Thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp

LỜI MỞ ĐẦUNông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạptrên thế giới, đặc biệt là đối với các nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tỉtrọng ngành nông nghiệp cao như nước ta. Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹpthì chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nôngnghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm cả ngành lâmnghiệp và ngành thủy sản.Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trongviệc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển, ởnhững nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở cácnước có nền nông nghiệp phát triển cao, mặc dù tỉ trọng nông nghiệp trong GDPkhông lớn nhưng khối lượng nông sản của những nước này lại khá lớn và khôngngừng tăng lên, vẫn đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống của người dân là nhờvào các thành tựu khoa học công nghệ, việc ứng dụng máy móc thiết bị trongsản xuất nông nghiệp được áp dụng mạnh mẽ và triệt để.Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao thìnhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp cũng đòi hỏi chất lượng cao hơn, đa dạngvà phong phú hơn; kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ trong nông nghiệp.Tuy nhiên, để nền kinh tế nông nghiệp thực sự đạt hiệu quả thì không thể táchrời được sự quản lý của nhà nước trong việc điều tiết sản xuất, phân phối các sảnphẩm nông nghiệp.Xuất phát từ thực tiễn nên em lựa chọn đề tài tiểu luận “Thực trạngvà giải pháp quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp ở Việt Namhiện nay”.1PHẦN 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP1.1.1.1.1.Vai trò, đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệpVai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dânCung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hộiNông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trongviệc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ởnhững nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nôngnghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản khá lớn và không ngừng tăng,đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó làlương thực, thực phẩm. Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chấtquyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội củađất nước.Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng caothì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả vềsố lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố: sự giatăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.Thực tiễn đã chứng minh, một quốc gia chỉ có thể phát triển kinh tế chừngnào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lươngthực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tếcho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốnvào đầu tư dài hạn.-Phát triển thị trường nội địaNông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn và chủ yếu của sản phẩmtrong nước. Việc tiêu dùng của người nông dân và mạng dân cư nông thôn đốivới hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng [vải, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vậtliệu xây dựng], hàng hóa tư liệu sản xuất [phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ,trang thiết bị, máy móc] là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của2ngành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế. Sự đóng góp này cũngbao gồm cả việc bán lương thực, thực phẩm và nông sản nguyên liệu cho cácngành kinh tế khác.- Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thịKhu vực nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho côngnghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giátrị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnhtranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triểnkinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởivì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốntừ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dânđầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu đượcdo xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quan trọng.-Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụNông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ởhầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêudùng và tư liệu sản xuất. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nôngthôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Pháttriển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăngsức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng,thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm củanông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu, cung cấp ngoại tệ cho nềnkinh tếNông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Cácloại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng3hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để cóngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản.4-Có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trườngNông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triểnbền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môitrường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn.Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâubệnh … làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Quá trình canh tác dễ gây ra xói mòn ởcác triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng… Vìthế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải phápthích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.Cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khácThông qua:Dạng trực tiếp: như nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩunông sản, nhậu khẩu tư liệu sản xuất nông nghiệp. Nguồn thu này được tập trungvào ngân sách nhà nước và dùng để đầu tư cho phát triển kinh tế.Dạng gián tiếp: với chính sách quản lý giá của nhà nước theo xu hướng làgiá sản phẩm công nghiệp tăng nhanh hơn giá nông sản, tạo điều kiện cho giatăng nhanh tích lũy công nghiệp từ “hy sinh” của nông nghiệp.1.1.2. Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệpa. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộcvào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đấtở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệpcũng không giống nhau. Điều kiện thời tiết khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độẩm, ánh sáng v.v… trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với điều kiện hình thànhvà sử dụng đất. Do điều kiện đất đai khí hậu không giống nhau giữa các vùng đãlàm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét. Đặc điểm này đòi hỏi quátrình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đề kinh tế –kỹ thuật sau đây:5– Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông – lâm – thuỷ sản trênphạm vi cả nước cũng như tính vùng để qui hoạch bố trí sản xuất các cây trồng,vật nuôi cho phù hợp.– Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹthuật phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng.– Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từngkhu vực nhất định.b. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thếđược.Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thếđược. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng thêm,nhưng sức sản xuất của ruộng đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thểkhai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của loàingười về nông sản phẩm. Vì thế trong quá trình sử dụng phải biết sử dụng tiếtkiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biệnpháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sảnxuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơnvị sản phẩm.c.Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật nuôi.Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định[sinh trưởng, phát triển và diệt vong]. Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoạicảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đếnsự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng.Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trongbản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chutrình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để chấtlượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc,6bồi dục các giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo ranhững giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từngd.vùng và từng địa phương.Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao.Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Tính thời vụtrong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được, trong quá trình sản xuấtchỉ tìm cách hạn chế nó. Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết – khíhậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đếnnhững mùa vụ khác nhau. Như vậy, tính thời vụ có tác động rất quan trọng đốivới nông dân. Tạo hoá đã cung cấp nhiều yếu tố đầu vào thiết yếu cho nôngnghiệp, như: ánh sáng, ôn độ, độ ẩm, lượng mưa, không khí. Lợi thế tự nhiên đãưu ái rất lớn cho con người, nếu biết lợi dụng hợp lý có thể sản xuất ra nhữngnông sản với chi phí thấp chất lượng. Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất tặngvật của thiên nhiên đối với nông nghiệp đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắcnhững khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng, bón phân, làmcỏ, tưới tiêu v.v… Việc thực hiện kịp thời vụ cũng dẫn đến tình trạng căng thẳngvề lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức lao động hợp lý, cung ứng vật tư –kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp, đồng thời phải coi trọngviệc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm ởnhững thời kỳ nông nhàn.1.2.Quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệpQuản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp là sự quản lý vĩ mô củaNhà nước đối với nông nghiệp thông qua các công cụ kế hoạch, pháp luật và cácchính sách để tạo điều kiện và tiền đề, môi trường thuận lợi cho các hoạt độngsản xuất - kinh doanh nông nghiệp hướng tới mục tiêu chung của toàn nền nôngnghiệp; xử lý những việc ngoài khả năng tự giải quyết của đơn vị kinh tế trongquá trình hoạt động kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phânphối, tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp; điều tiết các lợi ích giữa các vùng,các ngành, sản phẩm nông nghiệp, giữa nông nghiệp với toàn bộ nền kinh tế;7thực hiện sự kiểm soát đối với tất cả các hoạt động trong nền nông nghiệp vàkinh tế nông thôn làm ổn định và lành mạnh hoá mọi quan hệ kinh tế và xã hội...Quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp và quản lý sản xuất –kinh doanh của các đơn vị, các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp là hai kháiniệm khác nhau nhưng có quan hệ biện chứng với nhau. Quản lý Nhà nước vềkinh tế trong nông nghiệp thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện, tiền đề cho quản lý sảnxuất - kinh doanh của đơn vị tiến hành thuận lợi, có hiệu quả. Ngược lại việcquản lý sản xuất kinh doanh tốt vừa thể hiện hiệu lực của quản lý Nhà nước, vừatạo điều kiện phát huy vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đầy đủ hơn và cóhiệu quả hơn, đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn bộ nông nghiệp và nôngthôn. Quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp thừa nhận và tôn trọngquyền tự chủ kinh doanh của các đơn vị, các tổ chức kinh tế, nhưng khôngbuông trôi mà thực hiện việc kiểm soát chúng về mặt Nhà nước, nghĩa là thựchiện việc quản lý Nhà nước đối với các đơn vị và tổ chức kinh tế.1.2.2.Vai trò của việc quản lý kinh tế nông nghiệpTrong nền nông nghiệp hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường XHCNở nước ta hiện nay đòi hỏi việc quản lý Nhà nước đối với ngành nông nghiệpphải xử lý những vấn đề chủ yếu sau đây:Sự vụ lợi cá nhân nảy sinh trong quá trình phát triểnNền nông nghiệp nước ta dựa trên sự đa dạng hình thức sở hữu và tươngứng với nhiều hình thức tổ chức sản xuất thì tất yếu nảy sinh sự quan tâm lợi íchcá nhân. Ở đây các cá nhân và lợi ích cá nhân được hiểu theo nghĩa rộng nhấtbao gồm các chủ thể sản xuất - kinh doanh như các hộ các trang trại, các tổ hợptác, hợp tác xã, các nhà máy chế biến nông sản, các địa phương hay các vùngkhác nhau trên lãnh thổ nông nghiệp cả nước; hoặc cũng có thể là ngành nôngnghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Trong khi theo đuổi những lợi ích riêng, cácđơn vị sản xuất - kinh doanh, các vùng các địa phương hoặc bản thân ngành8nông nghiệp có thể không nhìn thấy lợi ích của đơn vị, của vùng hay của ngànhkhác. Ở mức độ cao hơn, nếu vì lợi ích cá nhân đến mức vi phạm lợi ích ngườikhác; vì lợi ích hiện tại mà làm ảnh hưởng đến lợi ích tương lai thì xuất hiện sựvụ lợi cá nhân. Biểu hiện của xu hướng này là các hoạt động kinh tế chồng chéokhông hiệu quả thậm chí triệt tiêu lẫn nhau, tình trạng khai thác bừa bãi đất đai,tài nguyên và các nguồn lực khác, tình trạng phân tán địa phương chủ nghĩatrong các hoạt động kinh tế... hậu quả của xu hướng này là phá vỡ cân đối cầnthiết trong quá trình phát triển của nông nghiệp và tất yếu nảy sinh các vấn đềxấu về chính trị xã hội ở nông thôn.Để khắc phục những nhược điểm nói trên trong quá trình phát triển nôngnghiệp, cần thiết có bộ phận điều hành vi mô bằng việc hoạch định các chươngtrình, kế hoạch phát triển liên quan đến từng vùng từng địa phương, từng thànhphần kinh tế, từng loại hình doanh nghiệp nông nghiệp; điều tiết các mối quanhệ lợi ích trong quá trình phát triển bằng việc ban hành và việc thực hiện cácchính sách phù hợp, ban hành và thực hiện các luật lệ để xử phạt những đốitượng vi phạm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế ở nông nghiệp và nôngthôn v.v... Như vậy, nếu như không có sự quản lý Nhà nước thì không thể khắcphục được những khuyết tật do thị trường tạo ra trong quá trình phát triển nôngnghiệp nông thôn nước ta.Bảo đảm môi trường thuận lợi và an ninh cho sự phát triển nôngnghiệp và kinh tế nông thônNền nông nghiệp hàng hoá trong cơ chế thị trường chỉ có thể phát triển ổnđịnh trong môi trường kinh tế, chính trị xã hội, đối ngoại thuận lợi và ổn định.Các quan hệ thị trường trong nông nghiệp muốn phát triển được phải trong môitrường ổn định, nhưng mặt trái của cơ chế thị trường lại sinh ra những yếu tốlàm cản trở hay phủ định chính bản thân nó như: vì chạy theo lợi nhuận dẫn đếnviệc huy động và sử dụng nguồn lực không hợp lý [phá rừng trồng cà phê ở TâyNguyên, chuyển đất một vụ lúa sang nuôi cá ở một số vùng tỉnh đồng bằng sông9Cửu Long không có kế hoạch...] vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lợi ích chung dẫntới huỷ hoại môi trường sống; tình trạng phân hoá giàu nghèo, sự chênh lệch vềtrình độ phát triển giữa các vùng nông thôn, các khu vực nông nghiệp có xuhướng ngày càng lớn, tình trạng lũng loạn thị trường bằng việc buôn lậu, hànggiả, kém chất lượng đối với cả vật tư hàng hoá đầu vào cho sản xuất và sảnphẩm đầu ra làm ảnh hưởng tới cả người sản xuất và người tiêu dùng nông sản,thực phẩm trong nước và xuất khẩu v.v... Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố liên quanđến môi trường cho phát triển nông nghiệp, nông thôn như diễn biến bất thườngcủa thời tiết, các loại dịch bệnh, sự kém ổn định chính trị ở các vùng sâu, vùngxa, vùng biên giới v.v... Tất cả những diễn biến phức tạp về môi trường pháttriển của nông nghiệp, nông thôn nói trên chỉ có thể được khống chế những mặttiêu cực, duy trì và phát huy những mặt tích cực thuận lợi nhờ có Nhà nước.Nhà nước đảm nhận những mặt những khâu hay một số hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn bằng thực lực của nền kinh tế NhànướcVai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nông nghiệp không chỉ ở sựđiều tiết, khống chế định hướng bằng pháp luật, bằng các chính sách và bằngđòn bẩy kinh tế mà còn bằng chính thực lực của kinh tế Nhà nước. Trong nôngnghiệp và kinh tế nông thôn, có nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động mà các tổ chứckinh tế không được phép làm hoặc không làm được. Các hoạt động không đượcphép làm là những hoạt động mà Nhà nước không hoặc rất khó kiểm soát nhưngxã hội vẫn cần như sản xuất và lưu thông những sản phẩm có thể gây nguy hiểmcho xã hội; khai thác và đánh bắt bừa bãi tài nguyên rừng, biển, đặc biệt là cácsản phẩm quý hiếm; bảo tồn và xây dựng các khu rừng cấm quốc gia v.v... Cáchoạt động không làm được gồm hai loại. Loại thứ nhất, xuất phát từ lý do vềphía những đơn vị, tổ chức kinh tế trong nông nghiệp [vì những lý do chủ quannhư non ý chí, kém về tri thức, thiếu phương tiện hay thiếu vốn chẳng hạn...] màhọ không hoặc chưa thể làm được. Loại thứ hai xuất phát từ lý do về phía Nhà10nước [phải nắm giữ những khâu hoặc những hoạt động then chốt trong nôngnghiệp, nông thôn...]. Do vậy, cũng như tương tự một số nước khác, trong nềnnông nghiệp nước ta cũng sẽ có một lực lượng doanh nghiệp Nhà nước đảm bảomột số vị trí then chốt để chi phối phương hướng hoặc tạo nên động lực pháttriển cho toàn bộ các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong quá trình hiệnđại hoá và hội nhập quốc tế.1.2.3.Chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệpTrong bất kỳ điều kiện nào thì vai trò to lớn của quản lý Nhà nước về kinhtế trong nông nghiệp cũng chỉ được thể hiện khi nó thực hiện được các chứcnăng chủ yếu sau đây:Định hướng chiến lược cho sự phát triển nông nghiệp cho phù hợptừng giai đoạn phát kinh tế triển đất nướcNông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thốngnhất, có vai trò nhiều mặt về kinh tế và xã hội của đất nước. Việc đảm bảo sựphát triển hài hoà cân đối của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân đòi hỏiphải xác định chiến lược phát triển của ngành phù hợp với chiến lược phát triểncủa toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở xác định chiến lược phát triển, Nhà nước cụthể hoá thành các chương trình, các kế hoạch định hướng phát triển trung hạn vàngắn hạn hàng năm để hướng dẫn sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn,được xây dựng cho toàn bộ nền nông, lâm, ngư, nghiệp ở từng cấp trong bộ máyquản lý Nhà nước. Chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta chủ yếu gồm:Chiến lược dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Chiến lược pháttriển các vùng kinh tế; Chiến lược phát triển khoa học công nghệ; Chiến lượcsản xuất và xuất khẩu v.v...Điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ nông nghiệp, nông thôn vàgiữa nông nghiệp, nông thôn với phần còn lại của nền kinh tếTrong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá dựa trên trình độ xã hội hoásản xuất hàng hoá ngày càng cao, các mối quan hệ kinh tế trong nội bộ nôngnghiệp nông thôn cũng như giữa nông nghiệp nông thôn với phần còn lại củanền kinh tế, thậm chí với nền kinh tế khu vực và quốc tế, ngày càng phát triểnrộng rãi và đa dạng. Sự hình thành và phát triển các mối quan hệ kinh tế đó có11thể là phù hợp với mục tiêu của sự phát triển, lại cũng có thể không phù hợp vàthậm chí xa lạ với bản chất kinh tế xã hội tốt đẹp của đất nước. Trong điều kiệnnhư vậy Nhà nước phải thực hiện chức năng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tếđó phát triển phù hợp bằng các biện pháp khuyến khích, hạn chế hoặc cấm đoán.Nhà nước cần điều chỉnh bằng luật sao cho sự phát triển đa dạng hoá sở hữu ởmức độ phù hợp, hoặc cần điều chỉnh bằng cách giúp đỡ, tạo môi trường thuậnlợi để các quan hệ này phát triển một cách tối ưu, hiệu quả và cần hướng dẫn đểcác quan hệ này được thực hiện một cách công bằng...Hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã dịchvụ và các loại hình tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp, nông thôn pháttriểnChuyển sang kinh tế thị trường, hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinhtế tự chủ trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, kinh tế trang trại dần hìnhthành và phát triển. Với việc xác định lại vai trò của hộ kinh tế như vậy, hợp tácdần dần đổi mới để chuyển sang dịch vụ cho kinh tế hộ và kinh tế trang trại.Trong một số doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất và chế biến thuộc sởhữu Nhà nước thực hiện đổi mới bằng cách từng bước chuyển sang công ty cổphần... Có thể nói việc thay đổi cách thức làm kinh tế cho phù hợp với nhữngyêu cầu của cơ chế mới, là cơ hội phát triển đồng thời cũng có nhiều thách thức.Do vậy chuẩn bị, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nhân và các loại hình kinh tế tự chủnói trên của nông nghiệp, nông thôn bước vào thương trường thành công là chứcnăng trọng yếu của quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp nước ta.Bổ sung những vị trí cần thiết, nắm giữ những vị trí then chốt củanông nghiệp và kinh tế nông thôn bằng lực lượng kinh tế Nhà nước.Trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, những vị trí cần thiết và nhữnghoạt động then chốt thường không nhiều, có thể nằm ở một số lĩnh vực như khaihoang phục hoá, xây dựng hạ tầng nông thôn, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn,cấm rừng, phòng hộ rừng, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến xuất khẩuv.v... Việc xác định vị trí nào là cần thiết và hoạt động nào là then chốt Nhànước cần nắm lại tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại12thương của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và hộinhập quốc tế.Quản lý nhà nước đối với nông nghiệp thực hiện chức năng nói trên bằngchính lực lượng kinh tế Nhà nước. Tuỳ theo tầm quan trọng của từng vị trí haynhững hoạt động then chốt mà việc điều tiết của Nhà nước được thực hiện theocác cách khác nhau: Thành lập doanh nghiệp nhà nước để thực hiện nhiệm vụnhà nước giao, tham gia hoặc nắm giữ cổ phần ở những mức độ khác nhau trongcác công ty cổ phần. Trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay, chuyểnmột bộ phận doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần bằng việc thực hiệncổ phần hoá thực chất là việc rút bớt lực lượng kinh tế Nhà nước ra khỏi vị tríkhông cần thiết hay những hoạt động không phải là then chốt của nông nghiệp,nông thôn.1.3.Hệ thống công cụ quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp1.3.1. Khái niệmHệ thống công cụ quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp đượchiểu là toàn bộ những phương tiện mà Nhà nước sử dụng theo những phươngthức nhất định nhằm định hướng khuyến khích và phối hợp các hoạt động kinhtế để đưa nông nghiệp đạt tới mục tiêu. Nói một cách khác, có thể hiểu hệ thốngcông cụ quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp là toàn bộ nhữngphương tiện cần thiết mà nhờ đó các cơ quan và các cán bộ quản lý kinh tế cáccấp sử dụng để điều tiết, hướng dẫn, khuyến khích, phối hợp... các hoạt độngcủa tập thể và cá nhân trong các lĩnh vực khác nhau của ngành nông nghiệphướng tới mục tiêu chung.1.3.2. Phân loạiĐể nhận biết và lựa chọn công cụ quản lý Nhà nước phù hợp cho việcquản lý đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền nông nghiệp, cầnthiết phải phân loại các công cụ theo các tiêu chí khác nhau. Có thể thực hiệnviệc phân loại nói trên theo một số tiêu chí chủ yếu sau đây:1.3.2.1.Theo nội dung và tính chất tác động của công cụ quản lýTheo tiêu chí này, các công cụ quản lý Nhà nước đối với nông nghiệpbao gồm:13- Pháp luật kinh tế: Đây là loại công cụ tác động mang tính chất bắt buộc,quy định xác định hành lang vận động cho đối tượng quản lý, dựa trên cơ sởchức năng quản lý và uy quyền của Nhà nước.- Công cụ kế hoạch: Là loại công cụ mà Nhà nước sử dụng nhằm địnhhướng sự phát triển của các lĩnh vực, các vùng, các phân ngành cũng như toànbộ nền nông nghiệp nói chung.- Chính sách phát triển kinh tế: Là những công cụ có tính chất kích thích,khuyến khích hoặc nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế. Chính sách kinh tế baogồm các chính sách kinh tế cụ thể khác nhau được Nhà nước sử dụng kết hợpvới nhau tạo nên lực tác động tổng hợp tới quá trình tăng trưởng và phát triểncủa nông nghiệp.1.3.2.2. Theo phạm vi tác động của công cụ quản lýNgười ta có thể nhận dạng các công cụ quản lý vĩ mô và các công cụ quảnlý vi mô theo phạm vi tác động của nó.- Công cụ quản lý vĩ mô [hay công cụ quản lý Nhà nước] đối với nôngnghiệp là những công cụ được sử dụng để quản lý toàn bộ nền nông nghiệp baogồm Pháp luật kinh tế, kế hoạch phát triển ngành hay các chương trình dự ánphát triển, các chính sách kinh tế vĩ mô.- Các công cụ quản lý vi mô [hay các công cụ quản lý trong nội bộ đơn vịkinh tế] là những công cụ được sử dụng để quản lý các hoạt động trong đơn vịhay tổ chức kinh tế, bao gồn kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp đồng kinh tế, kếhoạch tài vụ, hạch toán kế toán v.v...1.3.2.3. Theo lĩnh vực tác động của công cụ quản lýCác công cụ quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và đối với nôngnghiệp nói riêng có thể được phân loại theo thời gian tác động lâu dài hoặc thờigian tác động ngắn. Những công cụ quản lý có thời gian tác động lâu dài gồm cóluật pháp kinh tế, các chiến lược phát triển, chính sách phát triển kinh tế hànghoá nhiều thành phần trong nông nghiệp, nông thôn... Những công cụ quản lý cóthời gian tác động ngắn hạn thường gắn với các quy định tạm thời về quản lýcủa các cấp, các biện pháp chính sách mang tính chất tình thế, các công cụ quảnlý vi mô.141.3.3. Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp1.3.3.1.Pháp luật kinh tế quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp-Vai trò của pháp luật kinh tế trong quản lý Nhà nước đối với nông nghiệpXác lập cơ sở pháp lý, bảo vệ và hỗ trợ hình thành phát triển cơ chế thị trường-trong nông nghiệp nông thôn.Xác lập trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh cho nông nghiệp.Bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế tham gia vào các quan hệ kinhtế trong nông nghiệp nông thôn.Đặc điểm của pháp luật kinh tế trong quản lý Nhà nước đối với nông nghiệpMột là, công cụ pháp luật kinh tế có sức mạnh quyền uySức mạnh quyền uy của công cụ pháp luật kinh tế là sự kết hợp giữa sứcmạnh quyền uy khách quan và quyền uy Nhà nước. Nội dung của pháp luậtkinh tế chính là những mối quan hệ, những lợi ích kinh tế khách quan được xãhội thừa nhận và bảo vệ dưới dạng ý chí của Nhà nước. Sức mạnh quyền uycủa pháp luật kinh tế nằm ngay trong nội dung của pháp luật và phụ thuộc vàotính chính xác của nội dung dó. Sự cưỡng chế của Nhà nước mang tính quyềnuy chỉ xuất phát từ yêu cầu bảo vệ pháp luật dưới dạng răn đe, do vậy có tácdụng nâng cao hiệu lực của công cụ pháp luật kinh tế.Hai là, Quản lý bằng pháp luật đảm bảo tính phổ biến và công bằngPháp luật kinh tế điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, nhưng không phảitất cả mà chỉ những quan hệ kinh tế cơ bản nhất, quan trọng nhất và khái quátnhất. Hơn nữa pháp luật kinh tế cũng chỉ liên quan đến tất cả các đối tượng nóichung khi tham gia vào các quan hệ kinh tế chứ không phải cho từng đối tượngriêng lẻ. Trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng và có cơ hội ngang nhau đểphát triển kinh tế.Ba là, Quản lý bằng pháp luật kinh tế là sự tác động điều chỉnh mangtính chất gián tiếp.Tính chất gián tiếp thể hiện ở chỗ luật chỉ đưa ra các điều kiện giả định đểquy định quyền và nghĩa vụ cho các hoạt động kinh tế; đưa ra các quy phạmđược phép hay không được phép trong các hoạt đọng kinh tế trong lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn, còn các chủ thể kinh tế lựa chọn, tự quyết định hànhđộng trong khuôn khổ của những điều kiện và phạm vi đã xác định của luật.15Vai trò của công cụ kế hoạchVai trò của công cụ kế hoạch trong quản lý Nhà nước đối với nông nghiệpthể hiện trên các mặt sau đây:Một là, cho phép chủ thể quản lý cũng như mọi bộ phận trong hệ thốngquản lý nhận thức thống nhất về hướng đi, cách đi thich hợp để nhanh chóng đạttới mục tiêu. Trên cơ sở thống nhất nhậ thức mà hoạt động của mọi cấp, mọi bộphận, mọi tổ chức tự giác, chủ động và thống nhất trong hàng động thực tiễn.Hai là, kế hoạch còn giúp cho các nhà quản lý chủ động thích ứng vớinhững thay đổi trong quá trình phát triển của thực tiễn do có những dự đoántrước; chủ động tạo ra những biến đổi có lợi cho quá trình phát triển; hướng cácnhà quản lý tập trung vào những nhiệm vụ trọng yếu...Ba là, kế hoạch còn là một căn cứ để tổ chức bộ máy quản lý, kiểm tra vàđánh giá hiệu quả của các hoạt động quản lý ở các cấp, các địa phương và toànngành.Những yêu cầu cơ bản đối với công cụ kế hoạch phát triển nông nghiệp, nôngthôn trong cơ chế thị trườngThứ nhất, các kế hoach phải đảm bảo tính khoa học.Hiệu quả quản lý của công cụ kế hoạch phụ thuộc rất lớn vào tính sát thựctính hợp lý và khoa học của nó. Do vậy khi xây dựng kế hoạch phải chú trọngviệc nghiên cứu và vận dụng các nguyên lý về kế hoạch hoá và điều kiện cụ thểcủa nông nghiệp nông thôn; phân tích rõ thực trạng cũng như tiềm năng về tàinguyên đất đai, cũng như lao động, tiền vốn, công nghệ và kỹ thuật có thể huyđộng; tham khảo kinh nghiệm của địa phương khác hoặc nước khác. Nghĩa làphải gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch.Thứ hai, gắn kế hoạch với thị trường.Yêu cầu này đòi hỏi phải được đáp ứng cả trong xây dựng và thực hiện kếhoạch. Trong xây dựng kế hoạch phát triển cần coi nhu cầu thị trường là điểmxuất phát của kế hoạch, các chủ thể quản lý không nên tuyệt đối hoá kế hoạchtrong suy nghĩ và hành động dẫn đến hạn chế tính sáng tạo, linh hoạt và mền dẻotrong hoạt động quản lý và điều hành. Tuyệt đối hoá kế hoạch, thậm chí đặt đốilập kế hoạch với thị trường mà không gắn kế hoạch với thị trường là xa lạ với cơchế quản lý mới trong nông nghiệp nước ta hiện nay.16Thứ ba, chuyển từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch hướng dẫn là chủyếu.Các kế hoạch khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đếu có dấu ấnquyền uy của nhà nước, do vậy chứa đựng tính chất khống chế. Tính chất khốngchế này thể hiện bằng các chỉ tiêu mục tiêu, quy mô, tốc độ, định mức... Trongquá trình phát triển thực tế, nền nông nghiệp luôn chịu chi phối bởi nhiều yếu tốthường xuyên biến động. Tình hình trên phải đòi hỏi giảm tính pháp lệnh, tăngcường tính hướng dẫn của các kế hoạch phát triển nông nghiệp. Muốn vậy, cáckế hoạch chỉ cần bao gồm những chỉ tiêu cần thiết đủ định hướng cho sự pháttriển nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra các kế hoạch cần bao gồm những yếu tốmở để khuyến khích tính năng hoạt động của người thực hiện.Thứ tư, tăng cường chất lượng các hoạt động tiền kế hoạch.Để đảm bảo tính sát thực của các kế hoạch, chủ thể quản lý phải coi trọngvà tăng cường chất lượng các hoạt động tiền kế hoạch như điều tra khảo sát,nghiên cứu thăm dò để đưa ra các dự báo có căn cứ khoa học về nguồn lực, thịtrường ngoài và trong nước, sự phát triển tiến bộ khoa học công nghệ v.v...Những hoạt động tiền kế hoạch càng được coi trọng và có chất lượng cao là căncứ cho việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển nông nghiệp có kếtquả.Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch, cần phân địnhrõ chức năng kế hoạch của Nhà nước các cấp và kế hoạch sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp nông nghiệp. Bộ máy hoạt động ở các cấp cần được xâydựng theo hướng tinh giản, linh hoạt và có hiệu quả cao.1.3.3.2.Chính sách kinh tếPhân loại các chính sách nông nghiệp- Theo nội dung, có thể phân loại các chính sách theo cách gọi tên cụ thểnhư: chính sách đầu tư vốn, chính sách tín dụng, chính sách ruộng đất...- Theo lĩnh vực, có thể phân loại thành các nhóm chính sách nông nghiệpthuộc lĩnh vực tài chính [thuế, đầu tư, trợ cấp sản xuất...]; lĩnh vực tiền tệ [giácả. lãi xuất v.v...]; lĩnh vực xuất, nhập khẩu [ chính sách thuế, hạn ngạch, tỷ giáhối đoái...].- Theo quan hệ của chính sách đối với quá trình sản xuất, có thể phânthành các chính sách đầu vào[đầu tư, vật tư, trợ giá khuyến nông...]; các chính17sách đầu ra [thị trường và giá cả, chính sách xuất khẩu...]; các chính sách về tổchức quá trình sản xuất [chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nôngthôn, chính sách đổi mới cơ cấu quản lý...].Một số chính sách kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp nước taHiện nay Nhà nước ta đang sử dụng một hệ thống các chính sách tác độngtrực tiếp tới sự phát triển của nông nghiệp, có thể kể đến một số chính sách chủyếu sau đây:+ Chính sách ruộng đất+ Chính sách đầu tư+ Chính sách tín dụng+ Chính sách giá cả thị trường+ Chính sách xuất khẩu nông sản+ Chính sách khuyến nông+ Chính sách đổi mới cơ cấu nông nghiệp, nông thônPhương pháp phân tích kinh tế các chính sách trong nông nghiệp, ýnghĩa của phân tích kinh tế các chính sách nông nghiệpMọi chính sách kinh tế đều thể hiện vai trò và chức năng của mình trongsự tác động vào quá trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tuynhiên, từng chính sách riêng biệt lại có phương hướng tác động và mục tiêu cầnđạt khi áp dụng chính sách khác nhau. Do vậy, cần phân tích và chỉ ra phươnghướng, mức độ tác động của mỗi chính sách vào quả trình phát triển làm cơ sởcho việc đánh giá, điều chỉnh các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả tác độngcủa chúng. Mặt khác mỗi chính sách riêng biệt chỉ tác động vào từng mặt, từngbộ phận của nền nông nghiệp, tạo ra những kết quả riêng biệt về kinh tế và xãhội của nông nghiệp, nông thôn. Việc phân tích kinh tế các chính sách nôngnghiệp là cơ sở cho các quyết định về việc sử dụng các chính sách trong từnggiai đoạn phát triển nhất định. Khi nền nông nghiệp nước ta đang từng bướcchuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, chúng ta sẽ phải sử dụng ngàycàng phổ biến các công cụ quản lý nền kinh tế thị trường [trong đó có các chínhsách kinh tế]. Các chính sách kinh tế của nền kinh tế thị trường một mặt thúcđẩy nền kinh tế phát triển, nhưng mặt khác nó cũng gây ra những hậu quả vềmặt xã hội không thể chấp nhận được dưới chủ nghĩa xã hội. Việc phân tích các18chính sách về các phương diện kinh tế, xã hội là đòi hỏi khách quan để giữ vữngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nông nghiệp nước ta.Phương pháp phân tích định tínhMỗi chính sách kinh tế cụ thể sử dụng trong nông nghiệp thường cónhững tác động đối với một hoặc một số mặt sau đây của môi trường kinh tế:- Làm tăng hoặc giảm giá đối với người sản xuất.- Làm tăng hoặc giảm giá đối với người tiêu dùng- Làm tăng hoặc giảm sản lượng [dịch chuyển đường cung]- Làm tăng hoặc giảm tiêu dùng [dịch chuyển đường cầu].19Bảng 1.1. Một số chính sách kinh tế cụ thể và tác động của chúng tới môitrường kinh tếCác chính sách kinh tế cụ thể-Thuế tại cửa khẩuThuế trên thị trườngHạn ngạch xuất khẩuQuản lý giá và trợ giáBiến động của tỷ giá hối đoáiĐầu tư vào cơ sở hạ tầng [vận chuyển,chế biến…]Hướng tác độngTác động lên giá đối với ngườisản xuất và người tiêu dùngLàm dịch chuyển đường cung-Thay đổi công nghệĐầu tư cho sản xuấtThay đổi giá hay lợi nhuận của câytrồng cạnh tranh nhauThuế hoặc trợ giá với vật tư đầu vàoLàm dịch chuyển đường cầu-Thay đổi giá của sản phẩm thay thếhoặc bổ xungCác biện pháp tăng thu nhậpChính sách dân sốNhững tác động của chính sách kinh tế cụ thể làm thay đổi một hoặc mộtsố mặt của môi trường kinh tế, từ đó kéo theo sự thay đổi trong việc phân bố cácyếu tố nguồn lực và tạo ra sự tác động vào các mục tiêu chính trị. Đây là điểmquan trọng trong cơ chế tác động của một chính sách kinh tế nông nghiệp cầnphải nắm vững khi phân tích định tính.20PHẦN IITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY2.1. Hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt NamHệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam là tổng thể quan hệ sản xuất trongnông nghiệp, biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, nhữnghình thức tiêu dùng các sản phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức sảnxuất, trao đổi, phân phối và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước đối với toànbộ nền nông nghiệp. Nói cách khác, hệ thống kinh tế nông nghiệp là tổng thể cácquan hệ kinh tế trong nông nghiệp.Đặc trưng của hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt NamThứ nhất, Là hệ thống kinh tế nông nghiệp mang tính hỗn hợp với nhiềuhình thức sở hữu rất đa dạng: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá thểtư nhân và sở hữu hỗn hợp.Sở hữu Nhà nước:Là loại hình sở hữu tạo nòng cốt cho toàn bộ hệ thống kinh tế nông-nghiệp, có vai trò dẫn dắt và định hướng sự phát triển của toàn bộ ngành nôngnghiệp, thể hiện ở hiệu quả hoạt động, vai trò đầu tầu lôi kéo, liên kết các bộphận kinh tế khác phát triển đạt hiệu quả cao. Trong nông nghiệp nước ta hiệnnay, sở hữu Nhà nước biểu hiện dưới hai hình thức chủ yếu:Một là, các doanh nghiệp nông nghiệp 100% vốn Nhà nước, bao gồm cảcác doanh nghiệp quốc phòng - kinh tế thuộc các lĩnh vực sản xuất, chế biến vàdịch vụ, một số thuộc Trung ương và số còn lại thuộc các địa phương quản lý.Hai là, cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hoá. Tuỳ theotính chất doanh nghiệp trong từng ngành hàng nông sản, thực phẩm, chủ yếu lànhững ngành sản xuất xuất khẩu, cổ phần Nhà nước sẽ có tỷ lệ cao, thấp khácnhau.-Sở hữu tập thể:Là bộ phận hợp thành chế độ sở hữu, có quan hệ mật thiết với các loạihình sở hữu khác. Kinh tế tập thể tồn tại và phát triển lâu dài trong nông nghiệplà tất yếu khách quan ở mọi nước nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho kinh tế hộ, kinh tế21trang trại phát triển và hợp tác, liên kết với kinh tế Nhà nước để nâng cao hiệuquả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nông nghiệp, hình thức biểu hiện củasở hữu tập thể rất đa dạng. Về giá trị, vốn thuộc sở hữu tập thể của hợp tác xãhay của các hình thức hợp tác gồm vốn cổ phần sáng lập, cổ phần vốn góp, phầnlợi nhuận kinh doanh trích lập quỹ phát triển sản xuất [nếu có]. Về hiện vật, tàisản thuộc sở hữu tập thể cũng đa dạng gồm công trình tưới tiêu của tập thể, cáctrang thiết bị và trụ sở làm việc, các máy móc hay tài sản cố định mua sắm...Sở hữu cá thể tư nhân:Trong nền nông nghiệp nước ta, sở hữu cá thể tư nhân đã tồn tại và phát-triển ở những mức độ khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Trong thời kỳ đổi mới,sở hữu cá thể tư nhân trong nông nghiệp được khuyến khích phát triển. Hiện naycả nước có 9,3 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó chỉ có 5% do doanh nghiệpNhà nước đảm nhận kinh doanh, số còn lại do dân làm dưới hình thức kinh tế hộvà kinh tế trang trại. Ngoài đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, được Nhà nước giaosử dụng lâu dài, các hộ và các trang trại tự mua sắm máy móc, thiết bị, các côngcụ cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh. Các tư liệu sản xuất nói trên thuộc sở-hữu của bản thân kinh tế hộ và kinh tế trang trại.Sở hữu liên kết:Là loại hình sở hữu phổ biến và phát triển rất đa dạng cùng với sự pháttriển của sản xuất hàng hoá nông nghiệp, dựa trên trình độ phát triển ngày càngcao của lực lượng sản xuất. Hình thức biểu hiện của sở hữu liên kết là rất phongphú, có thể dưới các dạng chủ yếu sau đây:+ Liên kết đồng sở hữu.+ Liên kết dựa trên nền tảng sở hữu Nhà nước.+ Sở hữu của công ty cổ phần nông nghiệp+ Sở hữu của công ty theo mô hình công ty mẹ, công ty con.+ Sở hữu liên kết theo mô hình tập đoàn kinh tế.Thứ hai, Tương ứng với các hình thức sở hữu nói trên sẽ hình thành vàphát triển nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng và năng động.Các doanh nghiệp nông nghiệp 100% vốn Nhà nước; các công ty cổ phầncó tỷ lệ cổ phần Nhà nước cao thấp khác nhau; các hợp tác xã và các hình thức22kinh tế hợp tác đa dạng của nông dân như tổ đoàn kết sản xuất, câu lạc bộ sảnxuất; các hội nghề như hội nuôi ong, hội nuôi cá; các doanh nghiệp tư nhân gồmkinh tế hộ, kinh tế trang trại. Các hình thức liên kết, liên doanh tự nguyện giữacác tổ chức kinh tế sẽ được thực hiện tuỳ thuộc trình độ đạt được của lực lượngsản xuất nông nghiệp ở từng thời kỳ và từng địa phương nhất định. Trong cáchình thức tổ chức sản xuất phát triển đa dạng đó thì các nông hộ và các trang trạinông, lâm, thuỷ sản được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ, đơn vị cơ sởcủa hệ thống kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần.Thứ ba, Tất cả các chủ thể kinh tế trong hệ thống đều tự do kinh doanhtheo pháp luật, có quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật.Hệ thống pháp luật của Nhà nước gồm các bộ luật chủ yếu như Luậtdoanh nghiệp tư nhân, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật công ty, Luật hợp tácxã ...sẽ dần hoàn thiện theo hướng không phân biệt đối xử với các chủ thể kinhtế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong nông nghiệp. Các chủthể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau vừa cạnh tranh vừa liên kết hợp tácvà phát triển đạt trình độ xã hội hoá ngày càng cao.Thứ tư, Về chế độ quản lý hệ thống kinh tế nông nghiệp.Việc điều hành các hoạt động kinh tế nông nghiệp sẽ hạn chế tối đa nhữngmệnh lệnh hành chính, đảm bảo vận hành nền nông nghiệp chủ yếu theo nguyêntắc thị trường, tức là vận hành chủ yếu theo sự hướng dẫn của các quy luật giátrị, quy luật cung, cầu, quy luật cạnh tranh ...kết hợp với các kế hoạch địnhhướng và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Mọi yếu tố đầu vào củasản xuất và đầu ra của sản phẩm nông nghiệp đều phải đi vào thị trường. Nhưvậy trong tương lai, nông nghiệp và nông thôn nước ta sẽ dần hình thành ngàycàng đầy đủ một hệ thống thị trường thông suốt và thống nhất, không chỉ có thịtrường hàng hoá và dịch vụ mà còn có cả thị trường vốn, kỹ thuật, lao động,chứng khoán [mức phát triển cao của thị trường vốn trong nông thôn],... Với sựtự do hoá giá cả thị trường, có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, sẽ làm cho thịtrường phát huy đầy đủ vai trò thúc đẩy toàn bộ nền nông nghiệp nước ta pháttriển với tốc độ nhanh và có hiệu quả cao.232.2. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp2.2.1. Vai trò của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệpBộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp là một hệ thốngcơ quan quyền lực các cấp từ Trung ương đến địa phương, chịu trách nhiệm trựctiếp hoặc gián tiếp quản lý nền nông nghiệp ở tầm vĩ mô.Vai trò của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp thểhiện ở chỗ:Thứ nhất, với tính chất là chủ thể quản lý ngành nông nghiệp, bộ máyquản lý là không thể thiếu được. Bộ máy quản lý tinh gọn và có hiệu lực quản lýcao là nhân tố thúc đẩy nông nghiệp phát triển.Thứ hai, chỉ có thông qua bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trongnông nghiệp thì Nhà nước mới thực hiện được vai trò điều khiển nền nôngnghiệp phát triển hiệu quả, ổn định và công bằng xã hội, cũng như thực hiệnđược định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển nông nghiệp.Thứ ba, các công cụ quản lý, kể cả bộ máy quản lý đều do con người tạora. Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp với đội ngũ cán bộđủ phẩm chất năng lực quản lý sẽ phát huy sức mạnh của các công cụ quản lýkhác.2.2.2. Đổi mới bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệpSự cần thiết phải đổi mớiTừ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường, chúng taphải từng bước đổi mới các công cụ quản lý, trong đó bao hàm cả việc đổi mớibộ máy quản lý Nhà nướcvề kinh tế trong nông nghiệp, là một tất yếu kháchquan.Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp không phải là bộmáy quản lý kinh doanh, nó thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền nôngnghiệp cũng như những vấn đề có liên quan đến toàn bộ đời sống kinh tế – xãhội nông thôn như: giải quyết công ăn việc làm, nạn thất nghiệp, giá cả nôngsản, tỷ giá cánh kéo... Một trong những vấn đề lớn nhất cần được làm sáng tỏ vềlý luận và thực tiễn là không được nhầm lẫn giữa các chức năng quản lý Nhà24nước với chức năng quản lý kinh doanh. Do có sự nhầm lẫn trên nên còn tìnhtrạng các đơn vị cơ sở, các tổ chưc kinh tế quốc doanh đều nằm trong bộ quản lýchủ quản, chịu sự điều hành của bộ chủ quản trong kinh doanh, nhưng các điềukiện để tiến hánh kinh doanh thì hầu như không nằm trong tay bộ chủ quản màthuộc Bộ thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ - Môi trường...Thực hiện quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp đang từng bướcchuyển sang cơ chế thị trường, bằng bộ máy quản lý được hình thành trong thờibao cấp hiện vẫn còn nhiều nấc trung gian, nhiều chức năng quản lý còn chồngchéo, bộ máy cồng kềnh kém hiệu lực, đã gây nhiều cản trở cho quá trình đổimới và phát triển nông nghiệp.Tất cả các tình hình tên đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý Nhànước về kinh tế trong nông nghiệp nước taNhững phương hướng đổi mới bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tếtrong nông nghiệp nước taPhương hướng đổi mới bộ máy Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệpnước ta cần đạt những yêu cầu: Bộ máy gọn nhẹ và đạt hiệu lực quản lý cao.Để đạt những yêu cầu trên, trước hết cần sắp xếp lại bộ máy theo tinh thầnquản lý Nhà nước vĩ mô, xoá bỏ những tổ chức không có chức năng, tinh giảnnhững khâu trung gian, chồng chéo bất hợp lý, xoá bỏ những tổ chức can thiệptrực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các đơn vị cơ sở các tổ chức kinh tế.Trước mắt cần xoá bỏ tình trạng doanh nghiệp có ngành hoặc cấp chủquản hiện nay. Thứ hai, xác định đúng vị trí và chức năng của từng bộ phậntrong hệ thống bộ máy nhà nước quản lý nông nghiệp và mối quan hệ giữachúng như: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vàcác Bộ khác.Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có nhiệm vụ quyết định nhữngvấn đề quan trọngcủa đất nước; ban hành các đạo luật; thông qua kế hoạch pháttriển kinh tế... và những vấn đề lớn khác có liên quan đến nông nghiệp.25

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề