Cá trâm mua ở đâu

Cá Trâm là loại cá thủy sinh bơi theo đàn được nuôi khá phổ biến hiện nay, đặc biệt với những bể kính thủy sinh có diện tích khiêm tốn thì cá trâm nhỏ bé xinh xắn là sự lựa chọn hợp lý. Người chơi hồ thủy sinh ưa chuộng cá Trâm không chỉ vì kích thước mini, tập tính bơi theo đàn mà còn có đặc điểm hiền, lành tính, dễ nuôi chung với các loại các khác.

Bài viết này Cá Cảnh As sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về loài cá thủy sinh bơi theo đàn này, cũng như giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chọn mua và nuôi dưỡng cá Trâm một cách bài bản.

Cá Trâm – loài cá đi theo đàn

Các Trâm hay còn có tên khoa học là Boraras urophthalmoides và thuộc họ nhà cá chép – một loại cá cảnh đẹp, sống môi trường nước ngọt thường thấy ở các khu vực như sông, suối, kênh,.. Nhìn chung cá tương đối dễ nuôi, phù hợp nhiều đối tượng chơi cá cảnh từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp.

Có kích thước khá nhỏ, nhưng nổi bật với đơi mắt đen, to, chiều dài trung bình khoảng 18cm, nhưng tập tính đi theo đàn làm cho cá Trâm trở thành loài cá không thể thiếu trong các hồ thủy sinh.

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của cà Trâm là màu nâu sáng hơi ngả cam, kèm theo 2 sọc đen và cam chạy dọc theo thân. Ngoài ra, nhìn kỹ ở đuôi, vây và vi có điểm thêm các mảng màu cam hoặc vàng càng làm cá Trâm thêm ấn tượng, đặc biệt khi đi theo đàng.

Cá trâm thường đi theo đàn

Cá Trâm có sức sống tương đối mãnh liệt, kích thướt nhỏ nên dễ dàng luồn lách trách các loài cá lớn săn mồi. Tuy nhiên để cá sinh trưởng phát triển tốt, ổn định, người nuôi cần chú ý thêm các yếu tố sau.

Nhiệt độ lý tưởng nhất để cá Trâm phát triển là khoảng 20-29 độ C, độ PH của nước khoảng 6-7.5. Chọn không gian [hồ nuôi] phù hợp với lượng cá nuôi, nên trang bị bộ lọc nước và hệ thống thổi oxy để giữ nước luôn sạch và đầy đủ oxy. Thường xuyên thay nước hồ hàng tuần, lưu ý chỉ hút bớt khoảng 30-50% lượng nước cũ và cho thêm lượng nước mới tương ứng để tránh cá Trâm bị lạ nước, sốc môi trường.

Nếu nuôi chung với các loài các khác nên chọn các loại cá hiền tránh tình trạng cá dữ sẽ làm cá Trâm thường xuyên lẩn trốn trong các hốc, khe.

Cá Trâm cũng là loại ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau nhưng kích thướt khá nhỏ nên nó chỉ có thể ăn các loại ấu trùng nhỏ, bobo hoặc trùng chỉ,.. hoặc các loại thực phẩm cho cá được nghiền nát.

Trong trường hợp không thể cho cá ăn thường xuyên thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Trong môi trường hồ thủy sinh [có cây, đá, đất,..] sẽ sản sinh ra rất nhiều vi sinh, phù du và đây cũng là thức ăn lý tưởng cho cá Trâm. Về thức ăn cho cá Trâm có thể nói không quá cầu kỳ.

Cá trâm có thể ăn phù du và các loại bọ nhỏ

Trong điều kiện lý tưởng, cá Trâm rất dễ sinh sản. Tuy nhiên nếu nuôi trong hồ thủy sinh chung với bầy đàn và nhiều loại cá khác, cá Trâm khó sinh sản. Nếu muốn nhân giống cá Trâm thì bạn có thể tham khảo các bước dưới đây.

  • Chọn 1 cặp cá Trâm trống và mái. Kinh nghiệm để phân biệt cá trống và cá mái là: cá trống thường thon có màu sắc cam hoặc vàng rực rỡ ở vây, và đuôi, trong khi cá Trâm mái bụng to tròn màu sắc ở vây và đuôi không có hoặc nhạt.
  • Chuẩn bị môi trường thủy sinh dành riêng cho cặp cá, phải có các cây thủy sinh lá mềm để cá đẻ trứng trên đó.
  • Thườn xuyên theo dõi, tầm 1-5 ngày là cá mái đẻ trứng trên lá cây thủy sinh. Lúc này bạn nên vớt cả cá trống và mái ra khỏi hồ, vì đặc tính cá Trâm không chăm sóc trứng và cá con, đôi khi ăn luôn trứng.

