Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng

Nguy cơ sức khỏe cho những trẻ bị suy dinh dưỡng là gì? Suy dinh dưỡng là định nghĩa chung dùng cho các loại bệnh thừa dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng ở người. Đây là một loại bệnh có nhiều dạng và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Một người mắc phải bệnh thường tiêu thụ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không phù hợp với thể trạng [thừa hoặc thiếu]. Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác tác động đến vấn đề này như tình trạng sức khỏe, môi trường, điều kiện kinh tế, an ninh lương thực,...

Suy dinh dưỡng thường được chia thành hai nhóm tình trạng lớn:

  • Thiếu dinh dưỡng bao gồm thấp còi, gầy còm, nhẹ cân.

  • Thừa dinh dưỡng bao gồm thừa cân, béo phì 

Trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng thấp còi thường là kết quả của việc cơ thể tiêu thụ nguồn dinh dưỡng thấp hơn mức cơ thể yêu cầu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc này là:

  • Chế độ ăn uống nghèo nàn: Các bữa ăn có thể ít về số lượng, mật độ thức ăn dinh dưỡng nghèo nàn và không đa dạng. 

  • Thực phẩm không an toàn gây ảnh hưởng đến đường ruột và tiêu hoá ở trẻ. 

  • Trẻ sơ sinh cai sữa sớm. 

  • Bệnh tật: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy, bệnh sởi, giun và ký sinh trùng đường ruột. 

  • Nơi sống không hợp vệ sinh. 

  • Thai phụ không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khi đang mang thai. 

  • Thai phụ mắc các bệnh về truyền nhiễm như HIV/AIDS

Bên cạnh đó, cũng tồn tại một số nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến sự suy giảm dinh dưỡng ở trẻ như: dịch vụ ý tế không đầy đủ, không đủ điều kiện kinh tế, chiến tranh, thiếu kiến thức về dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng.

Giai đoạn từ khi thụ thai đến khi trẻ được 2 tuổi chính là giai đoạn suy dinh dưỡng gây hậu quả nặng nề nhất và không thể hồi phục hoàn toàn. Chính vì thế, bạn cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé ngay khi trong bụng mẹ và chế độ chăm sóc bà bầu từng tháng cụ thể.

Suy dinh dưỡng khi còn trong bụng mẹ khiến trẻ chậm lớn và nhẹ cân khi vừa sinh ra. Cân nặng thường rơi vào khoảng

Chủ Đề