Cá nhân tổ chức cơ quan nhà nước có quyền

11/07/2017

Tố cáo là lĩnh vực phức tạp, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đồng thời xác định giải quyết tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan nhà nước và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo là nội dung quan trọng trong việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách hành chính nhà nước.

Tố cáo là lĩnh vực phức tạp, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đồng thời xác định giải quyết tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan nhà nước và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo là nội dung quan trọng trong việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách hành chính nhà nước.


Trong thực tiễn cho thấy, chủ thể thực hiện việc tố cáo rất đa dạng, nhưng chủ thể là cơ quan, tổ chức tuy có nhưng rất ít, nội dung tố cáo này thường thiên về phản ánh, kiến nghị. Việc xác định tố cáo có thực sự thể hiện ý chí của pháp nhân hay chỉ là nhóm cá nhân mượn danh nghĩa cơ quan, tổ chức cũng là công việc phức tạp, mất nhiều thời gian, khó quy trách nhiệm cá nhân [nhất là khi xác định trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp cố tình tố cáo sai, tố cáo trái pháp luật]…. , về loại hình cơ quan, tổ chức cũng đa dạng, do đó việc quy định phương thức, thủ tục, trình tự tố cáo và giải quyết tố cáo chung cho mọi loại cơ quan, tổ chức là hết sức khó khăn.


Việc thực hiện quyền tố cáo của một chủ thể sẽ làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân [nghĩa vụ phải đi đôi với quyền hạn]. Nên quy định công dân [cá nhân] có quyền tố cáo là phù hợp với Hiến pháp và chính sách hình sự của nước ta - cá thế hoá trách nhiệm hình sự. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu tố cáo sai sự thật thì phải bị xử lý về hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.


Vì vậy, nếu quy định cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo thì có thể làm phát sinh những vấn đề phức tạp, chưa lường hết được những tác động liên quan đến cách thức để các chủ thể này thực hiện quyền tố cáo. Do vậy, Luật tố cáo quy định chỉ công dân có quyền tố cáo.


Điểm a Khoản 2 Điều 9, Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Luật tố cáo quy định: người tố cáo có nghĩa vụ nên rõ họ, tên, địa chỉ của mình, trường hợp nếu tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Quy định này nhằm mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo. Bên cạnh những trường hợp tố cáo mang tính xây dựng, tích cực thì cũng có không ít người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, tố cáo tràn lan, không có căn cứ, gây phức tạp, mất đoàn kết nội bộ, làm tốn kém cả thời gian và công sức cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết. Bên cạnh đó, Điều 20 Luật tố cáo cũng đã quy định nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết dịnh việc thụ lý hay không thụ lý giải quyết tố cáo. Như vậy, từ quy định về nghĩa vụ của người tố cáo tại Điều 9 Luật tố cáo, hình thức tố cáo tại Điều 19 Luật tố cáo, tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo tại Điều 20 Luật tố cáo thì chỉ những tố cáo rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo mới được cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.


Tuy nhiên, việc xử lý đơn tố cáo cần lưu ý thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ như sau:

Điều 17. Đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích

Đối với đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích, công dân chuyển sang tố cáo đối với người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình thì cơ quan, người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết nội dung tố cáo.


Điều 19. Đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng về hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm


Khi nhận được đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật tố tụng hình sự.

[Có tham khảo Tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo Đề án 1-113 của Thanh tra Chính phủ]

Huỳnh Thanh Quang - Trưởng phòng TT. KNTC

Ông Lương hiện công tác tại một văn phòng công chứng, ông tham khảo Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thấy có quy định, “bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.

Ông Lương đề nghị giải đáp, "cơ quan, tổ chức có thẩm quyền" nêu trong quy định trên bao gồm những cơ quan nào?

Về vấn đề này, Bộ Tư pháp trả lời như sau:

Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định: "Bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền".

Theo quy định này, "cơ quan, tổ chức có thẩm quyền" cấp các giấy tờ, văn bản hoặc xác nhận, đóng dấu vào các giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập bao gồm các cơ quan, tổ chức của Việt Nam; cơ quan, tổ chức của nước ngoài; cơ quan, tổ chức của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức của nước ngoài.

Đây là các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài, phạm vi rất rộng, không thể liệt kê hết được.

Ví dụ, việc cấp các giấy tờ cho công dân Việt Nam hiện nay cũng do rất nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện theo pháp luật chuyên ngành ở các lĩnh vực khác nhau [giấy tờ hộ tịch; giấy tờ chứng minh nhân dân, cư trú, hộ khẩu; bằng cấp, chứng chỉ; giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản; giấy tờ khám chữa bệnh, bảo hiểm, thuế...].

Chinhphu.vn


Nhà nước Việt Nam gồm hệ thống cơ quan, đứng đầu là Đảng Cộng sản, bao gồm: cơ quan lập pháp [Quốc hội ở cấp trung ương và Hội đồng Nhân dân các cấp địa phương], cơ quan hành pháp [Chính phủ ở cấp trung ương và Ủy ban Nhân dân các cấp địa phương], cơ quan tư pháp [Tòa án Nhân dân Tối cao ở cấp trung ương và Tòa án Nhân dân các cấp địa phương], và cơ quan kiểm sát [Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cấp trung ương và Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp địa phương].

Bài viết này của Le & Tran Trial Lawyers sẽ đem đến cho độc giả một cái nhìn tổng quan về hệ thống cơ quan nhà nước Việt Nam.

Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, nắm quyền lực Nhà nước cao nhất.  Quốc hội có ba chức năng chính là thực hiện quyền lập hiến và lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.  Chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội được quy định chi tiết tại Hiến pháp 2013.

Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thay mặt Nhà nước trong các vấn đề đối nội và đối ngoại.  Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội và chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.  Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.  Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.  Chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch nước được quy định tại Hiến pháp 2013.

Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.  Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.  Trong đó:

  • Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
  • Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
  • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật.

Bộ và Cơ quan ngang Bộ

Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Theo Nghị quyết 03/2011/QH13, Chính phủ gồm có 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ.

Các Bộ bao gồm 18 Bộ sau đây:

  1. Bộ Quốc phòng;
  2. Bộ Công an;
  3. Bộ Ngoại giao;
  4. Bộ Nội vụ;
  5. Bộ Tư pháp;
  6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  7. Bộ Tài chính;
  8. Bộ Công thương;
  9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  10. Bộ Giao thông vận tải;
  11. Bộ Xây dựng;
  12. Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  13. Bộ Thông tin và Truyền thông;
  14. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
  16. Bộ Khoa học và Công nghệ;
  17. Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  18. Bộ Y tế.

Các cơ quan ngang Bộ bao gồm Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, và Văn phòng Chính phủ.

Ủy ban Nhân dân

Ủy ban Nhân dân do Hội đồng Nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng Nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.  Hội đồng Nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng Nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Chức năng nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân các cấp được quy định cụ thể tại Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương.

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.  Cơ cấu tổ chức của sở gồm phòng chuyên môn, nghiệp vụ; thanh tra [nếu có]; văn phòng [nếu có]; chi cục và tổ chức tương đương [nếu có]; đơn vị sự nghiệp công lập [nếu có].

Tòa án Nhân dân

Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử của Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tổ chức Tòa án Nhân dân bao gồm Tòa án Nhân dân Tối cao; Tòa án Nhân dân Cấp cao; Tòa án Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; và Tòa án Quân sự.

Viện Kiểm sát Nhân dân

Viện Kiểm sát Nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Việt Nam.  Viện Kiểm sát Nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Hệ thống Viện Kiểm sát Nhân dân bao gồm Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao; Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp tỉnh]; Viện Kiểm sát Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương [Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp huyện]; và Viện Kiểm sát Quân sự Các cấp.

Trong đó, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp cao; Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.

Video liên quan

Chủ Đề