lính Tây Tiến được hiện rõ qua bức tranh thiên nhiên,đó cũnglà tấm lòng yêu đất nước của tác giả. Để nắm được cách làm bài phân tích đoạn 1 bài Tây Tiến

Bài viết gần đây

  • Phân tích Vợ nhặt của Kim Lân [3 mẫu hay nhất]

  • Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt [Kim Lân]

  • Nghị luận Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn | Văn mẫu 12

  • Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu [Nguyễn Trung Thành]

, mời các em xem hướng dẫn chi tiết dưới đây, cùng với đó là những bài văn mẫu hay để em tham khảo phục vụ việc làm bài.

Bạn đang xem: Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề bài: Phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

***

Nội dung

  • 1 I. Hướng dẫn làm bài phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến
    • 1.1 1. Phân tích đề
    • 1.2 2. Các luận điểm chínhcần triển khai
  • 2 II. Lập dàn ý phân tích đoạn 1 bàiTây Tiến
    • 2.1 1. Mở bài phân tích khổ 1 Tây Tiến
    • 2.2 2. Thânbài phân tích khổ 1 Tây Tiến
    • 2.3 3. Kết bàiphân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến
      • 2.3.1 3.1 Giá trị nội dung
      • 2.3.2 3.2 Giá trị nghệ thuật
    • 2.4 III. Những bài vănđạt điểm cao phân tích 14 câu đầu bài Tây Tiến [đoạn 1]
    • 2.5 1. Phân tích khổ 1 bài Tây Tiếnmẫu số 1
    • 2.6 Bài văn phân tích khổ 1 Tây Tiến mẫu số 2
    • 2.7 Bài văn phân tích khổ 1 Tây Tiếnmẫu số 3:
  • 3 IV. Kiến thức mở rộng
    • 3.1 1. Sơ đồ tư duy phân tích khổ 1 bài Tây Tiến
    • 3.2 2. Tóm tắt giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật

Video liên quan

Chủ Đề