Các sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán

Bạn có thể đọc thêm:

Lĩnh vực đầu tư hàng hóa vốn đã có mặt trên thế giới ở Anh và Hà Lan từ những năm 1960. Hình thức ban đầu của nó có thể hiểu là hợp đồng kỳ hạn – sản phẩm “sơ khai” nhất của giao dịch hàng hóa phái sinh và dần được hoàn thiện triệt để cho đến nay. Mặc dù đây là kênh đầu tư mới tại Việt Nam nhưng lại được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhất là khi giá trị trung bình của thị trường từ điểm cuối năm 2021 đạt khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi ngày, tăng lên gấp đôi so với đầu năm. Vậy sản phẩm phái sinh trong giao dịch hàng hóa là gì? Đầu tư hàng hóa có những ưu điểm vượt trội nào so với các kênh đầu tư khác? Làm thế nào để đầu tư hiệu quả khi mới “chân ướt chân ráo” bước vào thị trường? Hãy cùng Gia Cát Lợi tìm hiểu ngay sau đây!

Hàng hóa phái sinh là gì? Sản phẩm phái sinh là gì?

Hàng hóa phái sinh là hình thức giao dịch hàng hóa theo các chỉ số về giá thông qua sở giao dịch hàng hoá. Sản phẩm của hàng hóa phái sinh là các hợp đồng giao dịch bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

  • Hợp đồng kỳ hạn [forward contracts]: Hợp động kết thúc trong 1 thời hạn định trước trong tương lai. Ví dụ như ở cà phê là các kỳ hạn tháng 3 ,5, 7, 9,11.
  • Hợp đồng tương lai [futures]: Đây là dạng hợp đồng còn được gọi là hợp đồng tiêu chuẩn, định trước mua bán sẽ giao dịch trong 1 điểm nào đó trong tương lai.
  • Hợp đồng quyền chọn [options]: là hợp đồng giúp người mua bán có quyền chọn mua trước bán sau hay bán trước mua sau tùy theo nhu cầu nhận định của nhà đầu tư.
  • Hợp đồng hoán đổi [swap]: là sự thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi dòng tiền này lấy dòng tiền khác của bên kia.

Nhưng hiện nay ở Việt Nam mới có sản phẩm phái sinh duy nhất là hợp đồng tương lai [hay còn gọi là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn] trong giao dịch hàng hóa phái sinh thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam [MXV].

Những sản phẩm phái sinh hiện nay là gì?

Hiện nay, các mặt hàng được giao dịch trong thị trường hàng hóa phái sinh bao gồm 4 nhóm mặt hàng đầu tư chính: Nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng lượng. Mỗi nhóm hàng lại có đặc điểm riêng với những lợi thế đầu tư khác nhau nhưng hiện nay thì các mặt hàng trong nhóm nông sản được xem là mặt hàng thường xuyên được giao dịch nhất.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản rằng sản phẩm phái sinh là những mặt hàng cụ thể thuộc nhóm đầu tư như: ngô, lúa mì, đậu tương, khô đậu tương, cao su, cà phê, dầu thô, bạc, bạch kim,…

Ưu điểm của đầu tư hàng hóa phái sinh hiện nay

Mỗi thị trường đầu tư đều có những ưu – nhược điểm riêng. Một cách cụ thể, đầu tư hàng hóa có những ưu điểm vượt trội sau:

  • Giao dịch 2 chiều: Trong khi thị trường chứng khoán giới hạn việc kiếm lợi nhuận từ 1 chiều [chỉ có thể kiếm được lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng, còn ngược lại khi giá cổ phiếu giảm thì không thể kiếm được lợi nhuận]. Thì thị trường hàng hóa phái sinh có đặc điểm giao dịch 2 chiều – kiếm được lợi nhuận kể cả khi giá mặt hàng đó giảm. Khi giá hàng hóa tăng thì nhà đầu tư mua lên và kiếm được lợi nhuận theo xu thế tăng. Ngược lại, khi giá giảm thì nhà đầu tư có thể mở vị thế bán cho một mặt hàng mà quý nhà đầu tư muốn tham gia giao dịch và kiếm được lợi nhuận khi mặt hàng đó giảm như dự đoán.
  • Đòn bẩy lớn: Thị trường hàng hóa phái sinh hiện nay có khả năng sinh lời cao hơn so với thị trường chứng khoán nhờ lợi thế về đòn bẩy tài chính. Nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tài chính lên đến 1:10, thậm chí là 1:20 tùy từng sản phẩm phái sinh so với mức vốn của mình, nhưng nếu xét về hệ số rủi ro thì lại thấp hơn nhiều so với nhiều thị trường tài chính khác.
  • Khả năng sinh lời lớn: Nhớ vào mức đòn bẩy lớn và biến động giá khá mạnh nên hoàn toàn có thể tạo ra khả năng sinh lời lớn hoặc cực lớn trong thời gian ngắn. Tùy thuộc vào từng mặt hàng mà quý nhà đầu tư tham gia giao dịch mà quyết định việc sinh lời cao hay thấp.
  • Thanh khoản cao: Thị trường hàng hóa phái sinh là thị trường có tính thanh khoản cao do đặc thù sản phẩm đều là những sản phẩm dễ dàng lưu thông trên thị trường với khối lượng giao dịch mỗi ngày đều rất lớn, nên có thể khớp lệnh được ngay lập tức cho dù là số vốn nhỏ hay lớn. Hàng hóa phái sinh cũng cho phép nhà đầu tư tận dụng các lợi thế về đòn bẩy, giao dịch – bù trừ nhanh chóng.
  • Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể chốt lãi/lỗ ngay lập tức [T+0] mà không cần phải chờ tới tận 3 ngày [T+3] sau khi mua như cổ phiếu thì mới có thể chốt lãi/lỗ. Do vậy nhà đầu tư có thể chủ động làm chủ được giao dịch của mình khi có biến động về giá, hoặc rủi ro ngoài ý muốn thì có thể thoát lệnh được ngay lập tức.
  • Minh bạch và an toàn: Thị trường hàng hóa phái sinh được pháp luật Việt Nam công nhận vào bảo hộ, nên quý nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm khi tham gia đầu tư. Tất cả các sản phẩm trên thị trường hàng hóa phái sinh đều phải đảm bảo yêu cầu về rõ ràng thông tin sản phẩm phái sinh. Cũng như được tiêu chuẩn hóa theo quy định quốc tế và được thông qua bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam khi liên thông với các sàn giao dịch trên thế giới. Các sản phẩm giao dịch chủ yếu hoạt động theo nguyên tắc cung và cầu trên thị trường thế giới. Vì vậy việc thao túng giá là rất khó xảy ra do phạm vi giao dịch rộng lớn chứ không phải bị giới hạn trong một nước hoặc một vùng.

Hàng hóa phái sinh – kênh đầu tư của năm 2022

Kênh đầu tư với các sản phẩm phái sinh ngày càng gây được tiếng vang khi có giá trị trung bình từ điểm cuối năm 2021 đạt khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi ngày, tăng lên gấp đôi so với đầu năm. Dựa trên số liệu từ Sở hàng hóa giao dịch Việt Nam, dòng tiền chảy vào thị trường hàng hóa phái sinh rất tích cực. Các mặt hàng hàng hóa phái sinh rất đa dạng và thiết yếu, vì vậy dù nền kinh tế gặp khó khăn do dịch bệnh nhưng hàng hóa phái sinh vẫn nhộn nhịp. Các chuyên gia dự báo đây là điểm sáng trong các kênh đầu tư năm 2022.

Bắt đầu với thị trường phái sinh như thế nào?

Nếu bạn vẫn còn đang hoang mang, chưa biết bắt đầu trên thị trường này như thế nào thì hãy để chúng tôi giúp bạn. Gia Cát lợi tự hào là thành viên TOP đầu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, luôn giữ vững vị thế trong suốt nhiều năm qua trên thị trường. Vừa qua, chúng tôi vinh dự được nhận giải thưởng Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2021. Chúng tôi cam kết mang đến quý khách hàng sự hỗ trợ và chăm sóc tối đa, liên hệ ngay!

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI – Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Địa chỉ: 163 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc 1, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Facebook: //www.facebook.com/GiaCatLoiofficial/

Website: //dautuhanghoa.vn

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.

Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán và/hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại, v,v.. hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, v.v.

Để tham gia thị trường Chứng khoán phái sinh, Hãy mở ngay tài khoản ngay tại đây.

LOẠI CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH NÀO SẼ ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM?

Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại chính:

– Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại.

– Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

– Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.

– Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.

Trong đó, hợp đồng tương lai sẽ là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam, cụ thể là Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu [VN30 và HNX30] và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ [kỳ hạn 5 năm]. Các sản phẩm này được lựa chọn trước tiên do tính chất sản phẩm đơn giản, tài sản cơ sở đều là các công cụ có độ rủi ro thấp và có tính đại diện cao. Nguyên tắc giao dịch Hợp đồng tương lai cũng không quá khác biệt so với giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở.

GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CÓ GÌ KHÁC BIỆT SO VỚI GIAO DỊCH CỔ PHIẾU?

Việc giao dịch Hợp đồng đồng tương lai diễn ra tương tự so với giao dịch cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch thông qua giao dịch khớp lệnh hoặc giao dịch thoả thuận.

Các Hợp đồng tương lai sẽ có bảng giá riêng biệt, nhà đầu tư dựa trên kỳ vọng của mình vào xu hướng của chỉ số có thể đặt lệnh và khớp lệnh để tham gia vào Hợp đồng tương lai. Tương tự như cổ phiếu, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số tăng sẽ mua hợp đồng tương lai chỉ số, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số giảm sẽ bán hợp đồng tương lai chỉ số. Một điểm khác biệt là các hợp đồng tương lai sẽ đáo hạn, do đó nhà đầu tư khi tham gia giao dịch cần lưu ý chọn hợp đồng có tháng đáo hạn phù hợp.

MỞ TÀI KHOẢN NGAY

Hoặc gọi tổng đài 1900545409 để được tư vấn trực tiếp.

Đối với cổ phiếu trên thị trường cơ sở, nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu cần phải có đủ số tiền, và nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu phải có đủ số cổ phiếu trước khi giao dịch. Tuy nhiên, đối với Hợp đồng tương lai, nhà đầu tư không cần có đủ toàn bộ số tiền để tham gia vị thế mua, hoặc không cần nắm giữ tài sản cơ sở để tham gia vị thế bán. Nhà đầu tư khi giao dịch Hợp đồng tương lai, đối với cả bên mua và bên bán, sẽ cần làm quen với hai hoạt động chính trong Giao dịch hợp đồng tương lai: Ký quỹthanh toán hàng ngày.

KÝ QUỸ LÀ GÌ VÀ KÝ QUỸ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Ký quỹ là một trong những điểm khác biệt của giao dịch chứng khoán phái sinh so với giao dịch cổ phiếu. Ký quỹ trong giao dịch chứng khoán phái sinh đóng vai trò như một khoản đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của hai bên khi tham gia hợp đồng. Trung tâm lưu ký sẽ quy định tỉ lệ ký quỹ ban đầu cho mỗi loại hợp đồng khác nhau.

Tỉ lệ ký quỹ ban đầu do trung tâm lưu ký quy định sẽ nêu rõ nhà đầu tư phải ký quỹ bao nhiêu phầm trăm giá trị hợp đồng trước khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.

Nhà đầu tư không có đủ số tiền ký quỹ như yêu cầu có thể bị gọi ký quỹ, và phải nộp đầy đủ ký quỹ để có thể tiếp tục nắm giữ vị thế đối với Hợp đồng tương lai.

VIỆC THANH TOÁN HÀNG NGÀY DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Một điểm khác biệt nữa của thị trường chứng khoán phái sinh là cơ chế thanh toán hàng ngày. Nhà đầu tư khi giao dịch và nắm giữ các vị thế trong các hợp đồng chứng khoán phái sinh sẽ phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi lỗ phát sinh từ các vị thế đó mỗi ngày:

Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lỗ ròng: nhà đầu tư sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau.

Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lãi ròng: nhà đầu tư sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.

Lãi/lỗ ở mỗi vị thế sẽ được tính toán dựa trên giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai đó. Riêng đối với các hợp đồng tương lai chỉ số đến ngày đáo hạn, lãi/lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai đó.

QUY MÔ HỢP ĐỒNG ĐƯỢC TÍNH TOÁN NHƯ THẾ NÀO?

Giống như giá của mỗi cổ phiếu, quy mô của mỗi hợp đồng phái sinh sẽ cho biết giá trị đầu tư mà nhà đầu tư đang tham gia là bao nhiêu. Quy mô hợp đồng sẽ được tính theo công thức:

Quy mô hợp đồng = giá Hợp đồng tương lai * hệ số nhân

NHÀ ĐẦU TƯ CẦN CHÚ Ý GÌ KHI THAM GIA GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VNDIRECT?

Khi giao dịch chứng khoán phái sinh, sau khi đã nắm giữ vị thế, nhà đầu tư cần theo dõi hai loại tỷ lệ: Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹtỷ lệ tài khoản phái sinh.

Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ = Giá trị ký quỹ yêu cầu/Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ

Tỷ lệ sử dụng tài khoản phái sinh = Giá trị ký quỹ yêu cầu/Giá trị tài sản ròng hợp lệ

Giá trị ký quỹ yêu cầu = IM + VM + DM

Trong đó:

IM: Ký quỹ ban đầu theo quy định của Trung tâm lưu ký.

VM: Giá trị lỗ ròng phát sinh trong phiên [nếu có].

DM: Ký quỹ chuyển giao, dùng thay cho IM đối với các hợp đồng phái sinh chuyển giao vật chất đến ngày đáo hạn.

Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ: Số tài sản ký quỹ hợp lệ đã nộp lên Trung tâm lưu ký.

Giá trị tài sản ròng hợp lệ: Số tài sản ký quỹ hợp lệ đã nộp lên Trung tâm lưu ký + tiền tại VNDIRECT – nợ tại VNDIRECT

VNDIRECT sẽ quy định các mức an toàn, cảnh báo và xử lý đối với từng tỷ lệ này:

– Mức an toàn: Nhà đầu tư sẽ được giao dịch chứng khoán phái sinh tối đa cho tới khi tỷ lệ đạt mức an toàn này.

Mức cảnh báo: Khi vượt quá mức này, VNDIRECT sẽ gọi bổ sung ký quỹ và nhà đầu tư phải nộp thêm ký quỹ hoặc đóng bớt vị thế để tỷ lệ về thấp hơn hoặc bằng mức an toàn.

– Mức xử lý: Tài khoản của nhà đầu tư sẽ bị xử lý đóng vị thế nếu vượt quá mức này.

VNDIRECT sẵn sàng đồng hành cùng mọi nhà đầu tư trên thị trường Chứng khoán phái sinh.

MỞ TÀI KHOẢN NGAY

Hoặc gọi tổng đài 1900545409 để được tư vấn trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề