Các tác phẩm thi đại học môn văn 2023

  • Trang chủ
  • Giáo dục - du học

Thứ Sáu, ngày 22/07/2022 10:56 AM [GMT+7]

Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GDĐT chỉ đạo các nhà trường đổi mới cách dạy và cách học môn Ngữ văn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có trong hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

Theo đó, để tiếp tục khắc phục tình trạng dạy học nặng về thuyết giảng, đọc chép và yêu cầu thuộc lòng theo văn mẫu, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường đổi mới cách dạy và cách học môn Ngữ văn.

[Ảnh minh họa].

Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn, Bộ GDĐT yêu cầu cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh

Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề thi mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh.

Giáo viên có thể đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn để giúp học sinh đọc nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình để áp đặt hay thay thế cho những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.

Đối với dạy viết, chú trọng yêu cầu học sinh hình thành ý tưởng, biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo, có sức thuyết phục để qua đó rèn luyện tư duy và cách viết các kiểu văn bản.

Giáo viên tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tạo lập văn bản. Ở mỗi bước, giáo viên có thể sử dụng, khai thác ngữ liệu minh họa một cách hợp lý giúp học sinh hiểu được đặc điểm hình thức, ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của từng kiểu văn bản; từ đó, giúp học sinh hình thành kĩ năng viết của mình…

Nguồn: //danviet.vn/tu-nam-2023-de-thi-mon-ngu-van-se-khong-su-dung-van-ban-trong-sgk-502022227105...

Bộ GD-ĐT đã báo cáo các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý, đồng thời cảnh báo người dân không lan truyền, phát tán các thông tin giả mạo này.

Giáo dục Xem thêm

-500,000₫ 1,100,000₫ 1,600,000₫

Mô tả

Khóa livestream: Tổng ôn chuyên sâu Ngữ văn

Lớp luyện thi Đại học, tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

Cấp độ: Lớp 12.

Giáo viên: Thạc sĩ Ngô Minh Hương.

1. Lộ trình khóa học:

GIAI ĐOẠN 1: NẮM CHẮC KIẾN THỨC: Ở giai đoạn này, cô sẽ dạy toàn bộ kiến thức Ngữ văn 12 từ A đến Z. Chúng mình sẽ cùng tìm hiểu, phân tích các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12. Với mỗi tác phẩm, cô sẽ chia thành từng đoạn để phân tích cụ thể, chi tiết.

GIAI ĐOẠN 2: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG: Cô sẽ hướng dẫn các con phương pháp làm các dạng đề, bao gồm: Đọc hiểu, Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học. Chúng mình sẽ học cách phân tích đề, luyện cách trả lời câu hỏi theo từ khóa của đề.

GIAI ĐOẠN 3: LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU: Cô trò mình sẽ luyện các dạng đề theo các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12. Sau đó, cô tổ chức những đợt kiểm tra định kì để các con có cơ hội “cọ xát” như làm bài thi thật. Năm nay, cô mời hẳn một giáo viên trợ giảng chuyên chấm và chữa bài chi tiết cho các con. 

2. Tài liệu đính kèm: Năm nay, lần đầu tiên khóa TỔNG ÔN CHUYÊN SÂU có sách kèm theo. Mỗi bạn tham gia lớp, cô sẽ gửi về tận nhà cuốn sách "Trọng tâm kiến thức Ngữ văn".

3. Thời gian học: Tháng 9/2022 đến tháng 3/2023. 

4. Hình thức học: Livestream nhóm kín trên Facebook. Các livestream đều được lưu lại, sắp xếp theo hệ thống khoa học, em có thể học lại thoải mái. Ngoài ra, có nhóm messenger trao đổi bài, giải đáp thắc mắc.

5. Giáo viên trợ giảng chấm - chữa bài: Thạc sĩ Vũ Thị Lan.

Chủ Đề