Bụng tụt xuống thấp bao lâu thì sinh

Có một số dấu hiệu thay đổi ở cơ thể trước khi trở dạ, lâm bồn mà chị em không thể bỏ qua. Trong đó, nhiều người băn khoăn bụng bầu tụt xuống thấp bao lâu thì sinh con. Có lưu ý gì trong trường hợp này hay không, mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây. 

Suốt 9 tháng mang bầu, người mẹ trải qua rất nhiều thay đổi về thể trạng, nhất là phần bụng bầu. Lúc đầu, bụng mẹ vẫn phẳng, những cơn nghén đi qua, bé lớn dần lên khiến vòng hai của mẹ càng ngày càng lớn. 

Cho đến tháng thứ 8 – 9, bụng mẹ trở nên căng, tròn hơn và có rất nhiều vết rạn da. Mẹ đếm từng ngày, lắng nghe từng tiếng con đạp và đợi ngày con ra đời. 

Trong thời điểm này, mẹ cần chú ý đặc biệt đến những dấu hiệu sắp sinh để có sự chuẩn bị tâm lý, sức khỏe kĩ càng. 

Một số vấn đề mẹ cần quan tâm bao gồm: Phù hai chân, mất ngủ cả đêm, vùng kín sưng nề, đau lưng, đau trằn bụng dưới, xuất hiện cơn gò tử cung, bề cao tử cung nhỏ lại,… 

Ngoài việc vỡ nước ối, ra nhớt hồng âm đạo, dấu hiệu bụng bầu bị tụt xuống thấp cũng được nhiều người nhấn mạnh vì nó báo hiệu mẹ sắp đến cơn “vượt cạn”. 

Cùng tìm hiểu kĩ lưỡng về việc tụt bụng bầu để mẹ có sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất nhé!

[toc]

Bụng bầu tụt xuống thấp là tình trạng gì?

Bụng bầu tụt xuống thấp là một dấu hiệu sắp sinh, báo hiệu thai nhi chuyển vị trí xuống thấp hơn. Lú này, bé yêu đã nằm trong khung chậu của người mẹ, sẵn sàng bước ra thế giới bên ngoài. 

Tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ gặp hiện tượng này. Đây là một dấu hiệu điển hình để mẹ biết rằng cơn chuyển dạ đang cận kề và nước ối có thể vỡ bất cứ khi nào. 

Vì thế, khi có hiện tượng bụng bầu tụt xuống thấp, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ đạc cho việc sinh nở, không làm việc nặng nhọc và đi xa nữa để sẵn sàng “vượt cạn” bất cứ khi nào.

Bụng bầu tụt xuống thấp có những dấu hiệu gì?

Không phải mẹ nào cũng dễ dàng nhận ra bụng bầu tụt xuống thấp vì ở một số người, những thay đổi này diễn ra rất từ từ, từng chút một. 

Ngực không chạm được vào phần trên của bụng là một trong những dấu hiệu của tụt bụng

Sau đây là những “mẹo” nhận biết bụng bầu tụt xuống thấp mà các mẹ cần ghi nhớ rõ ràng: 

  • Quan sát trực tiếp bằng mắt xem ngực mẹ còn có thể chạm vào phần trên cùng của bụng nữa hay không. Nếu bỗng một buổi sáng thức dậy, mẹ thấy bụng trên và ngực đã có một khoảng cách xa rồi thì tức là bé con đã âm thầm tụt sâu xuống dưới rồi đấy.
  • Quan sát hình dáng của bụng. Khi thai nhi tụt xuống khung xương chậu của người mẹ, bụng bầu sẽ nặng hơn ở dưới đáy so với thời điểm trước và tất nhiên, bụng bầu phía trên sẽ bớt căng tròn hơn, có dấu hiệu thoai thoải.
  • Mẹ thường xuyên cảm thấy buồn tiểu do sự chèn ép của thai nhi vào phần xương chậu. Lúc này, em bé của mẹ đang ở vị trí gần sát với bàng quang nên áp lực mà bé gây ra không hề nhỏ, mẹ chẳng uống quá nhiều nước mà cứ liên tục muốn đi tiểu tiện.
  • Cùng với đó, khi bụng bầu tụt xuống thấp, mẹ bầu sẽ ít gặp phải một số triệu chứng như: Hụt hơi, khó thở, thở ngắn như hai ba tháng trước do phần do hai bên sườn, phổi, bụng của mẹ không còn chịu sự chèn ép của thai nhi nữa. Tuần cuối cùng của thai kỳ, tuy rất hồi hộp, lo lắng nhưng mẹ lại cảm thấy dễ thở hơn rất nhiều đấy.
  • Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể bị những cơn ợ nóng hoành hành. Nhưng khi em bé tụt xuống, dạ dày của mẹ sẽ có nhiều không gian hơn. Lúc đó, mẹ bầu sẽ không còn gặp phải chứng ợ nóng và ăn nhiều hơn mà không cảm thấy no.
  • Một số mẹ bầu còn có thể bị trĩ hoặc táo bón vào giai đoạn cuối thai kỳ khi thai nhi tụt.

