Ca sĩ phương trang sinh năm bao nhiêu là ai?

Nguyễn Phương Trang, sinh viên năm cuối Nhạc Viện TP.HCM đã “gom góp” cho mình khá nhiều danh hiệu từ những ngày đầu “chập chững” bước vào nghề ca hát.

Đó là top 4 dân ca Sao Mai khu vực phía Nam 2015, top 12 dân ca THTH TP.HCM 2015, top 2 team Đàm Vĩnh Hưng - Dương Triệu Vũ “Tuyệt đỉnh song ca 2016”.

Phương Trang yêu thích ca hát từ khi còn là một cô bé học ở trường mẫu giáo, lớn lên cô gái 9X loay hoay, chật vật trong việc tìm kiếm dòng nhạc phù hợp với mình. Đôi lúc mệt mỏi rã rời khiến Phương Trang muốn bỏ cuộc, thế nhưng tình yêu và niềm đam mê cháy bỏng với sân khấu đã giúp cô đứng lên và tiếp tục theo đuổi niềm đam mê.

Phương Trang ngày càng thành công trong sự nghiệp ca hát

“Tuyệt đỉnh song ca”, dấu ấn tuyệt vời trong sự nghiệp của cô gái 9X

Những ngày “chân ướt chân ráo” bước vào nghề, Phương Trang lúc nào cũng ám ảnh hai chữ “tìm show”, bởi khán giả chưa biết mình là ai và hát như thế nào.

Người ta nói rất đúng, nghề nào càng nhiều hào quang thì đằng sau ánh đèn sân khấu càng nhiều khoảng tối. Những ngày đầu đi diễn, tiền catxe không đủ tiền sắm đồ trang điểm và trang phục. Mỗi lần nhận được khoảng vài chục đến vài trăm nghìn sau những đêm hát gần như mất giọng, cũng thấy mừng “rơi nước mắt”.

 HLV Đàm Vĩnh Hưng chăm chút tỉ mỉ cho Phương Trang trước giờ diễn

“Nghệ thuật trông đẹp đẽ nhưng bạc bẽo lắm, người ta không đánh giá mình bằng năng lực mà đánh giá catxe, bằng độ hot của cộng đồng.

Bởi vậy rất nhiều nhân vật nổi lên bằng chiêu trò lại được đánh giá và dễ dàng tiến thân vào showbiz vào âm nhạc, còn những người lao động nghệ thuật chân chính lại rất ít cơ hội để thành công”, Phương Trang giãi bày nỗi lòng, ánh mắt đượm buồn khi nhớ về những ngày đã qua.

Thế rồi, bao nhiêu cố gắng cũng được đền đáp và may mắn cũng mỉm cười với Phương Trang, khi trong năm 2016 lần đầu tiên cô được tham gia gameshow truyền hình thực tế “Tuyệt đỉnh song ca”.

 Phương Trang thân thiết bên đàn anh Dương Triệu Vũ 

Có thể nói, đến với cuộc thi này là dấu ấn tuyệt vời nhất từ trước đến nay trong sự nghiệp ca hát của Phương Trang. Được là học trò của Mr. Đàm, được anh chỉ dạy và lo lắng từ quần áo, make up, kiểu tóc, phong cách biểu diễn đến khâu chọn bài và xử lí ca khúc… là những điều mà cô gái Tây Ninh không thể nào quên.

Phương Trang chia sẻ, mỗi lần lên sân khấu đều “ám ảnh” và lo lắng nhất về phần trang phục. Cô vốn kỹ tính trong việc chau chuốt hình ảnh, thế nhưng vì dáng người “tròn tròn” quá mà khiến cho việc lựa chọn đồ lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

"Có lẽ vì điều đó mà, Phương Trang chẳng có “cơ hội” được khoe vẻ quyến rũ, sexy, mà chỉ lung linh dễ thương, ngọt ngào và đàn bà trong những tà áo dài. Cũng vì cái vẻ kín đáo đó, mà nhiều lần mình đã bị chê bai là kiểu ăn mặc “nhà quê”, Phương Trang trải lòng.

Mỗi khi bước lên sân khấu, Phương Trang luôn hát hết mình, hát bằng niềm đam mê cháy bỏng từ trong tim và cô cũng mong muốn được khán giả yêu thương bằng giọng hát chứ không phải từ những chiêu trò, scandal nhạt nhẽo.

Cô ca sĩ xinh đẹp vủa cho ra mắt MV "Buồn trong những ngày vui"

Đánh dấu sự nghiệp bằng MV câu chuyện của chính mình

Sau khi tham gia cuộc thi, Phương Trang thay đổi theo hướng tích cực hơn rất nhiều, biết trân trọng nghề hơn, biết mình thiếu gì, cần sửa gì, mặc dù có những điều không thể học được trong ngày một, ngày hai.

Điều tuyệt vời nhất trong cuộc thi mà đến bây giờ Phương Trang vẫn không thể tin rằng mình có thể làm được đó là có thể trải nghiệm được hết các dòng nhạc: Lúc thì máu lửa với Rock, lúc thì nhẹ nhàng với jazz, lúc thì say đắm với những bản tình ca, lúc thì buồn man mác với bolero và tan chảy với nhạc phim

Ca sĩ Phương Trang xinh đẹp gợi cảm hơn sau cuộc thi "Tuyệt đỉnh song ca"

Bỏ lại sau lưng những lời chê bai, khiếm nhã, cô gái 9X vẫn một lòng theo đuổi dòng nhạc quê hương, trữ tình, ballad, với khát khao trở thành “một người đàn bà hát”.

Từ bước đệm sau cuộc thi cùng với sự hỗ trợ của bạn diễn trong team, Phương Trang cũng vừa cho ra mắt MV của riêng mình có tên gọi “Buồn trong những ngày vui".

MV được sự tư vấn của HLV và lấy ý tưởng từ tập 13 phát sóng trong “Tuyệt đỉnh song ca” để viết tiếp câu chuyện đang dang dở trên sân khấu của Phương Trang và bạn diễn.

Dịp cuối năm Phương Trang bận rộn với những show diễn ở miền Tây, Đà Nẵng

Khi nói về sản phẩm đầu tay đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp ca hát của mình, Phương Trang hạnh phúc chia sẻ: “Câu chuyện tình yêu buồn trong MV được người bạn thân của Trang sáng tác dựa trên câu chuyện tình có thật của mình. Hiện tại, Trang đang ấp ủ kế hoạch làm phần tiếp theo trong thời gian sớm nhất”.

Tổn thương trong tình yêu và cũng khóc rất nhiều vì người mình tin tưởng, Phương Trang giờ đây đã tìm lại niềm vui trong công việc. Những thành công bước đầu khiến cho nỗi niềm của cô gái trẻ vơi nhẹ đi phần nào…

Những ngày cuối năm này cũng là dịp Phương Trang bận rộn với những show diễn ở các tỉnh miền Tây, Đà Nẵng. Ngày 17/12 tới, cô tham gia chương trình từ thiện tại Tam Kì [Quảng Nam] và dịp Noel cô cùng bạn diễn tổ chức minishow tại thành phố Huế mộng mơ – một nơi mà cô dành rất nhiều tình cảm.

Bài viết về tiểu sử của nhân vật còn sống này cần thêm nguồn tham khảo đáng tin cậy để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp đỡ bằng cách bổ sung các nguồn đáng tin đó vào bài. Những thông tin có thể gây tranh cãi về nhân vật còn sống mà không có nguồn tham khảo đi kèm hoặc ghi nguồn yếu phải bị xóa ngay lập tức, đặc biệt nếu thông tin đó có tính bôi nhọ. [tháng 12/2021]

Đài Phương TrangThông tin cá nhânSinhPhạm Văn Tứ
5 tháng 12, 1940 [81 tuổi]
Sài Gòn, Liên bang Đông DươngQuốc tịch Việt NamDân tộcKinhNghề nghiệpNhạc sĩSự nghiệp âm nhạcBút danh

