Các hình thức xử lý học sinh vi phạm

16:40, 12/12/2020

Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện sẽ được khen thưởng, ngược lại học sinh vi phạm sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật. Vậy, hiện tại nhà trường được xử phạt học sinh dưới những hình thức nào?

Nhà trường được xử phạt học sinh dưới những hình thức nào? [Ảnh minh họa]

Theo đó, khoản 2 Điều Điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

  • Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm;

  • Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm;

  • Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trước đây, khoản 2 Điều 42 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT quy định học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức sau đây:

  • Phê bình trước lớp, trước trường;

  • Khiển trách và thông báo với gia đình;

  • Cảnh cáo ghi học bạ;

  • Buộc thôi học có thời hạn.

Như vậy, từ 01/11/2020, bằng việc Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thay thế Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, các hình thức xử phạt học sinh đã có sự thay đổi, đáng chú ý là Nhà trường không còn được xử lý kỷ luật học sinh dưới hình thức phê bình trước lớp, trước trường như trước đây nữa. Theo đó, hiện hành Nhà trường chỉ được xử phạt học sinh dưới các hình thức như nhắc nhở, khiển trách, thông báo với phụ huynh hoặc tạm dừng học,...

Bên cạnh việc xử phạt khi có vi phạm thì khi đạt thành tích trong học tập và rèn luyện học sinh cũng sẽ được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức như:

  • Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường;

  • Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định;

  • Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

  • Các hình thức khen thưởng khác.

Việc khen thưởng trước lớp, toàn trường đối với học sinh có thành tích tốt sẽ khuyến khích tinh thần học tập và rèn luyện của học sinh từ đó tạo động lực cho học sinh cố gắng phấn đấu nhiều hơn. Tuy nhiên, việc xử phạt học sinh dưới hình thức phê bình trước lớp, trước toàn trường ngược lại sẽ tạo nên tâm lý hoang mang, lo sợ thậm chí áp lực cho học sinh khi đến lớp đến trường và điều này không nên có trong một môi trường giáo dục.

Thùy Trâm

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

1456 lượt xem

  • Từ khóa:
  • Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT

  • 1. Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy
  • 1.1 Xử lý, giá dục trước khi đề nghị kỷ luật học sinh
  • 2. Quy định mới về xử phạt học sinh
  • 2.2 Tăng số lần được lưu ban
  • 3. Biện pháp xử lý học sinh vi phạm nội quy
  • 4. Hồ sơ kỷ luật học sinh
  • 4.1 Với hình thức Khiển trách trước lớp:
  • 4.2 Với Hình thức Khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường trở lên:

Cách xử lý học sinh vi phạm nội quy nhà trường

Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy gồm những bước nào? Hiện nay có những quy định mới nào về việc xử lý học sinh vi phạm nội quy khi tình trạng học sinh vi phạm nội quy ngày một nhiều?

1.1 Xử lý, giá dục trước khi đề nghị kỷ luật học sinh

Đối với những HS có hành vi vi phạm “Nội quy học sinh” [đi trễ, trốn học, trốn tiết, không thực hiện đồng phục về, áo, quần, giày, dép, tóc…, không thuộc bài, không làm bài tập]:

Lần 1: Giám thị ghi nhận và nhắc nhở HS không được tái phạm.

Lần 2: Giám thị yêu cầu học sinh viết bản tự kiểm điểm, phê bình học sinh và thông báo cho GVCN biết để cùng phối hợp giáo dục.

Lần 3: Giám thị lập biên bản, yêu cầu học sinh viết cam kết đồng thời thông báo cho GVCN biết để mời CMHS vào trường thông báo sự việc và cam kết giáo dục học sinh.

Lần 4: Giám thị lập bảng tổng hợp các vi phạm của học sinh chuyển GVCN để GVCN xử lý học sinh bằng hình thức khiển trách trước lớp; GVCN phải thông báo cho CMHS biết.

Lần 5: Giám thị lập hồ sơ đề nghị hội đồng kỷ luật nhà trường xem xét hình thức kỷ luật [theo hướng dẫn tại thông tư 08 của Bộ Giáo dục – đào tạo].

*Ghi chú: Xử lý theo số lần vi phạm của học sinh [không chỉ là tái phạm lỗi trước].

Đối với những học sinh có hành vi vi phạm “những điều học sinh không được làm” [theo Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học]:

Riêng những khuyết điểm có tính nghiêm trọng [dù mới vi phạm lần đầu] giám thị lập biên bản, thông báo cho CMHS, phối hợp với GVCN lập hồ sơ đưa ra HĐ kỷ luật nhà trường để xử lý.

1.2  Đề nghị triệu tập hội đồng kỷ luật

Các hình thức kỷ luật đối với học sinh:

– Khiển trách trước lớp đối với học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm sau:

*Lưu ý: GVCN căn cứ mức độ vi phạm của học sinh, khiển trách học sinh trước lớp trong buổi sinh hoạt lớp đầu tuần [ghi lại biên bản sinh hoạt lớp và nộp về phòng QLGD học sinh].

– Khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường

Đối với học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm sau đây:

*Lưu ý: Học sinh bị kỉ luật khiển trách trước HĐ kỷ luật nhà trường ở học kì nào thì chỉ được xếp loại hạnh kiểm cao nhất là Trung bình ở học kì đó. Hình thức kỷ luật này sẽ không ghi vào học bạ nhưng được thông báo cho CMHS biết để phối hợp giáo dục.

– Cảnh cáo trước toàn trường

Đối với HS vi phạm một trong các khuyết điểm sau đây:

*Lưu ý: Học sinh bị kỉ luật cảnh cáo ở học kì nào thì xếp loại hạnh kiểm YẾU ở học kì đó. Hình thức kỷ luật này sẽ ghi vào học bạ và thông báo cho CMHS biết.

– Tạm dừng việc học tập [đối với học sinh THCS, THPT]

Theo quy định tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, hình thức kỷ luật cảnh cáo không còn áp dụng với học sinh THCS và THPT

2. Quy định mới về xử phạt học sinh

2.1 Không áp dụng hình thức kỷ luật đuổi học đối với học sinh THCS, THPT

Điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định các hình thức kỷ luật đối với học sinh THCS, THPT như sau:

Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác

=> Không áp dụng các hình thức kỷ luật “đuổi học 1 tuần”, “đuổi học 01 năm” như trước đây

2.2 Tăng số lần được lưu ban

Điều 33 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học [trước đây quy định số lần được lưu ban tối đa là 02 lần]

3. Biện pháp xử lý học sinh vi phạm nội quy

Giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn áp dụng 5 biện pháp để giáo dục kỉ luật tích cực phù hợp với từng học sinh. Cụ thể:

Tìm hiểu tài liệu, phim ảnh hoặc câu chuyện thực tế đã được trải nghiệm, có nội dung liên quan đến khuyết điểm của học sinh. Từ đó, các em trình bày suy nghĩ, cảm nhận về nội dung và rút ra bài học cho bản thân.

Tự khắc phục hậu quả do vi phạm của học sinh gây ra hoặc khắc phục hậu quả với sự giúp đỡ của bạn bè, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh.

4. Hồ sơ kỷ luật học sinh

4.1 Với hình thức Khiển trách trước lớp:

GVCN tập hợp các biên bản vi phạm từ giám thị và học sinh vi phạm, các bản tường trình, kiểm điểm có liên quan, ghi chép vào sổ chủ nhiệm và lưu vào bộ hồ sơ CN lớp.

4.2 Với Hình thức Khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường trở lên:

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

//thiquocgia.vn

Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Chủ Đề