Các kế hoạch biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình

Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công công trình là hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình. Vậy làm thế nào để thiết lập hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Xây dựng Hoà Bình.

1. Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công là gì?

Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ – CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình. 

Hệ thống quản lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình

Theo đó nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.

Bên cạnh đó, nhà thầu thi công xây dựng phải lập và thông báo cho chủ đầu tư cũng như các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu. 

Hệ thống quản lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý chất lượng công trình của nhà thầu.

2. Trách nhiệm của nhà thầu thi công công trình trong hoạt động quản lý chất lượng nhà thầu

Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình lên chủ đầu tư những nội dung sau để đảm bảo hoạt động quản lý chất lượng nhà thầu thi công công trình hiệu quả.

  1. Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;

  2. Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;

  3. Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận [hạng mục] công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;

  4. Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng.

  • Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan,

  • Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều 24 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và quy định của hợp đồng xây dựng.

  • Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Nhà thầu thi công có trách nhiệm thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. 

he-thong-quan-ly-chat-luong-cua-nha-thau-thi-cong-3

  • Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong quá trình thi công. Tự kiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải được lập theo quy định và phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.

  • Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

  • Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng [nếu có].

  • Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.

  • Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.

  • Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.

  • Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

  • Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư.

  • Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.

3. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng phải được lập như thế nào?

Nhiều nhà thầu thi công xây dựng có xu hướng lựa chọn hình thức ký hợp đồng với một tổ chức tư vấn lập hệ thống quản lý chất lượng để được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9000. 

Nhiều nhà thầu thi công xây dựng có xu hướng lựa chọn hình thức ký hợp đồng với một tổ chức tư vấn lập hệ thống quản lý chất lượng 

Loại hệ thống này là hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả và được quốc tế thừa nhận. Nếu tự lập theo kinh nghiệm quốc tế thì hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống điều hành từ Tổng Công ty xuyên suốt đến công trường để khẳng định rằng nhà thầu có đủ tin cậy để kiểm soát chặt chẽ mọi khâu trong suốt quá trình thi công xây dựng. 

Mô hình hệ thống quản lý chất lượng tùy thuộc vào tổ chức của nhà thầu bao gồm:

Tại Tổng công ty

  1. Phải có lãnh đạo của Tổng Công ty phụ trách công tác quản lý chất lượng;

  2. Phải có Bộ phận [phòng hoặc ban] giúp Tổng Công ty về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Bộ phận này có trách nhiệm:

- Xây dựng chính sách chất lượng và quy chế bảo đảm chất lượng của Tổng Công ty đến các công trường;

- Soạn thảo để Tổng Công ty ban hành các văn bản điều hành quản lý chất lượng;

- Lập sổ tay chất lượng chung cho toàn Tổng Công ty bao gồm: Trình tự kiểm tra và các mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ các công tác xây dựng, phiếu yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu.

- Tiếp nhận báo cáo của các công ty theo định kỳ hoặc đột xuất để tổng hợp báo cáo lãnh đạo;

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác quản lý chất lượng của các công ty thành viên để báo cáo lãnh đạo xử lý.

Tại Công ty thành viên

  1. Phải có lãnh đạo Công ty phụ trách công tác quản lý chất lượng.

  2. Phải có Bộ phận giúp Công ty công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Bộ phận này có trách nhiệm:

- Xây dựng để Công ty ban hành quy chế với các tiêu chí chất lượng cho từng công trình;

- Phổ biến chính sách chất lượng và quy chế của Tổng Công ty;

- Huấn luyện cho mọi người sử dụng thành thạo sổ tay chất lượng;

- Theo dõi, kiểm tra nội bộ công ty định kỳ, đột xuất hoặc thường xuyên tình hình chất lượng công tác xây dựng;

- Giúp lãnh đạo Công ty kịp thời nắm được tình hình chất lượng các công trường và duy trì hệ thống sau khi đưa vào thực hiện:

- Tham gia kiểm tra và nghiệm thu các công việc thực hiện tại công trường.

- Tổng hợp báo cáo tình hình chất lượng của các công trường để Công ty báo cáo với Tổng Công ty theo quy định.

Tại công trường

  1. Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm trước Công ty về mọi hoạt động tại công trường về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

  2. Phải có cán bộ kỹ thuật giúp chỉ huy trưởng thực hiện các việc sau:

- Phổ biến quy định về quản lý chất lượng tại công trường;

- Hướng dẫn công tác đảm bảo chất lượng của từng công việc xây dựng;

- Đề xuất giải pháp và các yêu cầu đảm bảo chất lượng;

- Soạn các tài liệu về an toàn lao động giao cho các đội trưởng, tổ trưởng và người lao động;

- Theo dõi kiểm tra và báo cáo chỉ huy trưởng công trường để báo cáo tình hình chất lượng tại công trường với Công ty theo quy định.

Trên đây là những thông tin được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp về hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu xây dựng cũng như cách thiết lập hệ thống này một cách hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, độc giả đã có những kiến thức bổ ích để áp dụng vào thực tiễn quá trình thi công xây dựng.

15/07/2021 - 3:47 PMSonchi 1605 Lượt xem

Công tác đảm bảo chất lượng là mục tiêu hàng đầu mà nhà thầu đặt ra. Việc đảm bảo chất lượng không chỉ trong quá trình thi công mà phải trong mọi giai đoạn trước khi tiến hành thi công như: thiết kế biện pháp, lập kế hoạch về tiến độ, quá trình chuẩn bị vật liệu, gia công chế tạo cấu kiện, các chi tiết xây dựng cũng như quá trình vận chuyển đến công trình. Giai đoạn hoàn thiện, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Ngoài nghị định số 46/2015/NĐ-CP còn theo hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu.

- Công việc này gồm các yêu cầu về thiết lập, thực hiện, nhân sự và duy trì kế hoạch kiểm tra chất lượng của nhà thầu.

- Nhà thầu chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng tất cả các công việc thi công, vật liệu, sản xuất và lắp đặt của công trình.

- Nhà thầu sẽ thiết lập và duy trì một tổ chức và hệ thống kiểm tra chất lượng thi công một cách có hiệu quả.

- Hệ thống kiểm tra chất lượng đảm bảo đầy đủ để bao quát được hết các hoạt động, và phù hợp với kế hoạch của nhà thầu.

- Hệ thống kiểm tra chất lượng sẽ bao gồm các kế hoạch, qui trình và tổ chức cần thiết để tạo ra sản phẩm cuối cùng theo đúng các yêu cầu trong hợp đồng. Kế hoạch này sẽ bao gồm mọi hoạt động kể cả sản xuất hoặc lắp đặt bên trong và bên ngoài công trường, lấy mẫu vật liệu, thử nghiệm, kiểm tra công tác quản lý để đảm bảo công trình theo đúng các tài liệu hợp đồng.

Nghiệm thu hộ lan tôn sóng [hộ lan mềm] tại xưởng sản xuất

XEM THÊM BIỆN PHÁP THI CÔNG:

- Để thực hiện được mục tiêu cao cả này, chúng ta phải thực hiện một Kế hoạch kiểm soát chất lượng theo đúng yêu cầu đề ra bởi Chủ đầu tư dự án. Kế hoạch kiểm soát chất lượng cung cấp quá trình kiểm soát chất lượng phù hợp với dự án, tiến độ và an toàn chung. Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xác lập để phòng tránh các điều kiện ảnh hưởng xấu tới chất lượng, để đảm bảo có thể tìm và phân tích các tiềm năng xảy ra các khuyết tật và dị tật trong thực tế một cách nhanh chóng, và đảm bảo các biện pháp có thể được triển khai nhanh chóng và hiệu quả để xử lý kịp thời các khuyết tật xảy ra.

- Ban điều hành dự án và các kỹ sư giám sát sẽ tham gia vào hoạt động chất lượng và mở rộng đến các đối tượng liên quan như đội trưởng và các kỹ sư giám sát thi công cũng như các đội công nhân phục vụ dự án.

Kế hoạch kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công:

- Kế hoạch chất lượng sẽ bao gồm các kế hoạch, quy trình và các tổ chức cần thiết cho việc sản xuất ra một sản phẩm cuối cùng thoả mãn các yêu cầu của hợp đồng.

- Kế hoạch chất lượng sẽ bao trùm toàn bộ việc vận hành xây dựng, quá trình sản xuất cả trong và ngoài công trường, mẫu vật liệu, thí nghiệm, nghiệm thu và quản lý của tất cả các thầu phụ, người sản xuất, nhà cung cấp và người mua bán.

- Tính chất đầy đủ và rút gọn của các văn bản xây dựng là rất quan trọng trong quá trình đảm bảo chất lượng toàn bộ cho dự án. Trong giai đoạn trước khi xây dựng nhà thầu phải xem lại các bản thiết kế để phát hiện nhanh chóng các vấn đề.

- Việc thí nghiệm theo yêu cầu trong tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được tiến hành trong phòng thí nghiệm do kỹ sư duyệt hoặc khuyến nghị với kỹ sư bằng cách đưa ra các kết quả thí nghiệm, chứng chỉ,... trước đây. Trong trường hợp các phương tiện thí nghiệm tại những nơi mà yêu cầu kỹ thuật đề ra là hạn chế và không sẵn có trên công trường thì chúng sẽ được tiến hành bởi các phòng thí nghiệm ngoài công trường được kỹ sư phê duyệt. Báo cáo thí nghiệm sẽ được đính kèm và chuyển đến cùng với việc giao hàng.

Sau khi nhiệm thu đạt chất lượng đóng gói hộ lan tôn sóng để vận chuyển

- Cán bộ kiểm soát chất lượng phải lập kế hoạch và tiến độ nghiệm thu, lập bảng liệt kê các mục cần kiểm tra và đưa ra các chỉ dẫn cho người nghiệm thu trong tất cả các công tác xây lắp phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. Biên bản của tất cả các đợt nghiệm thu sẽ được duy trì và lưu giữ. Việc sử dụng bảng liệt kê các mục cần kiểm tra bởi những người nghiệm thu cũng như bộ đầy đủ của các báo cáo nghiệm thu hàng ngày cũng sẽ được kiểm tra, sổ tay chất lượng riêng của dự án được chuẩn bị từ khi bắt đầu xây dựng cho từng công việc sẽ được thể hiện chi tiết hơn trong tất cả các quy trình chất lượng.

- Nhà thầu phải thực hiện và quản lý các công việc theo các chính sách và nguyên tắc sau:

+ Công việc sẽ tuân theo hồ sơ thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu cũng như các chi dẫn cụ thể của Chủ đầu tư và Kỹ sư.

+ Nhà thầu phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu liên quan đến bất cứ công tác cụ thể nào được miêu tả trong yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu.

+ Nhà thầu phải thu thập tất cả các thông tin về các điều kiện địa chất thuỷ văn, điều kiện công trường để có thêm các giải pháp kỹ thuật và bản vẽ thi công.

+ Nhà thầu phải đề nghị với kỹ sư tiến hành thêm công tác thí nghiệm địa chất nếu cần thiết nhằm hiểu rõ hơn về điều kiện địa chất và thiết kế cũng như lập các phương án thi công tốt nhất.

+ Nhà thầu phải lập các biện pháp thi công và tiến độ cũng như trình tự thi công tốt nhất, biện pháp đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng và các biện pháp an toàn cho từng công việc. Các biện pháp thi công sẽ được áp dụng sau khi đã được kỹ sư phê duyệt cho áp dụng trong thực tế nhằm mang lại chất lượng cao cho dự án.

Cẩu hộ lan tôn sóng lên xe và chở ra công trường

Việc tổ chức Kế hoạch quản lý chất lượng

Trưởng ban kiểm soát chất lượng [Chủ nhiệm KCS]:

- Toàn bộ các cán bộ sẽ có thâm niên và có kinh nghiệm về quản lý chất lượng. Người có trách nhiệm chính sẽ thực hiện việc giám sát bao quát toàn bộ dự án.

- Chỉ huy trưởng công trường của Nhà thầu phải nắm toàn bộ  trách nhiệm với mọi khía cạnh của dự án bao gồm kiểm soát và đảm bảo chất lượng trong suốt thời hạn của dự án. Tất cả các nhân viên của dự án sẽ do Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm thông qua các giám sát viên tương ứng. Chỉ huy trưởng công trường sẽ chỉ đạo Chủ nhiệm KCS thực hiện Kế hoạch chất lượng theo yêu cầu của dự án và phối hợp với Chủ nhiệm KCS trong việc thực hiện.

- Chỉ huy trưởng công trường của Nhà thầu phải đảm bảo rằng các lực lượng tham gia hoạt động chất lượng trong suốt quá trình của dự án bao gồm cả các thầu phụ.

- Chủ nhiệm KCS là người chịu trách nhiệm chính trong chương trình chất lượng. Chủ nhiệm KCS sẽ kết hợp với Chỉ huy trưởng công trường và kỹ sư dự án quyết định tất cả công việc phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng. Chủ nhiệm KCS duy trì không lệ thuộc vào phạm vi của nhà chức trách.

- Chủ nhiệm KCS của Nhà thầu phải có trách nhiệm chuẩn bị, phân phối và thực hiện các sổ tay chất lượng sẽ được áp dụng rộng rãi cho toàn bộ dự án.

- Chủ nhiệm KCS sẽ lập các bảng danh sách các mục cần kiểm tra và kế hoạch nghiệm thu, mua sắm các thiết bị thí nghiệm phù hợp và thực hiện các nhiệm vụ cần thiết khác để thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng cho mọi công tác thi công.

- Chủ nhiệm KCS sẽ phối hợp với Chủ đầu tư bằng cách sắp xếp kế hoạch nghiệm thu, xin phê duyệt các kế hoạch, quy trình chất lượng và các văn bản khác và thông báo cho Chủ đầu tư tất cả các định hướng dự kiến trong các kế hoạch, chương trình và quy trình.

- Chủ nhiệm KCS cũng sẽ có trách nhiệm lập các văn bản kiểm soát chất lượng, đào tạo và cấp chứng chỉ cho toàn bộ các cán bộ nghiệm thu và tiến hành hiệu một cách có quả tất cả các chương trình nghiệm thu theo hợp đồng.

- Chủ nhiệm KCS của Nhà thầu phải phối hợp các yêu cầu cần thiết của Dự án với các cấp chính quyền sở tại, các nhóm bảo vệ môi trường cũng như các ban ngành cơ quan tại địa phương.

Nghiệm thu chất lượng biển báo giao thông tại xưởng

Nhân viên chịu trách nhiệm về Kiểm soát chất lượng:

Chủ nhiệm KCS sẽ chỉ đạo các cán bộ chất lượng bao gồm các cán bộ thí nghiệm cao cấp người sẽ chỉ đạo các nhân viên thí nghiệm trong công tác thí nghiệm hiện trường và trong phòng thí nghiệm theo yêu cầu của dự án.

Trách nhiệm kiểm soát chất lượng:

Cán bộ chất lượng sẽ có trách nhiệm đối với:

- Triển khai sổ tay chất lượng đối với từng công tác cụ thể bao gồm cả các quy trình, chính sách và nhân sự.

- Triển khai kế hoạch phát triển quy trình.

- Triển khai kế hoạch thí nghiệm cũng như nghiệm thu.

- Thực hiện đầy đủ theo yêu cầu kỹ thuật bao gồm việc kiểm soát người bán hàng/người cung ứng.

- Phát hiện và sửa chữa các khuyết tật trong các vật tư và máy móc cũng như tất cả các công việc thực hiện không theo yêu cầu.

- Đảm bảo trình độ nghiệm thu cá nhân và trau dồi cũng như cải thiện kỹ năng của mình.

- Duy trì chất lượng trong toàn bộ dự án đặc biệt khi làm việc liên quan tới các công tác xây lắp mới lạ và phức tạp.

- Giữ đúng hướng việc kiểm soát văn bản chất lượng nhằm kiểm tra tất cả các công tác xây lắp tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật.

- Quản lý các hoạt động thí nghiệm và kiểm soát các thiết bị thí nghiệm.

- Chỉ đạo việc rà soát và theo dõi để đảm bảo chất lượng.

- Đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ.

- Sử dụng chất lượng như một công cụ quản lý.

Nhà thầu phải xin phê duyệt của kỹ sư trựớc khi thay bất cứ cán bộ kiểm soát chất lượng nào. Bản đề nghị xét duyệt trình kỹ sư phải được chấp nhận của Chủ nhiệm KCS bao gồm tên, trình độ chức vụ và trách nhiệm của người được đề xuất thay thế.

Nghiệm thu chất lượng trụ biển báo sơn trắng đỏ tại xưởng

Triển khai sổ tay chất lượng của Dự án:

Kinh nghiệm mà nhà thầu thu được từ việc chuẩn bị sổ tay chất lượng của các dự án tương tự khác sẽ giúp nhà thầu có thể nhanh chóng có được sổ tay chất lượng với các quy trình, chính sách và các chỉ dẫn cá nhân cặn kẽ, rõ ràng và có thể điều chỉnh theo yêu cầu của Chủ đầu tư đáp ứng các yêu cầu của dự án.

Sổ tay chất lượng bao gồm những chỉ dẫn nghiệm thu cụ thể cho từng công việc, với mỗi chỉ dẫn chứa đựng một bảng liệt kê các danh mục cần kiểm tra và nó được sử dụng trên công trường như là một lời chỉ dẫn của nhân viên quản lý chất lượng của nhà thầu.

Báo cáo nghiệm thu hàng ngày lập theo hình thức tổng hợp các hoạt động nghiệm thu hàng ngày và các yêu cầu, tiêu chuẩn và quy trình cụ thể khác của dự án. Các chỉ dẫn nghiệm thu dựa trên một vài thành phần bao gồm các yêu cầu của yêu cầu kỹ thuật, kiểm tra kỹ năng tay nghề công nhân, các chỉ tiêu và các tiêu chuẩn công nghiệp và việc tích luỹ kinh nghiệm của các nhân viên quan trọng của dự án, những người sẽ chuẩn bị và xem xét các sổ tay.

Sổ tay chất lượng phục vụ như một chỉ dẫn hàng ngày cho các cán bộ giám sát và nghiệm thu nhằm đáp ứng và duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao của nhà thầu.

Vận chuyển biển báo giao thông cho nhà thầu sau khi nghiệm thu tại xưởng

Mục tiêu kiểm soát chất lượng:

Công tác kiểm soát chất lượng của nhà thầu phải nhấn mạnh việc sử dụng các vật liệu và sản phẩm có chất lượng.

Nó liên quan tới việc phân tích kết quả từ nhiều dự án đã hoàn thành. Hệ thống khảo sát có tổ chức của đơn vị thi công được chỉ đạo hướng tới việc nhận biết những biện pháp thi công và vật liệu đó để tạo ra sản phẩm cuối cùng trên cơ sở của yêu cầu kỹ thuật.

Chương trình kiểm duyệt chất lượng đảm bảo rằng các tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng phù hợp trong toàn bộ dự án và hoạt động xây lắp của chúng tôi sẽ đáp ứng các yêu cầu của yêu cầu kỹ thuật.

Kiểm duyệt chất lượng được điều khiển bởi Chủ nhiệm KCS và các nhân viên trong ban kiểm soát chất lượng. Quá trình kiểm duyệt bao gồm việc nghiệm thu và đánh giá các hoạt động của dự án để xác nhận sự tuân thủ theo các quy trình, bản vẽ và các văn bản kiểm soát được phê duyệt khác; đệ trình các báo cáo kiểm duyệt sự tuân thủ văn bản hay không tuân thủ; và xác nhận rằng các khuyết tật sẽ được xử lý đúng lúc và có hiệu quả hay nằm trong hệ thống chờ đợi nhận diện các sự cố, các hoạt động sửa chữa và việc xác nhận các hoạt động sửa chữa.

Nhà thầu cho lắp đặt biển báo giao thông trên tuyến

Kiểm soát các khuyết tật:

Sau khi phát hiện các khuyết tật trong công tác nghiệm thu và được ghi lại trong báo cáo và được nhận diện qua việc đánh số khuyết tật và vạch ra trong hệ thống các văn bản kiểm soát. Nhà thầu phải chuyển báo cáo đến các bộ phận có trách nhiệm giải quyết các khuyết tật và yêu cầu họ nhận dạng và ghi lại các nguyên nhân gây sự cố, trình các biện pháp sửa chữa sự cố và các biện pháp phòng ngừa. Họ sẽ gửi lại báo cáo cho nhà thầu xem xét. Nếu nhà thầu không chấp nhận giải pháp sửa chữa được kiến nghị thì câu trả lời sẽ là loại bỏ và yêu cầu có giải pháp khác thích hợp hơn.

Duy trì nâng cấp trình độ cán bộ nghiệm thu:

Nhà thầu có khả năng và có cơ sở để lựa chọn cán bộ nghiệm thu/cán bộ chất lượng từ các nguồn lực sẵn có và có thể bổ sung vào bộ khung này các nhân viên có trình độ và kinh nghiệm. Nhà thầu phải triển khai chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng của các nhân viên hiện có và việc đảm bảo trình độ nhất định của các chuyên gia luôn được tiến hành và duy trì.

Chỉ đạo việc đánh giá liên tục đối với các hoạt động chất lượng trong khi đáp ứng kế hoạch hoàn thành dự án:

Nhà thầu phải phát hiện ra rằng chỉ đạo việc đánh giá liên tục đối với các công tác thi công các hạng mục phức tạp, trước khi bắt đầu công việc của hạng mục có thể dẫn đến các hiệu quả lớn hơn trong hoạt động chất lượng. Các chủ đề được bàn bạc là tình trạng tuân thủ chất lượng, trách nhiệm thí nghiệm, trách nhiệm nghiệm thu, các yêu cầu thí nghiệm bằng văn bản, các sự cố đã biết và thấy trước và các văn bản chất lượng liên quan. Tất cả các bảng danh sách các mục cần kiểm tra của công tác đánh giá liên tục đều được ghi chép đầy đủ và giữ lại như một báo cáo của dự án.

Nhà thầu lắp đặt biển báo giao thông trên đường cao tốc

Duy trì các văn bản kiểm soát chất lượng:

Nhà thầu phải có một hệ thống Kiểm soát chất lượng với các hồ sơ ghi chép đã được kiểm chứng tính hiệu quả trong lĩnh vực giao thông, dân dụng, công nghiệp, các dự án xây dựng thương mại và hệ thống an toàn giao thông. Hệ thống của nhà thầu sẽ cung cấp các dữ liệu có sẵn, các kho lưu trữ đáng tin cậy và thông tin nhanh về tất cả các văn bản của dự án.

Quản lý thí nghiệm, bắt đầu và các hoạt động kết thúc dự án:

Nhà thầu phải có hiểu biết thực tế về các yêu cầu của quá trình liên quan đến giai đoạn kết thúc dự án. Nhà thầu phải nhận ra tầm quan trọng giai đoạn kết thúc và sự hiệu quả của giai đoạn này được chi phối bởi quá trình từ khi kí hợp đồng đến khi kết thúc dự án.

Nhà thầu phải có khả năng về nguồn nhân lực và kỹ thuật để điều khiển việc kiểm duyệt một cách có kế hoạch các hoạt động thí nghiệm trong suốt các giai đoạn thi công dự án bao gồm cả việc xây dựng, lắp đặt thiết bị và nghiệm thu và chấp thuận.

Các cán bộ nghiệm thu của Nhà thầu phải theo dõi các công tác thí nghiệm theo các chỉ dẫn nêu ra trong chỉ dẫn nghiệm thu chất lượng. Các két quả thí nghiệm sẽ được lập thành văn bản và đệ trình cho Giám đốc dự án để xem xét và phê duyệt. Các văn bản đã được duyệt sẽ cung cấp các xác nhận rằng báo cáo thí nghiệm đã hoàn thành và hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật.

Nhà thầu lắp đặt giá long môn trên đường cao tốc

Kiểm soát vật tư và thiết bị:

Trước khi xây dựng Nhà thầu phải lập một danh mục vật tư và máy móc dựa trên bản vẽ và các hợp đồng mua bán. Danh sách này sẽ dùng để làm danh sách các mục cần kiểm tra khi giao nhận vật tư và thiết bị và ghi chú các điều kiện của chúng. Cán bộ chất lượng sẽ nhận được danh sách này từ khi thiết kế dự án và xem xét nó cho tới khi hoàn chỉnh và chính xác.

Việc nghiệm thu nhận hàng và phát hiện khuyết tật của vật tư sẽ được tiến hành theo đợt giao hàng.

Nghiệm thu vật tư

Trưởng ban kiểm soát chất lượng của Nhà thầu phải nghiệm thu các mục sau:

- Điều kiện của vật tư báo cáo thí nghiệm [nếu có];

- Tên của đơn vị sản xuất và số hiệu;

- Các tiêu chuẩn phải tuân theo;

- Vật tư phải được kiểm tra chặt chẽ theo các yêu cầu trong đơn đặt hàng;

Khi Trưởng ban kiểm soát chất lượng của nhà thầu xác định rằng các vật tư là được chấp nhận thì sẽ điền đầy đủ vào báo cáo nhận hàng cũng như lưu trữ trong hồ sơ giao nhận hàng hóa.

Vận chuyển giá long môn sau khi đã nghiệm thu tại xưởng

Báo cáo

Khi các vật tư bị phát hiện là không phù hợp thì một bản báo cáo sẽ được lập bởi trưởng ban kiểm soát chất lượng như sau:

- Mô tả các khuyết tật

- Mô tả việc đánh giá kiểm soát chất lượng

- Mô tả nơi cất giữ

 - Xuất kho hàng và nhận dạng:

Tất cả các vật tư và thiết bị sẽ được lưu kho và bàn giao như sau:

- Khu vực kho chỉ định.

- Vật tư không được sử dụng cho sản xuất hay lắp đặt trong khoảng thời gian ngắn sẽ được đắt trong các kho chỉ định. Trưởng ban kiểm soát chất lượng sẽ đảm bảo rằng các vật tư được chấp nhận và không được chấp nhận sẽ được tách riêng trên công trường.

- Đánh mã mầu và số:

- Trưởng ban kiểm soát chất lượng sẽ đảm bảo rằng việc đánh mã mầu và đánh số sẽ được sử dụng để nhận biết các vật tư.

Phần 1 về biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công đã kết thúc tại đây. Mời các bạn xem tiếp phần 2 tại đường link sau nhé:

//thietbigiaothongquynhnga.com/bien-phap-dam-bao-chat-luong-trong-thi-cong-phan-2.html

XEM THÊM VỀ BÁO GIÁ SẢN PHẨM:

Công ty TNHH Vận Tải và An Toàn Đường Bộ Quỳnh Nga là đơn vị cung cấp, sản xuất, thi công, lắp đặt thiết bị an toàn giao thông như: biển báo giao thông, hộ lan tôn sóng [hộ lan mềm], lan can cầu đường, khe co giãn, trụ đảo giao thông vòng xuyến, gương cầu lồi, đinh phản quang, cọc tiêu chóp nón…chất lượng, uy tín, giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam. 

Khu vực miền bắc bao gồm các tỉnh thành như: Hà NộiHải PhòngHải DươngHà NamBắc NinhNam ĐịnhNinh BìnhHưng YênThái BìnhVĩnh PhúcLào CaiYên BáiĐiện BiênHòa BìnhLai ChâuSơn LaHà GiangCao BằngBắc KạnLạng SơnTuyên QuangThái NguyênPhú ThọBắc GiangQuảng Ninh.

Khu vực miền trung bao gồm các tỉnh thành như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh thành như: Kon TumGia LaiĐắk LắkĐắk NôngLâm Đồng.

Khu vực miền Nam và các tỉnh miền Tây bao gồm các tỉnh thành sau: Bình Phước, Bình DươngĐồng NaiTây NinhBà Rịa-Vũng TàuTP Hồ Chí MinhLong AnĐồng ThápTiền GiangAn GiangBến Tre, Vĩnh LongTrà VinhHậu GiangKiên GiangSóc TrăngBạc LiêuCà MauCần Thơ.

Quỳnh Nga với mạng lưới vận tải rộng khắp sẽ đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển của quý khách hàng.

Sau một thời gian phát triển sản phẩm sắt mỹ thuật, Quỳnh Nga có một lượng khách hàng tăng lên nhanh chóng nhờ áp dụng công nghệ 4.0 vào marketing cũng như vào sản xuất. Chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của quý khách hàng là tiêu chí hàng đầu của chúng tôi.

Trước khi phát triển sản phẩm sắt mỹ thuật, chúng tôi được khách hàng mọi miền đất nước biết đến với sản phẩm cơ khí giao thông cầu đường.

Chúng tôi nhận ra rằng, những năm tháng đam mê cùng với sắt thép đã và đang đưa Quỳnh Nga lên một tầm cao mới, có tên tuổi trong làng cơ khí. Và chúng tôi cũng nhận ra rằng, ngoài lĩnh vực cầu đường, những sản phẩm về thép lan can phục vụ công trình dân dụng, sản phẩm Sắt mỹ thuật của Quỳnh Nga cũng là một thế mạnh. Đội ngũ thợ lành nghề vẫn ngày đêm thổi hồn vào thép, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao về thẩm mỹ, gây thương nhớ cho bao quý khách hàng mà Sắt mỹ thuật Quỳnh Nga đã và đang chăm sóc.

Có thể xem thêm chi tiết ở đây:

+ Sắt mỹ thuật

+ Lan can sắt mỹ thuật

+ Cổng sắt mỹ thuật

+ Cầu thang sắt mỹ thuật

+ Hàng rào sắt mỹ thuật

Vận chuyển trụ biển báo đạt chất lượng đến công trường

Video Sản Xuất Hộ Lan Tôn Sóng [Hộ Lan Mềm] Và Lan Can Cầu Tại Xưởng

 Toàn cảnh chạy sóng hộ lan mềm tại xưởng 

 Quy trình sản xuất trụ tròn hộ lan mềm

Quy trình đột lỗ tấm sóng hộ lan mềm

 Gia công tấm chéo hộ lan mềm

CÓ THỂ XEM THÊM:

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ QUỲNH NGA

Hotline: 0977.348.266

Email: 

Website: thietbigiaothongquynhnga.com

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề