Các phong cách thiết kế nhân vật

font ui/ux facebook art
  • Loạt bài
  • Thiết kế
  • Nghệ thuật
  • Sáng tạo
  • Điểm nhìn
  • 31/05/2020 -

  • Nghệ thuật |

  • Thiết kế

Thông báo! iDesign
Đã copy URL bài viết vào bộ nhớ.

Phân loại các dạng hình minh họa - từ phong cách đến kỹ thuật [Phần 2]

Thao Lee / 7 phút
7 phút

Liệu bạn đã từng tìm tòi về định nghĩa của minh hoạ và có bao nhiêu phân loại trong hàng ngàn tác phẩm chúng ta thường thấy mỗi ngày? Bạn đã từng tìm kiếm một video, bài báo hoặc nguồn tin để hiểu rõ hơn về ngành nghệ thuật này, nhưng lại không nhận được đầy đủ thông tin về chúng, hoặc phải tổng hợp nhiều nơi để có thể hệ thống hoá một cách khái quát?

Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu qua khái niệm cơ bản của hình minh họa và các loại hình chính thông qua phương pháp thực hiện. Tiếp nối phần 2, hãy cùng iDesign tiếp tục khám phá các mục sau:

  • Kỹ thuật minh họa hiện đại
  • Phân loại phong cách trong minh họa

Kỹ thuật minh họa hiện đại

Như chúng ta từng thảo luận trước đây, các ngành công nghiệp và sáng tạo đều đang bước vào thời đại kỹ thuật số, khiến việc thể hiện tài năng của nghệ sĩ trở nên nhanh chóng và tự do hơn. Thiết bị điện tử hỗ trợ vẽ tay đầu tiên được phát minh vào năm 1888. Kể từ đó, công nghệ ngày càng tinh vi hơn, giúp nhiều nhà minh họa và thiết kế dễ dàng hơn trong việc tiếp cận máy tính bảng đồ họa ngày nay. Các nghệ sĩ sử dụng bút điện tử vẽ trên bề mặt máy tính bảng để đưa hình ảnh sang phần mềm đồ họa khác, chẳng hạn như Photoshop,Artrage, Ikscape. v.v. Các phần mềm này có tính năng mô phỏng các loại cọ, bút, dụng cụ vẽ, giấy và nhiều hiệu ứng khác nhau.

Chúng ta có thể chia các minh họa kỹ thuật số thành hai nhóm lớn:

1. Minh họa vẽ tay bằng kỹ thuật số

Như bạn có thể thấy từ các hình ảnh dưới đây,hình minh họa vẽ tay bằng kỹ thuật sốcho phép chuyển tiếp sáng tối một cách mượt mà, tạo ra không gian sinh động và chi tiết.Hầu hết các hình minh họa này ở định dạng raster và chỉ in ở một số kích thước nhất định.

  • Minh họa bởi
    Magdalina Dianova
  • Minh họa bởi Lois van Baarle
  • Minh họa bởi Meryl Franck

2. Đồ họa vector

Nhóm thứ hai được gọi là đồ họa/minh họa vector.Dạng minh họa này cho phépbạn thay đổi kích thước bất kỳ mà không làm giảm chất lượng hình ảnh. Minh họa vector có lợi thế trong việc tạo ra hình ảnh nhất quán. Điều này khiến cho kỹ thuật minh họa này phổ biến trong thiết kế web. Bạn có thể dễ dàng nhận ra kỹ thuật minh họa vector bằng đường line, hình khối được vẽ rõ ràng.

  • Thiết kế nhân vật của Beto Garza
  • Minh họa bởi Brian Taylor
  • Minh họa bởiTasty Vector

Phân loại các phong cách trong hình minh họa

Chúng ta cùng tìm hiểu về các thể loại khác nhau thông qua phong cách minh họa [chủ yếu được lựa chọn từ các phong cách phổ biến nhất]. Tuy nhiên, mỗi họa sĩ đều có những phong cách cá nhân đặc trưng và cụ thể, điều này khó có thể định nghĩa chi tiết. Nhưng tựu chung, chúng ta có thể nhận định các thể loại trong minh họa theo các phong cách chính sau:

1. Concept Art

Loại hình này bao gồm minh họa siêu thực, game, hoạt hình và theo chủ đề. Định nghĩa về thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1930, có lẽ từ Disney và nó cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp tự động.Các nghệ sĩ sẽ tạo ra một số ý tưởng từ một chủ đề nhất định, từ đó khách hàng có thể lựa chọn và theo dõi các giai đoạn trong quá trình tạo ra minh họa.

Thánh Hỏa minh họa bởi Văn Nguyễn

2. Minh họa sách cho trẻ em

Loại hình minh họa này rất đa dạng, từ phong cách minh họa thực tế với đầy đủ các chi tiết đến những hình vẽ rất đơn giản, đáng yêu giống của trẻ em. Nó phụ thuộc vào nội dung câu chuyện, nhóm tuổi mục tiêu và các mục đích khác. Tuy nhiên, minh họa dành cho trẻ em luôn nhiều màu sắc, cụ thể, thể hiện nội dung rõ ràng, các nhân vật cũng được tạo hình dễ thương và thân thiện.

Mảnh vườn của San minh họa bởi Siêu Trần

3. Truyện tranh/Tiểu thuyết đồ họa

TheoWikipedia, truyện tranhlà mộtphương tiện được sử dụng để thể hiện ý tưởng bằng hình ảnh, thường được kết hợp với văn bản hoặc thông tin hình ảnh khác.Truyện tranh thường có dạng một chuỗi hình ảnh, kết hợp với các hình ảnh biểu thị đối thoại, tường thuật, hiệu ứng âm thanh và các thông tin khác. Kích thước và bố cục của hình ảnh cũng góp phần tạo nhịp điệu cho cuộc đối thoại của nhân vật. Hoạt hình và các hình thức minh họa tương tự là hình ảnh phổ biến nhất trong truyện tranh.

Minh họa bởi Ngô Minh Trang

4. Sách/Ấn phẩm/Bài báo

Bạn có biết rằng, ở châu Âu khi chưa có kỹ thuật in màu, các cuốn sách cao cấp về chủ đề địa lý, lịch sử tự nhiên và một số sách thiếu nhi được sản xuất bằng cách in hình minh họa, sau đó tô màu bằng tay. Đây là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trước giữa thế kỷ 19.

Ngày nay, minh họa sách được thiết kế bằng nhiều loại kỹ thuật khác nhau, trước khi chuyển sang in ấn. Phong cách minh họa này rất linh hoạt, phụ thuộc vào ý muốn của tác giả và chủ đề của cuốn sách. Các họa sĩ minh họa luôn cố gắng tạo ra những bìa sách bắt mắt để thu hút độc giả giữa hàng ngàn cuốn sách khác. Đó là một phong cách rất đặc trưng, đòi hỏi tác phẩm vừa bắt mắt, vừa khơi gợi được nội dung bên trong của cuốn sách.

Bìa sách Chỉ tại con chim bồ câu của hoạ sỹ Bùi Tâm

5. Quảng cáo

Khác với minh họa sách báo chỉ thể hiện một ý tưởng nhất định và không thể hiện quá nhiều nội dung của cuốn sách, thì ngược lại minh họa quảng cáo cần phải thu hút sự chú ý và gây ấn tượng mạnh mẽ cho người xem về một ý tưởng hoặc thương hiệu/sản phẩm. Nhiều công ty lựa chọn minh họa như một phương tiện để truyền đạt thông điệp đến khách hàng, một phần vì minh họa thể hiện tốt ý tưởng hơn so với nhiếp ảnh.

Quảng cáo Coca-Cola năm 1900

6. Bao bì

Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số trong nửa sau của thế kỷ 20 cho phép các doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng và toàn cầu hóa.Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bao bì trở thành một trong những phương tiện để cạnh tranh với các đối thủ khác.Đối với một số doanh nghiệp như đồ trang sức, bánh, sản phẩm của trẻ em, minh họa là sự lựa chọn vô cùng thành công.Nó có tính cá nhân, sang trọng và mang đến cảm giác trau chuốt cho từng sản phẩm.

Bao bì chocolate Gilli của Dusse Bui

7. Xây dựng thương hiệu / Logo

Minh họa cho thương hiệu/logo là một phong cách rất cụ thể, đòi hỏi họa sĩ phải có một số kỹ năng nhất định.Ví dụ, một logo nên dễ nhận biết và có thể đọc được ở kích thước nhỏ.Do đó, họa sĩ minh họa thường đặc biệt quan tâm đến các chi tiết của logo. Logo nên đơn giản, nhưng thu hút sự chú ý và đáng nhớ.Ngoài ra, để xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp còn đầu tư vào các loại minh họa như linh vật, phiên bản hoạt hình của nhân viên hoặc sản phẩm. Điều này giúp tăng cường tính nhận diện cho thương hiệu và gây được ấn tượng đối với khách hàng.

Logo kỉ niệm 50 năm Disney World

Kết luận

Minh họa là một lĩnh vực vô cùng sáng tạo và phức tạp. Để am hiểu và có kiến thức bạn cần có thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm. Mỗi loại hình đều có những đặc trưng, kỹ thuật và phương thức thực hiện khác nhau. Dưới đây là một video tổng quan chung về định nghĩa của các loại hình minh họa.

Biên tập: Thao Lee
Nguồn:graphicmama

Chủ đề liên quan:

  • Phân loại các dạng hình minh họa từ phong cách đến kỹ thuật [Phần 1]
  • Thời kỳ Hoàng kim của minh họa và sự khởi sắc trong cuộc sống hiện đại ngày nay
  • Các minh họa xuất sắc nhất của The New York Times 2019

Cùng tác giả

Xu hướng minh họa 2022: 8 phong cách thiết kế chính
Xu hướng thiết kế Animation và Motion 2022
Xu hướng thiết kế web 2022: Những vũ khí mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng [Phần 2]
Xu hướng thiết kế web 2022: Những vũ khí mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng [Phần 1]

#Tag

concept art họa sĩ minh họa illustration minh hoa minh họa bao bì minh họa quảng cáo minh họa sách minh họa thương hiệu Minh họa truyện tranh sách trẻ em Đồ họa vector

iDesign Must-try

Họa sĩ Jianan Liu: Tôi không muốn ở trong vùng an toàn quá lâu
Từng là một nhà thiết kế giao diện cho công ty IT, Jianan Liu đã bị thế giới nghệ thuật thu hút và quyết định trở thành họa sĩ minh
Nghệ thuật kể chuyện không lời trong thế giới minh họa của Vincent Mahé
Là một người hâm mộ Edward Hopper nhiệt thành, Vincent thích vẽ những người cô đơn ở các thành phố lớn. Cùng với bảng màu và chi tiết được tiết
Lena Andersson - Hoạ sĩ của trẻ thơ
Những nhân vật do hoạ sĩ Lena Andersson tạo ra đã trở thành ngôi sao trong thế giới trẻ em cùng với các bức tranh nhẹ nhàng, phản ánh tình
Họa sĩ minh họa Lổn Nương: Người cầm tinh tuổi hổ luôn mạnh mẽ, vang dội và giàu tình cảm
Mình sẽ luôn chọn tết cổ truyền, bởi môi trường sống và các giá trị mình được truyền lại từ nhỏ. Lời tâm tình của Lổn Nương về những
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Vì sao heta-uma lại có nghĩa là 'xấu mà đẹp'? Phong cách thẩm mỹ này nhằm ám chỉ điều gì?
Khi nghệ sĩ thị giác trổ tài minh họa sách văn học
Nhiều nghệ sĩ thị giác đã lấn sân sang lĩnh vực xuất bản bằng cách vẽ trang bìa hoặc minh họa ý tưởng cho các tác phẩm văn chương kinh
GET IN TOUCH
  • / Facebook
  • / Instagram
  • / Group Maybe This Art Should Be Known

Video liên quan

Chủ Đề