Cá Trâm là loài hiền tính, không cắn phá thủy sinh và không háu chiến với các loài cá khác. Vì vậy thích hợp nuôi chung với các loài cá hiền lành khác như cá Cầu vồng hay cá Mún. Tránh nuôi với các loài cá dữ, vì rất có thể cá Trâm sẽ trở thành con mồi của những loài cá dữ, to lớn khác.

Cá Trâm đang được bán khá rẻ với mức giá khoảng 30-50k/100 con, và giá sẽ rẻ hơn nếu mua số lượng nhiều hơn [dành cho mấy bạn muốn mua cá mồi cho cá cảnh]. Bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng bán cá cảnh.

Nếu điều kiện không cho phé nuôi các loại cá mắc tiền nhưng muốn trang trí cho hồ thủy sinh hêm sống động thì cá Trâm là sự lựa chọn hợp lý. Đặc điểm lành tính, không phá các cây thủy sinh và thường xuyên đi theo đàn thì đây là loại cá trang trí hết sức lý tưởng cho hổ thủy sinh mini và cả các hồ có diện tích lớn hơn.

Cá trâm tên khoa học: Boraras urophthalmoides thuộc chi Boraras là loại cá được cộng đồng những người chơi thủy sinh yêu thích. Cá trâm có vẻ ngoài nhỏ nhắn và thói quen bơi thành đàn tạo cho bể cá thủy sinh của bạn thêm phần bắt mắt.

Bạn đang xem: Mua cá trâm ở đâu

Dù tìm mua cá trâm ở đâu, bạn cũng cần biết những yêu cầu cơ bản trong chế độ nuôi và chăm sóc cá trâm để sở hữu những con cá trâm xinh xắn trong bể thủy sinh mini. Hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!

Cá trâm: Đặc điểm sống, sinh sản và cách nuôi cá trâm

Nội dung bài viết

Hỏi đáp

Hình dáng

Cá Trâm là loài cá rất nhỏ [bé chỉ bằng đầu cây tăm nhang]. Cá trâm chỉ lớn khoảng 16mm. Chính vì vẻ ngoài nhỏ nhắn, sắc màu rực rỡ đỏ xinh, cá trâm tạo điểm nhấn nổi bật trong bể. Ngoài ra kích thước nhỏ nên người ta hay nuôi chung cá Trâm chung với tép.

Những cá thể khác không đạt quá 13 mm nhưng có thể lớn hơn trong môi trường nuôi dưỡng.Cá trâm nổi bật bởi màu nâu cam với vạch đen dọc thân và những đốm nhỏ ở gốc vây hậu môn và đuôi. Vạch sẫm màu ở cạnh vây lưng điểm xuyết bởi viền cam và vàng tươi.

Cá trâm với vạch sẫm màu ở cạnh vây lưng điểm xuyết bởi viền cam / vàng tươi. Vây lưng và vây hậu môn cuả chúng có những mảng sẫm mầu ở cạnh trước. Mặc dù kích thước nhỏ bé nhưng nhìn kĩ bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy vây lưng và vây hậu môn ở cá đực cũng thể hiện màu đỏ nhạt hay cam.

Dưới đây là thông tin chi tiết về loài cá trâm, bạn có thể tham khảo:

Tên khoa họcBoraras urophthalmoides
DòngChordata
HọCyprinidae
ChiBoraras
Nhiệt độ trung bìnhTừ 21 đến 26 độ C
Chiều dàiTừ 3cm trở xuống
Độ pH tối ưuTừ 6 đến 7,5
Độ cứng cacbonatTừ 7 đến 14 ° dGH
CO2 tương thíchTừ 0 đến 30 mg/L

Chăm sóc cá

Khi cá trâm nuôi trong bể thủy sinh cần bổ sung thêm một bộ lọc khí nhỏ và chiếu sáng bằng đèn bàn. Cần chú ý hay nước hai lần mỗi tuần, mỗi lần 30% bằng nước máy để pha thêm than bùn [đất mùn] và nước mưa.

Nuôi cá trâm trong hồ riêng và cho lượng thức ăn thức nhỏ, chúng sẽ thích nghi nhanh chóng và phô bày màu sắc sặc sỡ của mình.

