Cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5

Theo nghiên cứu công bố bởi Tổ chức Y tế thế giới [WHO], thoát vị đĩa đệm là một trong số những bệnh lý xương khớp thường gặp nhất trong số các bệnh về cột sống.

Bệnh lý này thường gặp nhất tại vị trí cột sống thắt lưng L4-L5, L5-S1 và cột sống cổ C4-C5, C5-C6 với triệu chứng điển hình là tình trạng đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo cảm giác tê bì, nhức mỏi vùng thoát vị, chân, tay.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được ứng dụng trong điều trị hoặc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, có thể kể đến như:

  • Áp dụng các mẹo dân gian tại nhà, bài tập trị liệu, yoga làm giảm triệu chứng bệnh
  • Điều trị bảo tồn bằng thuốc uống [Đông y, Tây y]
  • Trị liệu bằng sóng cao tần, tác động cột sống, laser
  • Phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số thông tin tham khảo về các cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến:

Các biện pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

Từ xưa đến nay, có một số kinh nghiệm dân gian thường được áp dụng trong hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm bởi độ an toàn, lành tính và dễ thực hiện tại nhà.

  • Mẹo hỗ trợ chữa bệnh bằng lá lốt: Lá lốt đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, người bệnh có thể sao nóng lá lốt cùng muối hạt để chườm lên vùng hoát vị. Hoặc sử dụng lá lốt xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi cho thêm khoảng 300ml sữa tươi, đun sôi để nguội, uống 2 lần mỗi ngày.
  • Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu: Hòa 1 chút muối vào cốc nước lọc nhỏ rồi đem đun sôi, để nguội. Đem ngải cứu đã rửa sạch cùng nước muối vào máy xay nhuyễn, vắt lấy nước. Thêm mật ong vào dung dịch thu được, khuấy đều, chia thành 2 lần, uống trong ngày.

Bên cạnh các mẹo dân gian từ cây lá, các vị thuốc nam thì người bệnh có thể tham khảo, luyện tập thêm các bài tập thể dục, yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Bài tập dành cho thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Bài tập xoay cổ, căng giãn cổ sang 2 bên, bài tập ngồi vặn mình hay đứng cúi gập người,...
  • Bài tập dành cho thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng: Bài tập ôm tay bó gối, tư thế rắn hổ mang, tư thế bắc cầu,...
  • Bài tập với xà đơn: Để 2 tay rộng bằng vai, nắm chặt vào xà, kéo người lên theo phương thẳng đứng để kéo giãn cột sống cổ, lưng và thư giãn cột sống.

Người bệnh cần lưu ý, các biện pháp kể trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, giảm đau. Để tránh gặp phải chấn thương không đáng có, trước khi áp dụng bài thuốc dân gian hay bài tập nào bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm với ưu điểm giảm đau nhanh, hiệu quả tức thời cũng là phương pháp hiện được nhiều người lựa chọn.

Dưới đây là 3 nhóm thuốc Tây thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị căn bệnh này:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Aspirin, Paracetamol, Neurontin,… dùng để giảm các cơn đau ở mức độ nhẹ.
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Các loại thuốc kháng viêm không Steroid được dùng phổ biến hiện nay là: Meloxicam, Diclofenac… dùng để tiêm, bôi hoặc uống tại chỗ.
  • Vitamin cho thần kinh: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng một số loại vitamin bổ thần kinh nhóm B như: B1, B6, B12…

Mổ thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh được chỉ định khi người bệnh dùng thuốc và các biện pháp phục hồi, kéo giãn cột sống sau 6 tháng không đạt hiệu quả hoặc bị thoát vị đĩa đệm nặng đe dọa khả năng vận động.

Những phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất hiện nay gồm mổ hở, mổ vi phẫu qua ống nong hoặc mổ nội soi.

Theo thông tin chia sẻ từ Bệnh viện 108, sau phẫu thuật, những người làm việc văn phòng có thể hoạt động trở lại sau 2-3 tuần, còn những người lao động chân tay thì cần 4-6 tuần. Mặc dù, mổ đĩa đệm có thể làm giảm chèn ép lên dây thần kinh, nhưng có khoảng 10 - 25% người bệnh không thể phục hồi hoàn toàn, 50% người bệnh vẫn còn cảm giác đau nhức, tê bì do các tổn thương không thể phục hồi đã xảy ra trước khi phẫu thuật.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Với nguyên tắc chính là đi sâu loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh, phục hồi đĩa đệm bị tổn thương, cân bằng âm dương trong cơ thể, các bài thuốc Đông y có ưu điểm hỗ trợ đẩy lùi bệnh từ căn nguyên, giúp người bệnh giảm đau và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Ngoài ra, thuốc Đông y có nguồn gốc từ dược liệu nên an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Tuy nhiên, người bệnh nên tỉnh táo lựa chọn đơn vị uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong việc khám, chữa bệnh bằng Đông y, sử dụng dược liệu sạch kê đơn, bốc thuốc để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Đẩy lùi thoát vị đĩa đệm nhờ phương pháp hỗ trợ điều trị "3 trong 1" của Đỗ Minh Đường Đỗ Minh Đường là nhà thuốc Nam gia truyền đã có lịch sử 150 năm, nổi tiếng với phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm "3 trong 1" bằng y học cổ truyền gồm:

● Kết hợp 4 bài thuốc uống gia truyền trong một liệu trình: Hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh, tăng khả năng lưu thông khí huyết, khu phong, tán hàn, trừ thấp, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.

● Vật lý trị liệu [châm cứu, bấm huyệt, điện châm, chiếu đền hồng ngoại]: Giúp giải tỏa điểm chèn ép, hỗ trợ kéo giãn cột sống, phục hồi khả năng vận động.

● Chế độ luyện tập, ăn uống khoa học, được tư vấn bởi đội ngũ thầy thuốc, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm.

Sự kết hợp 3 TRONG 1 kể trên tác động vào căn nguyên gây bệnh đồng thời hỗ trợ phục hồi tổn thương tại đĩa đệm, bồi bổ tạng phủ, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Đặc biệt, với những người bệnh bận rộn như nhân viên văn phòng, công nhân viên chức… nhà thuốc còn hỗ trợ sắc thuốc sẵn và cô đặc thành dạng cao. Người bệnh chỉ cần lấy thuốc theo liều lượng được kê đơn, pha với nước ấm là có thể sử dụng mà không cần đun sắc.

Nhờ truyền thống làm nghề y trong suốt 150 năm qua, Nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường đã vinh dự nhận giải thưởng "Top 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2020" và "Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo" năm 2017.

Thông tin liên hệ nhà thuốc Đỗ Minh Đường:

● Cơ sở Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình/ Hotline: 096 9720 212

● Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh/ Hotline: 0936 427 358

● Website: //dominhduong.org/xuong-khop/thoat-vi-dia-dem


Trong giải phẫu, xương cột sống của con người gồm có 33 đốt sống, được chia thành 5 nhóm được ký hiệu như sau: 7 Đốt sống cổ [C1-C7]; 12 đốt sống lưng [D1-D12]; 5 đốt sống thắt lưng [L1-L5]; 5 đốt sống hông [S1-S5] và 4 đốt cùng cụt. Giữa các đốt sống có một đĩa đệm chứa nhân nhầy có tác dụng hấp thụ lực, giảm ma sát giữa các đốt khi cơ thể vận động và di chuyển.

Do một nguyên nhân nào đó, đĩa đệm có thể bị tổn thương và trượt ra khỏi vị trí bình thường của nó trong bao xơ. Bao xơ bị nứt/rách vòng sợi tạo điều kiện cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép vào tủy và hệ thống rễ thần kinh chằng chịt quanh cột sống gây đau đớn cùng nhiều hệ lụy khác.

Trong bệnh thoát vị đĩa đệm, vị trí L4 L5 tương ứng với phần đốt sống tại vị trí cột sống thắt lưng. Đây là phần cột sống phải chịu áp lực lớn nhất vì nó chịu lực hầu hết khi nâng đỡ toàn bộ phần trên của cơ thể, chịu ảnh hưởng về lực mỗi khi cơ thể vận động, khuân vác, di chuyển… Vì vậy, vị trí này cũng rất dễ xảy ra thoát vị.

Nghiên cứu cho thấy, thoát vị đĩa đệm L4 L5 chiếm đến 40-45% trong tổng số trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, phổ biến thứ 2 chỉ sau thoát vị đĩa đệm L5 S1. Để phân biệt hai trường hợp này, ngoài các triệu chứng thông thường, bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng chèn ép rễ điển hình như sau:

  • Đau vùng thắt lưng: Cơn đau cấp tính dữ dội như dao đâm đến mức không thể cử động được, xảy ra khi người bệnh gắng sức, mang vác nặng, bê vật nặng sai tư thế. Cũng có khi cơn đau âm ỉ kéo dài dai dẳng nhiều ngày ngay cả khi người bệnh không làm gì. Cơn đau tăng về mức độ khi người bệnh đứng lâu, đi lại, rặn, ho hoặc hắt hơi.
  • Đau vùng hông, đùi và chân: Cơn đau từ thắt lưng lan xuống hông, vùng đùi, bắp chân và có thể xuống cả các ngón chân.
  • Cảm giác châm chích, tê, ngứa ran như điện giật: Xuất phát từ phần thắt lưng trở xuống mông và các ngón chân.
  • Suy giảm chức năng vận động: Bệnh gây yếu cơ khiến người bệnh dễ bị vấp ngã hoặc vận động khó khăn.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý chiếm khoảng 45-50% trong tổng số trường hợp thoát vị. Đoạn L5 S1 là vùng xương cột sống thấp nhất của cột sống. Nó nằm giữa đốt sống thắt lưng số 5 và phần đốt xương cùng thứ nhất trên cột sống. Vùng này có vai trò là bản lề của cột sống thắt lưng và cũng chịu sức ép rất lớn từ phần trên của cơ thể. Ngoài ra, khi chúng ta cúi, xoay, nghiêng, khom hoặc ưỡn người thì đây cũng là vùng chịu tác động lực lớn nhất. Chính vì thế vị trí này có tỷ lệ tổn thương thoái hóa và chấn thương với tỷ lệ cao hơn cả vùng thắt lưng L4 L5.

Khi bị thoát vị đĩa đệm L5 S1, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng khó chịu sau:

  • Đau thắt lưng: Cơn đau buốt từng cơn như dao đâm mỗi khi người bệnh đi lại, đứng lâu, ngồi lâu, khi ho hoặc hắt hơi, khi rặn đại tiện. Cơn đau cũng có thể kéo dài âm ỉ nhiều ngày khó chịu. Cơn đau giảm khi người bệnh nằm nghỉ.
  • Đau xuống mông và một trong hai mặt chân: Cơn đau cấp tính có thể lan tỏa từ hông xuống toàn bộ mông, vùng bắp đùi và mặt trong của chân khiến người bệnh không thể làm gì được.
  • Cảm giác tê bì, co cứng: Người bệnh có thể cảm thấy tê cứng toàn bộ vùng mông kèm cảm giác châm chích khó chịu.
  • Rối loạn vận động: Trường hợp có sự chèn ép nặng, người bệnh có thể bị yếu cơ tại vùng dây thần kinh ảnh hưởng. Một số trường hợp có thể suy giảm chức năng vận động, bàn chân có thể chúc xuống đất, đi đứng dễ vấp ngã thậm chí là liệt bàn chân.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Khi rễ thần kinh bị tổn thương nặng, người bệnh có triệu chứng đau buốt đến choáng, bỏng rát tại gan và mu bàn chân, bàn chân lạnh, vã mồ hôi, rối loạn đại tiểu tiện...

Bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 , L5 S1 nên làm gì?

Khi bị mắc thoát vị đĩa đệm L4 L5, L5 S1, trước hết người bệnh cần được thực hiện các chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng thích hợp để xác định chính xác tình trạng bệnh. Một số xét nghiệm/chụp chiếu cần thiết là:

Sau khi xác định chính xác tình trạng bệnh, người bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5, L5 S1 tùy vào tình trạng bệnh sẽ được chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng một số thuốc giảm đau, chống viêm, chống co thắt, thuốc bổ thần kinh… để làm giảm cảm giác đau đớn. Các thuốc này đều phải được dùng chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tự ý không tự mua thuốc và sử dụng.

Ngoài uống thuốc, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng vật lý trị liệu như xoa bóp, massage, bấm huyệt, laser, dùng sóng radio cao tần… với mục đích giảm đau nhức và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng thêm.

Điều trị ngoại khoa phẫu thuật chỉ được chỉ định khi người bệnh có biến chứng chèn ép rễ thần kinh nặng gây đau nhức nhối, buốt co cứng vùng mông đến mức không thể vận động, hoặc chỉ định nếu các phương pháp nội khoa không đạt được kết quả mong muốn.

Song song với điều trị, người bệnh thường được chỉ định nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động nặng, hạn chế leo cầu thang, khuân vác… kết hợp với ăn uống và luyện tập điều độ để nâng cao sức khỏe, hạn chế cơn đau cấp tính.

Điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm L4-L5,L5-S1 nhờ An Cốt Nam

Bên cạnh các lựa chọn điều trị bằng tân dược, người bệnh thoát vị đĩa đệm L4-L5, L5-S1 có thể tham khảo thêm bài thuốc và phác đồ Đông y An Cốt Nam.

An Cốt Nam là bài thuốc được gia giảm từ nhiều vị thuốc chữa bệnh xương khớp quý như Sâm ngọc linh, Thiên niên kiện, Bí kỳ nam, Trư lung thảo, Dây đau xương… Các dược liệu được phối hợp với nhau trong một tỷ lệ được nghiên cứu kỹ sao cho phù hợp nhất với cơ địa người Việt hiện đại.

Ngoài uống thuốc, người bệnh kết hợp dùng cao dán thảo dược giúp giảm đau nhức nhanh chóng và làm vật lý trị liệu. Đây là hai liệu pháp hỗ trợ cho thuốc uống, giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Bạn đọc quan tâm tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết : AN CỐT NAM ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ NHƯ NÀO ?

Video liên quan

Chủ Đề