Ca sĩ nhạc dân caviệt nam là ai?

Mặc cho sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thể loại âm nhạc hiện đại nhưng nhạc dân ca Việt Nam vẫn được đông đảo khán giả Việt Nam yêu thích. Sau đây Thu Âm Việt sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các dòng nhạc dân ca ở 3 vùng miền ở Việt Nam và các ca sĩ hát nhạc dân ca được yêu thích nhất hiện nay.

Bạn đang xem: Tên các bài hát dân ca việt nam

Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, hiện vẫn đang được sáng tác. Âm nhạc này có nhiều làn điệu từ khắp các miền cộng đồng người, thể hiện qua có nhạc hoặc không có nhạc của các dân tộc Việt Nam. Do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục. Trong sinh hoạt cộng đồng người quần cư trong vùng đất của họ, thường trong làng xóm hay rộng hơn cả một miền. Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình dân, sát với cuộc sống lao động mọi người thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người. Tuy nhiên mỗi tỉnh thành của Việt Nam lại có âm giọng và ca từ khác nhau nên dân ca cũng có thể phân theo tỉnh nhưng gọi chung cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung của miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.

Hồ Văn Cường - Quán quân thần Tượng Âm Nhạc Nhí 2016

Ngoài ra để có một giọng hát nhạc Dân ca hay bạn có thể tham khảo bài viết với đây:

2. Phân định Dân ca theo vùng miền

Để phân định và gọi theo vùng miền hay từng tỉnh thì người ta phân định bằng "ca từ", bằng "âm giọng" bằng cách "nhấn nhá", "luyến láy", "ngân nga", "rê giọng",... mà chỉ ở vùng miền này có thể hát hay từng tỉnh có thể hát được. Tuy chữ đọc thì giống nhau nhưng âm khi phát ra thì khác nhau chút đỉnh mà những nơi khác không dùng hay cách nhấn nhá, luyến láy của địa phương đó mà nơi khác không hát.Một số ca khúc dân ca nổi tiếng ở 3 vùng miền:

Dân ca Bắc bộ có những bài nổi tiếng như: "Bà Rằng bà Rí", "Ba quan", "Bèo dạt mây trôi", "Cò lả", "Cây trúc xinh", "Trống cơm",...Dân ca Trung bộ có những bài nổi tiếng như: "Lý mười thương", "Lý thương nhau", "Hò đối đáp ", "Hát ví, Dặm..", "Đi Cấy",...Dân ca Nam bộ có những câu ca, bài nổi tiếng như: "Ru con", "Lý đất giồng",...

3. Chức năng của nhạc dân ca

Chức năng giáo dục

Dân ca giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị nghệ thuật của con người ở mỗi vùng quê. Dân ca giáo dục tình cảm và thẩm mĩ cho trẻ. Đó là những điều hay lẽ phải, cách ứng xử giao tiếp với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh. Ngoài ra còn là nền tảng phát triển đạo đức, những bài hát có ca từ dễ thuộc, giai điệu mềm mại, trữ tình có ảnh hưởng nhất định tới trẻ tạo những cảm xúc tương ứng. Những bài dân ca có giai điệu nhẹ nhàng bay bổng cũng tạo cho trẻ biết cách diễn đạt ngôn ngữ hơn còn những bài có tiết tấu sinh động, rộn ràng, lời ca rắn rỏi, mạnh mẽ sẽ tạo cho trẻ phát huy những tình cảm thẩm mĩ và lành mạnh.

Chức năng lao động

Dân ca là một thể loại ca hát dân gian, chủ yếu bắt nguồn từ môi trường nông ngư nghiệp ở các vùng nông thôn. Cũng có thể bắt nguồn từ một cá nhân có năng khiếu dệt nhạc vào một bài ca dao [thơ dân gian]. Từ môi trường nông ngư nghiệp đó, dân ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao tác lao động trên cạn như: ru em, xay lúa, giã gạo, tát nước, kéo gỗ…, trên sông nước thì có hò chèo thuyền, kéo lưới… làm bớt đi sự căng thẳng mệt mỏi trong quá trình lao động, đồng thời khiến cho tinh thần của người lao động hưng phấn hơn, giúp cho quá trình lao động được năng xuất hơn, đạt kết quả cao hơn.

Chức năng sinh hoạt

Được sản sinh trong môi trường diễn xướng, qua những buổi lao động sinh hoạt cộng đồng trên đồng ruộng, bãi lúa, ven sông, những buổi hội làng, tính ngẫu hứng đầy thẩm mỹ của dân ca thực sự chỉ được thể hiện trọn vẹn khi đưa vào môi trường diễn xướng dân ca. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ngoài lao động người dân còn tổ chức hội hè đình đám trong, những lúc nông nhàn. Có thể thấy rõ chức năng sinh hoạt trong các thể loại hát Ví, hát Quan họ, Trống quân, Giặm, hát Lý, hát Đúm…

Chức năng nghi lễ

Dân ca nghi lễ thường gắn liền với lễ hội. Để phục vụ cho nghi thức lễ hội, nhiều địa phương đã sáng tạo nên những điệu hát múa cho phù hợp như hát Chầu văn, hát Cửa đình [cửa đền] đây là hình thức hát ca trù phục vụ cho nghi lễ thờ phụng thánh thần ở các đình hay đền làng sở tại. Có thể nói hát cửa đình là hình thái được ưa chuộng nhất trong xã hội thời phong kiến do các tập tục tế lễ thánh thần là một nhu cầu quan trọng không thể thiếu trong đời sống của các cộng đồng cư dân nông nghiệp. Trải qua thời gian thứ âm nhạc trong nghi thức, nghi lễ đó đã dần nâng tầm nghệ thuật

Chức năng nghệ thuật

Trên thực tế các chức năng đều chứa đựng yếu tố nghệ thuật. Tuy nhiên, trải qua thời gian với sự sàng lọc tinh hoa của dân tộc, một số thể loại dân ca đã phát triển vượt ra khỏi khuôn khổ đất nước Việt Nam ta như Hò Huế, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, thể loại sân khấu Tuồng, Chèo, cải lương để đến với thế giới và được bạn bè quốc tế yêu thích. Ngoài ra cũng đã có những điệu dân ca đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại như: dân ca Ví giặm của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Dân ca Quan họ của Bắc Ninh.

4. Danh sách các ca sĩ hát nhạc Dân ca hay

Ca sĩ Bùi Thủy

Tuổi thơ cơ cực ở vùng quê lúa Thái Bình đã giúp nữ ca sĩ trẻ Bùi Thúy thấu hiểu hơn ai hết những mất mát, khó khăn mà người dân miền Trung phải gánh chịu khi cơn bão đi qua.

Đối với những ai yêu thích dòng nhạc quê hương, có lẽ Bùi Thúy không phải là cái tên xa lạ. Cô gái quê Thái Bình gây ấn tượng từ cuộc thi Sao mai 2015 tiếp tục tạo sức hút với màn trình diễn xuất sắc trong “Tuyệt đỉnh song ca” năm 2016.

Dù không giành được danh hiệu quán quân nhưng Bùi Thúy đã trở thành cái tên được hàng triệu khán giả yêu mến.

Ca sĩ nhạc dân ca Bùi Thủy

Ca sĩ Sao Mai Hương Ly

Sở hữu chất giọng nữ cao [soprano] đẹp cùng kỹ thuật thanh nhạc chắc chắn, Sao mai Hương Ly đã gây được ấn tượng mạnh với Hội đồng giám khảo và bạn bè, đồng nghiệp tại kỳ thi tốt nghiệp chuyên ngành Thanh nhạc hệ Đại học mới đây và đạt Thủ khoa với điểm 10 tuyệt đối.Cô sinh ra và lớn lên ở Hà Nam, là một trong những cái nôi của hát chèo, gia đình cũng có truyền thống hát chèo, hát văn nên Hương Ly đã thấm nhuần những giai điệu ngọt ngào từ khi còn nhỏ.

Ca sĩ nhạc dân ca Mai Hương Ly

Ca sĩ Ngọc Kiều Oanh

Trong giới nghệ sĩ tài tử trên đất Bình Dương, cái tên Ngọc Kiều Oanh được biết đến như một trong những nghệ sĩ trẻ sở hữu một giọng hát hay. Đi lên từ một giọng ca nghiệp dư, giờ đây Kiều Oanh đã có trong tay khá nhiều những giải thưởng, huy chương. Vừa qua, chị còn là một trong 12 thí sinh vào tới vòng bán kết khu vực của Chuông vàng vọng cổ do HTV tổ chức.

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Tương Bình Hiệp, TP.TDM, từ nhỏ cô bé Kiều Oanh đã thích nghe và mê hát.

Xem thêm: Top 12 Cách Để Trở Nên Mạnh Mẽ 10 Việc Cần Kiên Trì Thực Hiện

Ước mơ được ca hát và trở thành ca sĩ hát dân ca đã nhen nhóm trong cô ngay khi còn nhỏ, từ những buổi sinh hoạt văn nghệ của trường, lớp, thôn, xóm và lớn dần lên từ đó.

Tốt nghiệp phổ thông, Thanh Quý thi đỗ vào khoa Thanh nhạc trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nguyễn Du, tỉnh Hà Tĩnh. Với những cố gắng nỗ lực học tập của mình, năm 2013, thành công đầu tiên đã đến với Thanh Quý khi cô giành giải A Liên hoan Hội nhạc sỹ Việt Nam khu vực Bắc miền Trung và trở thành một ca sĩ hát dân ca có tên tuổi tại tỉnh Hà Tĩnh.

Thanh Quý làm khán giả bất ngờ và thú vị khi hóa thân thầy bói trong Sao Mai 2019

Thanh Quý tâm sự: "...khi hát những ca khúc dòng nhạc dân ca, em thấy tâm hồn mình bình yên đến lạ, lắng đọng, hòa chung vào tình yêu quê hương, đất nước. Nhất là với những ca khúc về Hà Tĩnh, em luôn thấy vẹn nguyên niềm tự hào, xúc động với mảnh đất quê hương mình. Âm nhạc đã mang em đến gần với mọi người hơn, giúp em bớt nhút nhát hơn".

Không hài lòng với những thành tích của bản thân, sau khi tốt nghiệp tại quê nhà, Thanh Quý một mình ra Hà Nội ôn thi và thi đỗ vào Khoa Thanh nhạc, Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt nam. Nhớ lại những ngày đầu mới chân ướt chân ráo ra Hà Nội học, tiền không, quen biết không, Thanh Quý vừa học tập, vừa đi hát, đi thu âm "thuê" bài hát mới cho các nhạc sĩ để lấy tiền trang trải cuộc sống, học tập cũng như ra các sản phẩm âm nhạc để dần khẳng định bản thân. "Em luôn tâm đắc câu, nếu bạn có một niềm yêu nghề đến cháy bỏng và một nỗ lực đến tột cùng, chắc chắn bạn sẽ thành công" - Thanh Quý nói. Quả thật, nỗ lực không phụ lòng người, dưới sự dìu dắt, dạy dỗ của các thầy, cô Học viện Âm nhạc QGVN, nhất là của tiến sỹ, ca sĩ Tân Nhàn, phó trưởng Khoa Thanh nhạc của học viện, năm 2016, Thanh Quý bắt đầu thử sức mình với các cuộc thi lớn và may mắn đã đến với cô khi giành Huy Chương Bạc cuộc thi Tài năng Âm nhạc trẻ Toàn quốc do Bộ Văn hóa Thông Tin tổ chức.

Thành công nối tiếp thành công, Thanh Quý tiếp tục tham gia cuộc thi Tuyệt Đỉnh Song Ca 2018. Với các làn điệu dân ca, chầu văn và thậm chí là Bolero, cùng với bạn diễn của mình, cô đã xuất sắc giành giải Á quân 1 cuộc thi.

Thanh Quý với bài hát "Nhớ quê" của nhạc sĩ Minh Vy gây sốt cộng đồng mạng và lấy đi nhiều nước mắt của khán giả

Đến với giải Sao Mai 2019, Thanh Quý dần chinh phục khán giả qua các vòng thi với các bài "Đừng ví em là biển", "Cung đàn Thúy Kiều" [Giải Nhì Hải Phòng Sao Mai 2018], "Gái Nghệ" [chung kết Sao Mai miền Bắc 2019]. Mặc dù nổi tiếng với giọng hát ngọt ngào khi hát dân ca xứ Nghệ, nhưng đến vòng chung kết Liên hoan Tiếng hát Truyền hình Toàn quốc, giải Sao Mai 2019 Thanh Quý muốn thử sức với nhiều loại hình dân ca khác nhau. Cô đã đem những yếu tố "lạ", những thể loại hát "khó" như hát Văn, Xẩm chợ, Chầu văn đến với cuộc thi này, điều mà các cuộc thi trước không một thí sinh nào dám thử sức. Với khả năng biểu diễn tốt, giọng hát hay, khuôn mặt xinh xắn, Thanh Quý được đánh giá là thí sinh có độ "sáng" sân khấu của cuộc thi và xuất sắc giành đúp 2 giải là giải Thí sinh có phong cách trình diễn ấn tượng nhất và giải 3 [top 3] dòng Dân ca Sao Mai 2019.

Thanh Quý biến tấu đa dạng các lối diễn xuất như Xẩm chợ, Chầu văn tại Sao Mai 2019

Nỗ lực học tập và làm việc không ngừng nghỉ, sau thành công của hai MV Bến đợi và Đôi bờ Sông Lam, Thanh Quý sẽ cho ra liên tiếp các MV mới với các bài hát mới về quê hương đất nước, tiến tới sẽ ra album đầu tay của riêng mình.

Thanh Quý cho biết: "Em luôn mong muốn mình sẽ trở thành một thế hệ mới của dòng nhạc dân gian Việt Nam, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của dòng nhạc dân tộc". Cùng đón xem và ủng hộ các MV và album mới trên Youtube của Thanh Quý nhé.

Video liên quan

Chủ Đề