Cách chăm sóc da bị kích ứng

Mục lục

  • 1- Nguyên nhân gây ra dị ứng, kích ứng mỹ phẩm
    • 1.1 Các sản phẩm có độ pH thấp hoặc là sản phẩm có nồng độ cao.
    • 1.2 Bị mất nước
    • 1.3 Các sản phẩm có gốc axit
    • 1.4 Các yếu tố dị nguyên
    • 1.5 Các chất bảo quản
    • 1.6 Các hương liệu tạo mùi
    • 1.7 Các chất tạo màu.
  • 2- Các dấu hiệu thường gặp khi bị kích ứng da.
  • 3- Các xử trí khi bị kích ứng da
    • 3.1 Nên dừng sản phẩm ngay lập tức
    • 3.2 Cân nhắc dùng thuốc bôi chứa corticoid
    • 3.3 Sử dụng corticoid dưới chỉ dẫn của bác sĩ
    • 3.4 Phục hồi da và nâng thể trạng da
  • 4. Sử dụng mỹ phẩm như thế nào?
  • 5. Thông tin liên hệ

Trong cuộc đời của các bạn sẽ có một vài lần các bạn bị dị ứng, kích ứng mỹ phẩm khi mua sản phẩm mới về. Bạn đang hân hoan khi có thể sở hữu các loại mỹ phẩm yêu thích nhưng khi bôi lên thì da bạn bắt đầu mẩn ngứa, kích ứng, nổi mẩn đỏ. Khi bạn muốn nâng cấp level chăm sóc da mình, bạn muốn đổi sang các dòng sản phẩm chuyên sâu, trị mụn chuyên sâu, reteniod hay vitamin axit thế hệ 3. Hoặc các bạn bắt đầu sử dụng những sản phẩm làm trắng da như vitamin C hay những sản phẩm chống oxi hóa, lão hóa da nhưng ngay sau khi dùng các bạn thấy da mình bị kích ứng. Có những bạn 1 tuần, 2 tuần bị kích ứng.

Vậy làm thế nào có thể chẩn đoán, phân biệt được các thể kích ứng và điều trị chúng ra sao để có thể dùng mỹ phẩm một cách an toàn nhất. Các bạn cùng tìm hiểu bác sĩ Hiếu qua video này hôm nay: Làm thế nào để có thể xử trí dị ứng, kích ứng khi các bạn dùng mỹ phẩm.

Nếu như đây là lần đầu tiên các bạn biết đến kênh này, thì xin giới thiệu thêm là bác sĩ có 1 fanpage tên là Bác Sĩ Hiếu và một cộng đồng chăm sóc da khoa học. Các bạn có thể tham gia group đó. Và tự tìm hiểu các bài tham khảo hướng dẫn chăm sóc da khoa học cho chính mình. Nào, chúng ta cùng đến với bài chia sẻ hôm nay thôi.

1- Nguyên nhân gây ra dị ứng, kích ứng mỹ phẩm

1.1 Các sản phẩm có độ pH thấp hoặc là sản phẩm có nồng độ cao.

Ví dụ khi bạn mới dùng Retinol, các bạn bỏ qua giai đoạn làm quen sản phẩm mà sử dụng luôn retinol nồng độ là 2% một trong những nồng độ cao nhất đối với bôi ở trên da, ngay hôm sau bạn bị kích ứng da.

Hoặc bạn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ vitamin C. Vitamin C có nhiều thương hiệu có nồng độ lên đến 23%. Khi dùng những sản phẩm có nồng độ cao như thế này, nguy cơ kích ứng rất cao bởi những sản phẩm có nồng độ cao thì pH sẽ thấp. Thông thường, pH của da rơi vào khoảng 5,5 6.5 nhưng nếu bạn dùng sản phẩm có pH là 2-3 thì nguy cơ kích ứng cực kỳ cao, đặc biệt là những bạn có làn da khô, da nhạy cảm. Vậy bạn nên tập cho mình thói quen là sử dụng những sản phẩm có nồng độ thấp trước, và những sản phẩm có nồng độ cao thì mình dùng sau, sẽ đỡ được nguy cơ kích ứng da rất nhiều.

1.2 Bị mất nước

Các sản phẩm có khả năng hút nước ồ ạt và có nguy cơ gây kích ứng da như: vitamin C, AHA nồng độ cao. Các loại sản phẩm này cơ chế là hút nước và hút các phân tử nước về phía mình. Khi hút nước thì da của bạn, đặc biệt là lớp thượng bì nó không được cung cấp nước nữa. Da không đủ nước thì da dễ bị kích ứng. Da khô da sẽ bong tróc, và hàng rào bảo vệ da sẽ suy yếu, tạo ra các khe hở, lỗ trống để cho vi khuẩn, các chất ngoại lai xâm nhập trong cơ thể. Hãy nên dùng dưỡng ẩm khi các bạn dùng các sản phẩm có khả năng hút nước cao.

Cách xử lý dứt điểm mụn trán từ bác sĩ Hiếu:

1.3 Các sản phẩm có gốc axit

Sản phẩm gốc axit có rất nhiều loại như AHA, BHA, vitamin C là những sản phẩm gốc axit cơ chế vừa có pH thấp, vừa có khả năng hút ẩm cao. Những sản phẩm của nguồn gốc từ axit đều có nguy cơ gây kích ứng da. Dù nó là axit nhẹ hay axit yếu thì cứ axit thì nguy cơ kích ứng da nó sẽ có. Chính vì thế, nên phối hợp các phương pháp da hàng ngày để tránh được nguy cơ kích ứng này.

1.4 Các yếu tố dị nguyên

Nghe đến đây các bạn thấy rất mơ hồ đúng không? Vì các yếu tố dị nguyên là các yếu tố ngoại lai ở bên ngoài. Các dị nguyên này bao gồm rất nhiều yếu tố. Có thể xuất phát từ chính môi trường sống, từ chế độ chăm sóc da, từ sản phẩm hàng ngày.

Dị nguyên là chất có khả năng gây ra kích ứng, dị ứng trên da và cơ thể mình không thể phản ứng lại với nó. So sánh dễ hiểu thì giống như lửa thì kị nước, đất kị với cây, các nguyên tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ sẽ có tương khắc, do đó cơ địa mình nó sẽ không thích ứng được hoạt chất nào thì mình nên tránh nó ra. Và các bạn cần phân biệt kích ứng và dị ứng do mỹ phẩm. Trong video clip hôm sau, bác sĩ Hiếu sẽ chia sẻ với các bạn thế nào là bị dị ứng do mỹ phẩm và cách phân biệt được. Vì hai trường hợp này điều trị hoàn toàn khác nhau.

1.5 Các chất bảo quản

Chất bảo quản các bạn có thể nghe đến các sản phẩm có nguồn gốc từ paraben như metyl paraben, propyl paraben hay butyl paraben. Paraben là những sản phẩm các bạn có thể kiếm tra dễ dàng, tuy nhiên chất bảo quản bên trong mỹ phẩm mà hay sử dụng có rất nhiều loại. Các bạn có thể chọn phương án trên nhãn như sau, sẽ hạn chế được nguy cơ có chất bảo quản. Tuy nhiên, nếu không có chất bảo quản thì sản phẩm của mình sẽ hỏng rất nhanh. Vậy nên các bạn nên tránh các sản phẩm của nguồn gốc từ paraben nhé!

1.6 Các hương liệu tạo mùi

Trong mỹ phẩm thường có các chất tạo mùi. Vì các sản phẩm thông thường mùi rất hắc và khó chịu. Khi có chất tạo mùi sẽ làm sản phẩm mình dễ chịu hơn, mùi hấp dẫn hơn thì các bạn sẽ thích bôi hơn. Chất nào càng thơm, càng có nhiều chất tạo mùi. Chất tạo mùi không chỉ là chất tạo mùi nhân tạo mà còn có chất tạo mùi tự nhiên. Chất tạo mùi tự nhiên hay nhân tạo đều có thể có nguy cơ gây kích ứng. Vậy với kinh nghiệm của bác sĩ Hiếu, thì bác sĩ khá chuộng các sản phẩm không có chất tạo mùi, hoặc là chất tạo mùi tự nhiên. Nhưng tóm lại, các sản phẩm không có chất tạo mùi thì sẽ được bác sĩ Hiếu yêu thích nhất vì nó giảm nguy cơ kích ứng và dị ứng.

1.7 Các chất tạo màu.

Các bạn thấy rằng mỹ phẩm thì có rất nhiều màu: màu trắng, màu trong, màu vàng, màu cam, màu đỏ thì các loại tạo màu có nguồn gốc PEG chất làm bền màu trong dung dịch. Khi các chất tạo màu này có nguy cơ gây kích ứng, dị ứng, tuy nhiên hàm lượng sẽ thấp nên các bạn đừng quá lo lắng. Với quan điểm của bác sĩ Hiếu, bác sĩ thích các sản phẩm có màu tự nhiên. Ví dụ như: các loại dưỡng ẩm bác sĩ Hiếu thường kê đơn. Trong video tiếp theo, bác sĩ Hiếu sẽ tiếp tục review cho các bạn những dưỡng ẩm bác sĩ Hiếu yêu thích và phù hợp với làn da mụn. Và các bạn đừng quên theo dõi hết video này.

2- Các dấu hiệu thường gặp khi bị kích ứng da.

  • Ngứa
  • Mẩn đỏ
  • Da khô, bong tróc, tăng tiết dầu

Đây là 3 yếu tố quan trọng nhất. Khi kết hợp thêm yếu tố nữa là thường khởi phát sau khi sử dụng mỹ phẩm ngay hôm đó, hoặc là 1, 2 ngày hôm sau. Đây gọi là trường hợp bị kích ứng cấp tính. Vậy nên xử trí như thế nào?

3- Các xử trí khi bị kích ứng da

3.1 Nên dừng sản phẩm ngay lập tức

Khi có kích ứng, phương án đầu tiên là nên dừng ngay. Và dừng trong thời gian là 2-4 ngày. Dừng đến khi da không còn kích ứng nữa thì thôi và hạn chế dùng các chất tẩy rửa như sữa rửa mặt có thành phần tẩy da chết như AHA, BHA hoặc các loại có hạt. Bởi khi lúc đó da mình nhạy cảm, nếu dùng các loại tẩy rửa mặt quá sẽ làm da kích ứng nhiều hơn. Vậy, nên dùng nước muối sinh lý để tẩy rửa hoặc đắp mặt bằng nước muối sinh lý thì sẽ cực kỳ hiệu quả.

3.2 Cân nhắc dùng thuốc bôi chứa corticoid

Trường hợp bị nặng hơn, không chỉ bị ngứa, mẩn đỏ mà có những bạn da còn chảy dịch đỏ rực như ông mặt trời, thì nên cân nhắc sử dụng cách này. Đừng lo lắng, nhiều bệnh lý về da phải sử dụng corticoid mới có thể điều trị được. Các bạn có thể chọn coricoid bậc 5,6 hoặc 7, sẽ hạn chế được nguy cơ tác dụng phụ.

3.3 Sử dụng corticoid dưới chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu kích ứng nặng hơn, các bạn nên sử dụng cả corticoid đường uống nữa. Tuy nhiên với phác đồ này, các bạn cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bời vì Corticoid dễ gây ra nguy cơ như: ức chế tuyến thượng thận, gây ra tai biến [loét dạ dày, đau bụng, buồn nôn]rất nhiều tác dụng phụ. Với trường hợp này, các bạn có thể inbox tới bác sĩ Hiếu, bác sĩ Hiếu có thể hỗ trợ giúp các bạn.

3.4 Phục hồi da và nâng thể trạng da

Với trường hợp các bạn bị kích ứng mãn tính [kích ứng đi kích ứng lại nhiều lần]. Đúng hơn phải gọi là cơ địa dễ kích ứng thì nên sử dụng phương pháp này. Tăng cường dùng các loại dưỡng ẩm, dịu nhẹ. Nếu các bạn muốn các cách hoặc sản phẩm phục hồi da, có thể inbox tới bác sĩ Hiếu theo link mô tả bên dưới, bác sĩ Hiếu sẽ trực tiếp hướng dẫn các bạn.

4. Sử dụng mỹ phẩm như thế nào?

Nếu các bạn bị kích ứng, các bạn nên giảm nồng độ đi. Nếu dùng lại thì nên dùng tần suất thưa hơn. Các bạn có thể pha loãng sản phẩm ra thì nó sẽ giảm độ pH, hiệu quả chậm hơn nhưng nó sẽ có nguy cơ giảm kích ứng hơn. Cách này không đúng khoa học đâu, nhưng giúp các bạn làm quen từ từ sản phẩm.

Trên đây là những mẹo về kinh nghiệm bác sĩ Hiếu hướng dẫn, chia sẻ cho các bạn để các bạn có thể xử lý kích ứng da đơn giản, hiệu quả. Nếu bạn thấy bài viết này hay, đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người có thể biết đến bác sĩ Hiếu nhiều hơn cũng như giúp mọi người có thêm một kênh tổng hợp thông tin về da liễu. Còn nói các bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin, kiến thức khác, các bạn có thể vào channel youtube của bác sĩ Hiếu nhé. Trong đó, bác sĩ Hiếu đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích tới các bạn đó.

5. Thông tin liên hệ

  • Bác sĩ Hiếu
    Inbox:m.me/drhieu.aesthetic
    Hotline: 0849.86.8282
    Youtube:bacsihieu.vn/youtube
    Group cộng đồng chăm sóc da khoa học://www.facebook.com/groups/congdong.chamsocda.khoahoc
    Group Beauty Tips & Review cosmetic

Tham khảo video clip của bác sĩ Hiếu: Link

Xem thêm: 8 SAI LẦM TRONG SE KHÍT LỖ CHÂN LÔNG Skincare Routines nào cho lại

Video liên quan

Chủ Đề