  • Phạm Vũ Anh Tứ
  • Thanh Viên
  • Phạm Tứ
  • Quang Tứ

Nghệ danhĐài Phương TrangGiai đoạn sáng tácThập niên 1960Dòng nhạcNhạc vàngHãng đĩaContinentalCa khúcNgười yêu cô đơn
Hoa mười giờ
Hai mùa Noel

  • x
  • t
  • s

Đài Phương Trang [sinh ngày 5 tháng 12 năm 1940] là một nhạc sĩ nhạc vàng Việt Nam. Ông là cháu của nhạc sĩ Ngọc Sơn.[1]

Cuộc đời

Nhạc sĩ Đài Phương Trang tên thật là Phạm Văn Tứ, sinh năm 1940 tại Sài Gòn. Các bút danh khác là Thanh Viên, Phạm Vũ Anh Tứ, Phạm TứQuang Tứ.

Đến năm học đệ thất [tương đương lớp 6 hiện nay], ông bắt đầu học nhạc với thầy Trần Anh Tuấn, vốn đang là thầy giáo của trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch Nghệ. Sau khi học xong tú tài, nhạc sĩ Đài Phương Trang dạy môn Việt Sử ở trường trung học cộng đồng Phú Định.

Tác phẩm đầu tiên của nhạc sĩ Đài Phương Trang ra mắt công chúng năm 1966, nhưng thực tế, ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1965. Đó là khi viết chung với nhạc sĩ Anh Thy bài Bốn màu áo, bút danh khởi đầu là Thanh Viên.

Năm 1968, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đang là giám đốc của nhiều hãng đĩa nhạc và nhà in như Continental, Ngày Xanh, Sơn Ca… mời Đài Phương Trang cùng cộng tác gửi bài. Tác phẩm đầu tiên của sự cộng tác này là bài Biết ai tâm sự với tiếng hát ca sĩ Kim Loan. Ngoài ra Đài Phương Trang còn để nhạc sĩ Ngọc Sơn, cậu ông đứng tên chung nhiều bài.

Một số ca khúc phổ biến của ông là: Hoa mười giờ [đồng sáng tác với Ngọc Sơn], Căn nhà dĩ vãng, Chuyến xe miền Tây, Tình nghèo có nhau, Ước mộng đôi ta… và đặc biệt là bài Người yêu cô đơn [viết năm 1973] là ca khúc tiêu biểu của ông và cũng là nhạc phẩm giúp tên tuổi ca sĩ Tuấn Vũ được thính giả khắp nơi biết đến.

Đến năm 1990, ông bắt đầu viết nhạc hài. Cùng với Phương Khanh [diễn viên Đoàn kịch Kim Cương], ông thành lập nhóm "Hai Con Dế", ra sân khấu với trang phục truyền thống áo dài khăn đóng và chơi đàn guitar. Sau khi Phương Khanh qua đời, ông tiếp tục duy trì nhóm với một số bạn diễn mới như Kông Thanh Bích [tác giả bài Tương tư nàng ca sĩ], Hải Thanh và hiện nay là nhạc sĩ Đức Tân.

Ước vọng của chúng tôi là được đem lời ca tiếng đàn để phục vụ công chúng qua thể loại ca hài hầu mang đến những nụ cười dí dỏm, ý nhị có tính nghệ thuật trong những ca khúc hoàn toàn mới - từ giai điệu đến lời ca chứ không phải đặt lời mới trên những giai điệu cũ mà người ta thường gọi là "nhạc chế".
— Đài Phương Trang

Nhạc sĩ Đài Phương Trang về hưu vào cuối thập niên 90 và tiếp tục sự nghiệp sáng tác đến nay. Hiện ông đang sống cùng vợ và ba người con [2 gái, 1 trai] tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Sáng tác

  • Anh ơi xuân đã đến rồi
  • Bài tình ca cô đơn
  • Bên kia đường
  • Bốn màu áo [Anh Thy & Thanh Viên]
  • Biết ai tâm sự
  • Cánh thư tiền đồn
  • Căn nhà dĩ vãng
  • Chị về em bước sang ngang [Thăng Long & Đài Phương Trang]
  • Chiều bên đồi sim
  • Chiều phố xưa
  • Cho ân tình nở hoa
  • Chuyện ngày đi học [Anh Thy & Thanh Viên]
  • Chuyện đêm qua [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Chuyện đôi ta
  • Chuyện tình hoa mười giờ
  • Chuyện những người yêu nhau
  • Chuyến xe miền Tây
  • Có bao giờ [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Có những đêm buồn [Ngọc Sơn & Đài Phương Trang]
  • Dù đời ngăn cách
  • Dù không một lối [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Đêm nhớ người tình [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Đến một ngày
  • Đời còn cô đơn [Người yêu cô đơn II]
  • Đưa người yêu về quê hương [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Đừng nhắc chuyện lòng [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Đừng phụ lòng nhau [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Đường vào tình yêu
  • Đường về ngoại ô
  • Em về xứ lạ [Anh Thy & Thanh Viên]
  • Em vẫn còn tin anh [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Giấc mơ một ngày phép [Ngọc Sơn & Đài Phương Trang]
  • Giận nhau mất vui [Ngọc Sơn & Đài Phương Trang]
  • Hải đăng [Anh Thy & Đài Phương Trang]
  • Hai mùa Noel I, II[3]
  • Hoa mười giờ [Ngọc Sơn & Đài Phương Trang]
  • Hoa đêm
  • Hồng đào
  • Khi người yêu đi lấy chồng
  • Kiếp hoa
  • Kỷ niệm chúng mình [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Kỷ vật tình yêu [Đài Phương Trang]
  • Làm sao quên được [Phạm Tứ]
  • Lã lướt [Ngọc Sơn & Đài Phương Trang]
  • Lời cuối xa nhau
  • Màu hoa cúc
  • Mùa pensée nở [Ngọc Sơn & Đài Phương Trang]
  • Màu tím pensée [Ngọc Sơn & Đài Phương Trang]
  • Một cuộc tình buồn
  • Một lần lên xe hoa [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Mở lời
  • Mời em về quê anh [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Mùa mưa kỷ niệm
  • Nhật ký tình yêu [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Nếu biết tình yêu [ Thăng Long & Đài Phương Trang]
  • Nếu tóc em còn xanh [Ngọc Sơn & Đài Phương Trang]
  • Ngại tiếng gần xa
  • Người quên kẻ nhớ
  • Người yêu cô đơn
  • Nhớ mùa Noel
  • Những chiều hoang dại [Ngọc Sơn & Đài Phương Trang]
  • Phiên gác giao thừa
  • Phố xưa [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Qua cầu hát lý xa nhau [Quang Tứ]
  • Qua phố hẹn xưa [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Quán nhỏ đợi chờ
  • Sao nỡ vô tình [Phạm Tứ]
  • Tình sử giòng sông
  • Tâm tình người lính thuỷ [Anh Thy & Thanh Viên]
  • Tâm sự giòng sông
  • Tình ca đêm Noel
  • Tình đời tay trắng
  • Tình nghèo có nhau
  • Tình yêu tuyệt đối
  • Tiếng hát bên phà Mỹ Thuận
  • Tháng mấy hoa cười
  • Thề non hẹn biển
  • Trái tim đàn bà [viết tặng riêng Nguyễn Hưng]
  • Trái tim sỏi đá
  • Ước mộng đôi ta [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Ước mộng không thành [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Ước mong ngày sau
  • Vì ai [Phạm Vũ Anh Tứ]
  • Về quê cắm câu
  • Về quê em
  • Xa cuộc tình xưa
  • Xin đừng dối lòng

Chú thích

  1. ^ “Ẩn tình phía sau nhạc phẩm "Hoa mười giờ" của Đài Phương Trang”.
  2. ^ Mẫn Nhi. “Ở tuổi 80, nhạc sĩ Đài Phương Trang chọn sống một mình cùng âm nhạc”. Cười Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ “Tác giả 'Hai mùa Noel' kể chuyện tình”. Báo Thanh niên.

Liên kết ngoài

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đài_Phương_Trang&oldid=68486928”

Video liên quan

Chủ Đề