Bụng bầu tụt xuống bao lâu thì sinh?

Như đã nói ở trên, bụng bầu tụt xuống là triệu chứng báo hiệu bà bầu chuẩn bị bước vào hành trình “vượt cạn”. 

Nhưng bụng bầu tụt sau bao lâu thì sinh lại tùy thuộc vào mỗi người cũng như tùy vào việc bà bầu sinh con lần đầu hay sinh con thứ. 

  • Đối với người sinh con lần đầu tiên, hiện tượng tụt bụng sẽ xảy ra vào khoảng 2-4 tuần trước ngày dự sinh.
  • Đối với người sinh con thứ, cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng, tụt bụng có thể xảy ra ngay trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu.

Tuy nhiên, nhiều mẹ cảm nhận được bụng mình tụt xuống thấp khoảng 4 tuần trước ngày dự sinh nhưng lại sinh trễ 2 tuần. 

Ngoài ra, có mẹ lại bước vào giai đoạn chuyển dạ mà không có dấu hiệu tụt bụng trước đó. Thậm chí, có mẹ cảm nhận được tụt bụng nhưng dấu hiệu này sau đó lại mất đi. Nguyên nhân là do đầu bé vẫn chưa hoàn toàn được cố định tại một vị trí cụ thể, tụt xuống rồi lại bị đẩy ngược trở lại. 

Khi bụng bầu tụt xuống thấp bà bầu nên làm gì?

Liên hệ với bác sĩ và chuẩn bị tinh thần lên bàn đẻ Nếu nghĩ rằng thai nhi đã tụt xuống thấp hơn, mẹ bầu cần nói với bác sỹ ngay. Họ sẽ kiểm tra và khẳng định về sự phát triển đầy đủ của thai nhi, xem đã sẵn sàng chào đời chưa? 

Nếu dấu hiệu tụt bụng xuất hiện trước tuần thai thứ 30 thì các mẹ cần chú ý nhiều hơn. Vì rất có thể các mẹ đang gặp phải tình trạng bụng bầu tụt sớm và phải đối mặt với nguy cơ sinh non. 

Tuy nhiên, bà bầu cũng không cần quá lo lắng nếu mọi thứ đang diễn ra theo đúng tiến độ, nắm rõ được các dấu hiệu của tụt bụng và việc bụng bầu tụt sau bao lâu thì sinh. Lúc này, mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng, tâm lý thoải mái để sẵn sàng cho chuyện lâm bồn.

Lưu ý về chế độ ăn uống trước khi chuyển dạ

Chế độ ăn

Nên nhớ rằng thịt và các loại thức ăn có lượng chất béo cao sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn nặng nề. Các loại bánh quy hoặc thực phẩm chứa đường sẽ tạo năng lượng tức thời cho cơ thể nhưng sau đó sẽ khiến bạn mệt. Do đó, bạn nên tránh chocolate hoặc các loại bánh quá ngọt. 

Những loại thức ăn chứa năng lượng nhẹ rất hữu ích để bạn tăng cường sức khỏe và giúp quá trình chuyển dạ thành công bao gồm: Bánh mì hoặc bánh ngọt ít đường, ngũ cốc, các loại mì ống, mì sợi, khoai tây, chuối, nho, cơm… 

Lưu ý: 

  • Bạn nên ăn đều đặn và chia thành từng phần nhỏ. Giai đoạn đầu chuyển dạ, bạn có thể ăn một bữa phụ nhẹ. 
  • Khi cơn chuyển dạ tăng lên, bạn sẽ xuất hiện cảm giác đau đớn nhiều và thậm chí không muốn ăn. Bạn không nên để mình bị đói khi chuyển dạ nhưng cũng không nên ép mình phải ăn. 
  • Nếu bạn không muốn ăn đồ cứng, tốt nhất là bạn chọn những loại thức ăn mềm hoặc nhấm nháp một chiếc bánh quy, một ly sữa nóng… 

Lưu ý với đồ uống

Chuyển dạ là khoảng thời gian vừa khiến bạn dễ mất sức vì làm cơ thể mất nước, vì vậy, bạn sẽ có cảm giác khát. Bạn không nên sợ uống nhiều nước sẽ phải đi tiểu nhiều. Chính việc di chuyển vừa phải sẽ khiến bạn năng động và giúp cuộc chuyển dạ hiệu quả hơn. 

Nước lọc hoặc nước hoa quả tươi rất hữu ích cho bạn lúc này. Bạn nên tránh loại đồ uống có gas [coca] vì chúng sẽ khiến dạ dày bạn khó chịu. 

Đồng thời bạn cũng nên tránh những loại đồ uống chứa nhiều axit như nước chanh, cam hoặc nước bưởi. 

Trên đây là lời giải đáp cụ thể cho câu hỏi: Bụng bầu tụt xuống thấp bao lâu thì sinh và những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu trước khi sinh nở. 

Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Mẹ Bầu nên tham khảo 9 mẹo chữa cảm cúm cho bà bầu cực nhanh, cực an toàn không thử sẽ vô cùng tiếc nuối

Để chào đón con yêu ra đời một cách chu đáo nhất, các mẹ cần phải ghi nhớ những dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên, do cơ địa của mỗi một mẹ bầu không giống nhau, nên những dấu hiệu sắp sinh em bé của mọi người cũng sẽ có sự khác biệt đáng kể. Nếu đây cũng là điều các bạn đang thắc mắc, hãy đọc ngay bài viết của chúng tôi bên dưới nhé.

1. Bụng bầu tụt xuống đáng kể là dấu hiệu sắp sinh em bé mẹ phải ghi nhớ

Trên các diễn đàn mẹ và bé, các mẹ bầu vẫn thường rỉ tai nhau rằng khi bụng bầu tụt xuống dưới đáng kể có nghĩa là trong vòng 1 – 2 tuần nữa em bé sẽ chào đời. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia, bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu sắp sinh em bé chính xác nhất dành cho những chị em mang thai lần đầu. 

Bụng bầu tụt xuống nhiều là dấu hiệu sắp sinh em bé chuẩn nhất

Còn với những lần sinh sau, tử cung và cơ xương chậu của mẹ bầu đã giãn nở đủ rộng nên hiện tượng sa bụng bầu sẽ khó thấy hơn. Vì vậy, để nhận biết rõ nét nhất về hiện tượng này, chị em hãy dành chút thời gian để quan sát cơ thể của mình nhé. Trong trường hợp ngực của mẹ không chạm vào bụng trên nữa có nghĩa là bụng đã tụt xuống dưới rồi. 

2. Đau lưng là dấu hiệu nhận biết sắp sinh em bé

Thông thường, trước khi sinh em bé, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở vùng xương chậu, bụng dưới và các khu vực xung quanh khoảng 1 tuần. Nguyên nhân của tình trạng đau lưng là do các dây chằng ở vùng xương chậu linh hoạt hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho em bé chào đời. Mặc dù đau lưng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy bất tiện nhưng cũng đừng lo lắng khi thấy hiện tượng này nhé. 

3. Các cơn co thắt ở tử cung ngày càng mạnh và liên tục

Bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ, nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ ở trong tử cung đang siết chặt lại để chuẩn bị đưa bé ra ngoài. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy đau thắt ở tử cung nhưng khi thay đổi tư thế lại thấy bình thường, thì đây là dấu hiệu chuyển dạ giả. Bởi vì lúc này, tử cung sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn và hình thành những cơn co thắt. 

Thế nhưng, khi những ngày dự sinh sắp tới gần, mẹ bầu đừng nên bỏ qua dấu hiệu này nhé. Trong trường hợp mẹ thấy những cơn co thắt mạnh hơn, đau hơn, khó chịu hơn, đều đặn hơn và không thuyên giảm hay biến mất thì có nghĩa là em bé sắp chào đời rồi.

4. Mẹ cảm thấy dễ thở hơn

Nguyên nhân của tình trạng này là do thai nhi tụt xuống bên dưới để chuẩn bị chào đời. Lúc này, thai nhi không gây áp lực đến phổi nữa nên khiến cho mẹ cảm thấy dễ thở hơn.

5. Mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn kèm theo tiêu chảy

Mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn kèm theo tiêu chảy là dấu hiệu sắp sinh con vô cùng chính xác

Khi bụng bầu tụt sâu xuống sẽ tạo áp lực lên bàng quang, khiến các mẹ bầu thường xuyên cảm thấy buồn tiểu. Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu còn cảm thấy dạ dày của mình khó chịu hơn. Ngoài ra, các cơ trong tử cung bắt đầu co giãn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Việc này khiến vùng trực tràng được nghỉ ngơi. Đây là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.

6. Mẹ bầu ngừng tăng cân

Trong trường hợp 3 tháng cuối của thai kỳ mà mẹ bầu tăng cân nhanh, thì đến sát ngày sinh mẹ bầu sẽ bước vào một giai đoạn mới là ngừng tăng cân hoặc giảm cân nhẹ. Nguyên nhân của việc làm này là do nội tiết tố của chị em thay đổi để làm giảm bớt lượng chất lỏng trong cơ thể của mẹ.

7. Mẹ bầu cảm thấy các khớp giãn ra

Trên thực tế, trong thời gian mang thai, nồng độ hormone Relaxin sẽ tiết ra nhiều hơn, giúp hệ thống dây chằng trở nên mềm mại và giãn nở hơn bình thường. Nhất là vào cuối thai kỳ, nồng độ hormone Relaxin của mẹ bầu sẽ tiết ra thường xuyên hơn, giúp cho các khớp trở nên nới lỏng hơn rất nhiều. Lúc này, khung xương chậu được mở rộng ra để đón con yêu chào đời. Do đó, đây cũng là dấu hiệu sắp sinh em bé các mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý. 

8. Cổ tử cung của mẹ bầu bắt đầu mở rộng

Cổ tử cung bắt đầu mở rộng là một trong những dấu hiệu sắp sinh em bé mà mẹ bầu nào cũng nên lưu ý. Theo đó, trước khi sinh khoảng vài tuần tới vài ngày, mẹ bầu sẽ thấy cổ tử cung bắt đầu mở rộng. Tùy thuộc vào đặc điểm trên cơ thể của từng người mà tốc độ mở của cổ tử cung của các mẹ cũng sẽ khác nhau. Do đó, vào giai đoạn này, mẹ nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được kiểm tra độ mở của cổ tử cung chính xác nhất nhé. 

9. Cảm thấy cơ thể mệt mỏi

Mẹ bầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi là dấu hiệu sắp sinh rõ nét nhất

Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sức ép của bụng bầu quá lớn sẽ khiến cơ thể của mẹ trở nên cồng kềnh hơn. Ngoài ra, khi thai nhi càng lớn, mẹ bầu sẽ khó ngủ hơn, và thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mất ngủ, mệt mỏi. Do đó, bất cứ khi nào mẹ bầu cảm thấy buồn ngủ, hãy cố gắng ngủ ngay lúc đó để đảm bảo sức khỏe cho kỳ sinh nở phía trước.

10. Chất nhầy ở trong cổ tử cung bị bong ra

Các chất nhầy ở cổ tử cung đóng vai trò quan trọng trong việc đóng và mở bọc nước ối. Đến ngày sắp sinh em bé, lượng chất nhầy này sẽ ít đi khiến nước ối của các mẹ có dấu hiệu rò rỉ ra ngoài hoặc vỡ nước ối. Thông thường, trước khi sinh khoảng 1 tuần, hoặc 2 – 3 ngày, mẹ bầu sẽ thấy dịch âm đạo có màu hồng đỏ.

11. Mẹ bầu thấy dấu hiệu rỉ ối hoặc vỡ ối

Đây là dấu hiệu chuyển dạ gần nhất của các mẹ bầu. Khi nước ối bắt đầu rỉ ra hoặc vỡ, thì chỉ từ 12 – 24 giờ tới, các mẹ bầu sẽ sinh con. Lúc này, mẹ nên nhanh chóng tới bệnh viện để chuẩn bị chào đón con yêu ra đời nhé.

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng các bạn đã nắm được những dấu hiệu sắp sinh em bé. Để việc sinh nở trở nên thuận lợi hơn, các mẹ bầu hãy giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ để em bé chào đời bình an nhé!

Video liên quan

Chủ Đề