Cá trâm có kích thước nhỏ nên được nuôi trong hồ riêng hay hồ cộng đồng cùng với những loài cũng nhỏ và hiền lành khác như characin hay họ cá chép cyprinid. Khi nuôi chung với cá lớn, hay thậm chí những loài nhỏ nhưng hung dữ, chúng sẽ dành hầu hết thời gian để lẩn trốn.

Thức ăn của cá trâm

Loài cá trâm này ăn đủ mọi thứ, nhưng cá trâm có kích thước nhỏ nên chung ưa thích những loại thức ăn tươi sống cỡ nhỏ như ấu trùng artemia, bo bo và trùn cám là thích hợp nhất. Ngoài ra, cũng nên cho cá trâm ăn thêm các thức ăn khô chẳng hạn như tấm vụn, viên nhỏ và cả thức ăn đông lạnh nữa.

Hình ảnh chi tiết về cá trâm [Boraras urophthalmoides]

Hành vi của Cá trâm

Cá trâm vốn là loại cá sống ở vùng nước ngọt, ở cánh đồng, thỉnh thoảng lại men theo con nước trôi ra những dòng kinh, rạch, sông, suối lớn.

Đặc trưng của loài cá trâm dù sống trong môi trường nào cũng đều tập trung thành đàn lớn với số lượng có thể lên tới cả tỉ con tạo nên một hình khối đa sắc rực rỡ. Chính vì vậy cá trâm thường được bày bán làm cá mồi trong các tiệm cá, bạn có thể dễ dàng mua số lượng lớn mà giá thành khá rẻ .

Xem thêm: Quỷ Sứ Là Gì - Cô Nói Lớp Con Nghịch Như Quỷ Sứ, Quỷ Sứ Là Ai Mẹ

Khi di chuyển xuôi theo dòng kinh, cá trâm thường ém quân gần bờ, vì đây là loài cá rất nhỏ bé cho nên rất sợ dòng nước chảy xiết.

Đối với loại cá đực, khi ở điều kiện thích hợp, cá đực sẽ tỏ ra hung hăng, màu của chúng trở nên đậm và bắt đầu cạnh tranh với nhau để chiếm một vùng lãnh thổ nhỏ..

Cá trâm sinh sản như thế nào?

Loài cá trâm sinh sản trong hồ dưới những điều kiện khác nhau và vào năm 1998, Brittan viết rằng một cặp cá trâm trưởng thành mạnh khỏe nên được thả vào hồ nhỏ lúc chiều tối với pH 6.5, độ cứng tổng dH 1-4 với nhiệt độ 24-28 độ C và trồng nhiều loại cây thủy sinh lá mịn.

Sáng hôm sau chúng sẽ sinh sản, cá cái đẻ một ít trứng. Cá trâm cái đẻ một ít trứng cực nhỏ và cặp cá không hề chăm sóc trứng. Chúng sẽ ăn trứng của chính mình nếu có cơ hội.

Qua những chia sẻ trên đây, bạn thấy cách nuôi một đàn cá trâm không quá khó đúng không nào. Giá cả trâm khá rẻ nên bạn có thể mua được một đàn cá trâm với số lượng lớn. Hãy nhanh tay trang trí cho mình một bể cá thủy sinh nhiều màu sắc và đẹp mắt với những chú cá trâm xinh xắn nhé!

Hỏi đáp

Cá trâm có ăn tép con không?

Nếu bể thuỷ sinh của bạn có cá trâm số lượng lớn thì việc chúng ăn tép con là điều không thể tránh khỏi. Bạn hãy tạo chỗ trú ẩn cho tép của mình hoặc tốt hơn hết là đừng dại gì mà thả tép vào giữa bầy cá trâm.

Cá trâm có ăn rêu không?

Bạn đừng lo ngại rằng cá trâm sẽ phá nát rêu thuỷ sinh của bạn, bởi vì chúng không hề ăn rêu. Kể cả là rêu hại hay rêu thuỷ sinh.

Cá trâm mua ở đâu?

Việc tìm mua được loài cá trâm này không quá khó đối với người mới chơi thuỷ sinh, các bạn có thể dễ dàng tìm mua được ở các cửa hàng cá cảnh trên khắp các tỉnh thành.

Cá trâm giá bao nhiêu?

Giá cá trâm giao động trong khoảng 40-50 ngàn/100 con.

Tham khảo

Lời kết

Để biết thêm thông tin chi tiết về loài cá trâm này, bạn hãy để lại thắc mắc và bình luận dưới bài viết này nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề