Cách ăn cao báo như thế nào

Cao ngựa bạch là loại dược liệu quý với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Đặc biệt với người bệnh xương khớp, có thể dùng loại cao này để giảm đau nhức, mạnh gân, cường cốt, giúp xương trở nên chắc khỏe hơn.

1. Sơ lược về cao ngựa bạch

Sử dụng cao ngựa bạch bồi bổ cơ thể ngày càng phổ biến, nhu cầu tìm mua sản phẩm cũng vì thế mà tăng cao. Do đó, bạn cần có những hiểu biết nhất định về loại cao này.

1.1 Thế nào là cao ngựa bạch?

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cao ngựa được bày bán, bao gồm cao ngựa bạch và cao ngựa thường. Trong đó, cao ngựa bạch được đánh giá cao về thành phần dinh dưỡng và tác dụng với sức khỏe con người.

Cao xương ngựa được đánh giá cao về thành phần dinh dưỡng, tốt cho người bệnh xương khớp

Cao ngựa bạch là loại cao được nấu từ xương ngựa bị bạch tạng. Trong cơ thể loại ngựa này xuất hiện đột biến gen, không thể tổng hợp được sắc tố melanin, khiến cơ thể có màu trắng, mắt hồng. Tuy nhiên, cần tránh nhầm lẫn giữa ngựa trắng và ngựa bạch, bởi tác dụng của cao ngựa trắng tương tự cao ngựa thường.

1.2 Phân loại cao

Khi phân loại cao ngựa bạch, người ta chia làm 2 nhóm chính:

  • Cao nguyên chất: Được nấu hoàn toàn từ xương ngựa đã được xử lý sạch sẽ, không lẫn tạp da, thịt.
  • Cao toàn tính: Lẫn các thành phần khác như da, thịt. Tác dụng và dược tính hoàn toàn thua kém so với cao nguyên nhất. Giá cũng vì thế mà rẻ hơn.

1.3 Thành phần

Với cao ngựa bạch nguyên chất, khi phân tích thành phần [100g] sẽ cho kết quả hàm lượng như sau:

  • Protein > 75%
  • Lipid: 2,6 – 7%
  • Canxi: 192 – 1519mg
  • Photpho: 29 – 420mg

2. Lợi ích khi sử dụng cao ngựa bạch

Đây là vị thuốc nổi tiếng trong Y học Cổ truyền với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Bồi bổ cơ thể, tốt cho người bị suy nhược, người mới ốm dậy.
  • Tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Tăng cường chức năng sinh lý.
  • Cải thiện giấc ngủ.
  • Hỗ trợ tiêu hóa – tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.

3. Tác dụng của cao ngựa bạch với người bệnh xương khớp

Là vị thuốc quý chỉ xếp sau cao hổ cốt, trong thành phần loại cao này chứa nhiều hợp chất quan trọng tham gia vào cấu tạo của hệ thống xương khớp. Do đó, chúng mang lại nhiều tác dụng như:

Một số tác dụng điển hình của cao với người bệnh xương khớp

3.1 Tăng sinh xương, chống còi xương

Khi nghiên cứu thành phần của cao ngựa bạch, các nhà khoa học phát hiện ra hàm lượng lớn canxi, keratin, photphat,… đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo hệ xương khớp.

Sử dụng cao giúp bổ sung lượng canxi cần thiết cho quá trình phát triển xương ở trẻ em. Từ đó, phòng chống tình trạng còi xương của trẻ nhỏ, giúp xương luôn chắc khỏe.

3.2 Chống thoái hóa, bảo vệ khớp

Lượng lớn acid chondroitin sulfuric trong cao ngựa được xem là thành phần chính của sụn khớp. Thành phần này có tác dụng giảm thoái hóa, phục hồi khả năng hoạt động của khớp thông qua việc giảm sự bào mòn, tổn thương lên khớp.

3.3 Hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp

Chứa tới 17 loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Trong đó có nhiều acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Do đó, loại cao này mang đến tác dụng tốt trong hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe xương khớp cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương,…

4. Cách dùng cao ngựa bạch đạt hiệu quả cao nhất

Để đạt hiệu quả cao nhất khi dùng cao, bạn cần tuân thủ theo các chỉ dẫn sử dụng như sau:

4.1 Liều lượng

  • Người lớn: 5 – 10g chia 1 – 2 lần.
  • Trẻ nhỏ: 5g, ngày dùng 1 lần.

4.2 Cách dùng

Có 3 cách cơ bản để sử dụng loại cao này, tùy mức độ phù hợp, bạn có thể chọn cho mình cách dùng tối ưu nhất:

  • Cách 1: Dùng ăn [ngậm] trực tiếp hoặc trộn với cháo nóng.
  • Cách 2: Cho cao cùng 1 thìa cà phê mật ong, chút nước lọc, rồi đem hấp cách thủy từ 10 – 15 phút.
  • Cách 3: Thái mỏng 100g cao đem ngâm với nửa lít rượu trắng. Mỗi ngày uống 2 lần. Mỗi lần 1 chén nhỏ.

4.3 Lưu ý khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Sử dụng liên tục trong thời gian 2-3 tháng để cao phát huy hiệu quả tốt nhất.
  • Không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Khi dùng cao, nên hạn chế đồ ăn tanh, tôm, cua, hải sản,…
  • Phụ nữ và trẻ em không dùng cao ngâm rượu.
  • Không dùng trong trường hợp mắc các bệnh cấp tính ngoài da, hay bệnh xương khớp do đạm cao như bệnh dời leo, bệnh gút.

>> DƯỠNG KHỚP KHI TRẺ – SỨC KHỎE ĐẾN GIÀ

Chủ Đề