Cách chụp ảnh bằng máy quay phim

NỘI DUNG CHÍNH

  • 1. Nhu cầu
  • 2. Chuẩn bị
    • 2.1 Thẻ nhớ
    • 2.2 Pin
    • 2.3 Chân máy
  • 3. Cài đặt thông số và các chế độ quay
    • 3.1 Ánh sáng
    • 3.2 Khung hình
    • 3.3 Nhiệt độ màu
  • 4. Bấm máy và biên tập
    • Quay video cho cá nhân:
    • Quay video cho công ty:
  • 5. Hậu kì

Đời sống công nghệ hiện đại phát triển. Tinh thần yêu thích chụp ảnh quay phim cũng nở rộ lên. Từ các máy điện thoại có chức năng chụp ảnh quay phim là các bạn trẻ tha hồ tự xướng. Dưới đây là một số bí kíp hướng dẫn cách quay video bằng máy ảnh các bạn tham khảo nhé !!

  • 6 mẹo chụp ảnh chuyên nghiệp với smartphone đúc kết kinh nghiệm từ các chuyên gia nhiếp ảnh
  • TOP 5 ĐIỆN THOẠI QUAY VIDEO TỐT NHẤT HIỆN NAY

1. Nhu cầu

Nếu thấy có chỗ đẹp và muốn sống ảo, từ đó đòi hỏi hơn nên đầu tư vào các loại điện thoại xin hơn. Nhưng các bạn biết đấy, lòng tham chúng ta không dừng lại ở đó. Mà sẵn sàng đầu tư lên luôn một con máy ảnh xịn để có được tấm ảnh cực chất. Mà còn thể hiện được vẻ đẹp bề ngoài khi người khác nhìn vào.

Vậy khi các bạn đã mua máy ảnh để chụp hình và quay phim. Thì vấn đề đầu tiên là thích chụp ảnh nên mua. Vấn đề thứ hai, là khi mua về mà không biết sử dụng như thế nào? Thì dưới đây mình sẽ chỉ tường tận cách quay video bằng máy ảnh nhé !

2. Chuẩn bị

Trước hết thì bạn phải chuẩn bị cho mình một máy ảnh. Đảm bảo vẫn có thể sử dụng được thay vì mấy cái máy ảnh cũ hư lấy khoẻ để làm màu nhé.

Được trang bị đầy đủ các chức năng tốt nhất. Và hỗ trợ những chức năng hiện đại phổ biến hiện nay.

Tại vì mình đã từng tìm kiếm các thao tác như thế này mà phải sử dụng máy đời cũ. Nên rất khó khăn mình mong các bạn không phải lặp lại giống mình.

2.1 Thẻ nhớ

Muốn quay video bằng máy ảnh thì tất nhiên bạn phải có thẻ nhớ để lưu trữ dữ liệu. Khi quay thì các hình ảnh được ghi lại sẽ được lưu vào thẻ gắn trong máy. Và tất nhiên không có thẻ nhớ thì bạn sẽ không thể lưu lại được những gì mình đa quay rồi.

Đối với thẻ nhờ thì nên dùng thẻ nhớ dung lượng lớn. Để khi quay đảm bảo được xuyên suốt lúc ghi hình không bị gián đoạn. Có nghĩa là thẻ nhớ bị đầy, và hơn đó là nên sử dụng thẻ nhớ với tốc độ đọc lớn. Như thẻ mình đang sử dụng là 64gb với tộc độ đọc là 170mb/s.

Tốc độ đọc cao giúp bạn sao chép dữ liệu một cách nhanh hơn tiết kiệm thời gian hơn. Cảm giác sẽ hưng phấn hơn khi mọi việc tiến triển nhanh so với tỉ lệ thời gian lường trước đúng không nào.

2.2 Pin

Thứ hai thì phải chuẩn bị pin đầy 100%. Có nghĩa nếu ngày mai bạn muốn đi quay thì tối hôm trước bạn phải sạt đầy pin. Mà ít nhất phải có đủ 2 trái pin đầy để khi hết pin thì có pin thay ngay lập tức trong thời gian phải đợi sạt.

Đó là sự chuẩn bị cũng như biết tính toán.

2.3 Chân máy

Ngoài máy và các phụ kiện kèm theo máy thì đó là chân máy. Thiết bị giúp cố định được góc máy cũng như đảm bảo được góc quay không bị rung giật.

Tâm lý các bạn mới sử dụng sẽ không quen cảm giác gắn máy lên chân và fix một chỗ. Các bạn hay thích di chuyển và lia máy hơn khi mới tập là điều rất sai lầm.

Dù là quay video bằng máy ảnh nhưng bạn luôn phải đảm bảo chất lượng . Để khi sử dụng cảnh quay đó ở đẳng cấp như thế nào? khi bạn muốn di chuyển cảnh quay đó sẽ bị rung hay bố cục đảo lộn lên hết thì cũng vô nghĩa. Vậy nên chúng ta cứ đảm bảo một điều là góc máy phải chất lượng.

Cứ tốt nhất là quay cảnh nào chắc cảnh đó. Còn muốn sáng tạo thì phải được mọi người đánh giá bạn qua mọi cảnh quay đi rồi hẳn sáng tạo nhé.

3. Cài đặt thông số và các chế độ quay

Bước này bạn phải xem xét bối cảnh như thể nào? có nắng quá hay là dư sáng quá không? Nên ưu tiên tốc để mọi cử chỉ được rõ nét lúc iso xuống mức thấp nhất không.

Khẩu độ nên đóng hay mở tuỳ thuộc vào backgroup hơn hết. Nếu backgroup đẹp màu sắc bắt mắt thì nên đóng khẩu để lấy được rõ nét hơn. Phần backgroup cũng có thể tăng iso lên một chút vì cũng không ảnh hưởng nhiều về chất lượng.

Mà đa số khi bạn quay các cảnh quay một nhân vật hay quay cận thì phải mở khẩu để xoá phông và nhấn mạnh chủ thể hơn.

3.1 Ánh sáng

  • Các bạn thường đặt câu hỏi là tại sao khi quay trong studio có đèn thì bị nháy hình?

Hiện tượng này được gọi là Flicker. Do tốc độ màn trập của hai hệ PAL và NTSC cài đặt không đúng với mỗi vùng. Các bạn cần hiểu là khi sử dụng hệ PAL thì buộc phải thiết lập tốc độ màn trập ở 1/50 hoặc 1/100 và hệ NTSC là 1/60 hoặc 1/120.

Để không bị nháy hình cứ ưu tiên tốc độ trước rồi tới khẩu độ và iso nhé. Phần này đi hơi sâu các bạn cứ đọc qua để biết thêm nhé !

3.2 Khung hình

Về frame thì các bạn nên để 60fps là mức thấp nhất. Để quay xong khi bạn muốn slowmotion thì phần hậu kì có thể xử lý mà đảm bảo được chất lượng. Về khung hình và thiết lập chế độ quay bạn nên xem trước phần này để cài đặt cho đúng kịch bản ban đầu. 

Giống như là phải thiết lập quay 4K hay là full HD. Hiện giờ thì 4K đã phát triển nhưng không sử dụng nhiều và mất nhiều thời gian để xử lý hậu kì.

Nói chung bạn phải thiết lập chế độ này trước khi bắt đầu bấm máy để không phải gặp vấn đề gì phần hậu kì.

3.3 Nhiệt độ màu

Độ K [nhiệt độ màu] đây là phần khá quan trọng để có được hình ảnh màu sắc đúng và đẹp. Tăng lên thì nhiệt độ màu vàng nóng, giảm xuống thì nhiệt độ màu xanh lạnh. Tuỳ vào bối cảnh mà cân chỉnh độ K phù hợp. Làm sao cho đúng chuẩn màu nhất giống như da người không thể nào mà màu tím hay màu đỏ.

Bởi vì còn phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng và màu sắc tại hiện trường.

  • Các bạn hay đặt câu hỏi là chúng ta có thể chỉnh màu ở phần hậu kì nên nhiệt đồ màu có thể chỉnh lại ?

Đúng là ở phần hậu kì nếu các bạn biết và thích thì thay đổi màu cho video là điều dễ dàng. Nhưng phần đó các bạn nên hiểu là nó giúp video bạn đẹp hơn về màu sắc chứ không phải làm thay đổi màu sắc.

Có nghĩa là màu góc video của bạn chủ đạo là màu xanh. Thì chúng ta có thể chỉnh màu xanh đậm đà hơn hay thanh nhạt hơn. Chứ không thể nào chỉnh màu xanh thành màu vàng được. Việc này đồng nghĩa là chỉnh màu phần hậu kì vẫn có giới hạn. Nên ngay từ đầu bạn phải đầu tư cho việc này chứ không đợi tới phần hậu kì mới xử lý.

4. Bấm máy và biên tập

Khi các khâu chuẩn bị và thiết lập xong xuôi hết mọi thứ phải ổn định để bấm máy quay. Là quay phim dù sử dụng máy quay chuyên nghiệp hay chỉ là máy ảnh. Bạn cũng luôn luôn chủ động đếm 1 2 3 bấm máy. Và điều lưu ý là phải đảm bảo máy đang quay.

Mình hay gặp sự cố là quên bấm máy và mình cũng đã từng là nạn nhân của việc này. Là quay phim hãy luôn đảm bảo máy đang chạy khi chương trình chưa kết thúc.

Ở bài viết này đang nói quay phim bằng máy ảnh nên các bạn cũng biết là không được trang bị đầy đủ như các máy quay chuyên nghiệp cũng như ekip không có đủ các bộ phận thế nên bạn phải chủ động trong mọi việc dù là quay video cho cá nhân mình hay là cho công ty cũng vậy.

Quay video cho cá nhân:

Đa số các góc máy được quay theo kiểu ngẫu hứng và sáng tạo, không bị gò bó hay phải theo một khuôn khổ nào cả, có thể nhờ hay tham khảo ý kiến bên ngoài thêm để hình ảnh được chất lượng và chuyên nghiệp hơn.

  • Nhược điểm: Không được đầu tư bài bản, chất lượng không cao.

Quay video cho công ty:

Quay theo kịch bản có sẵn, đảm bảo hình ảnh đúng với yêu cầu của công ty, nghe theo chỉ đạo của đạo diễn hoặc biên tập, được hỗ trợ đầy đủ bối cảnh cũng như đạo cũ cho cảnh quay.

  • Nhược điểm: Phụ thuộc vào kịch bản, quay một cách máy móc không thể sáng tạo kịch bản, chỉ dừng lại việc quay phim và không linh động được cho các việc khác.

Dù bạn quay phim bằng máy ảnh thì vẫn phải đáp ứng đầy đủ chất lượng cũng như tính chuyên môn không khác gì máy quay chuyên nghiệp, vẫn phải đủ hình, màu sắc phải tươi sáng

5. Hậu kì

Sau khi hoàn tất các giai đoạn làm việc ngoài phòng dựng thì việc còn lại là chép source đã quay cho bộ phận dựng phim để cắt ghép thêm bớt âm thanh, mỹ thuật để đưa ra sản phẩm hoàn thiện.

Dù bạn quay phim bằng máy quay loại gì cũng phải qua bộ phận hậu kì xử lý đúng không nào? Tất nhiên là quay đó là mặc định, các source quay từ máy ảnh của bạn vẫn phải được xử lý theo thông thường của bộ phận hậu kì.

  • Edit: Hình ảnh sẽ được chọn lọc lại, lấy các hình ảnh chất lượng nhất đưa vào timeline, cắt gọt và sắp xếp các hình ảnh theo thứ tự dựa trên sườn kịch bản có sẵn.
  • Âm thanh: Dựng phim sẽ chuẩn bị hoặc lấy từ các data âm thanh, đưa vào phần mềm để tạo ra tiếng động phù hợp với mỗi cảnh quay bởi vì âm thanh rất quan trọng.
  • Chỉnh màu: Tiếp theo là chỉnh màu cho đẹp, đúng và mang tính nghệ thuật cho video của bạn, về các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì việc này rất quan trọng đấy nhé !

Kết luận: dù bạn có quay phim bằng máy ảnh hay máy quay chuyên nghiệp cũng phải đáp ứng đầy đủ hình ảnh cũng như chất lượng, phải có chuẩn bị về mặt thiết bị cũng như phải trang bị cho mình về mặt chuyên môn, tập trung công việc và có tâm với công việc thì dù bạn quay máy quay gì cũng đem lại cho bạn kết quả tốt nhất, một lần nữa chúc bạn thành công !

Nếu các bạn còn thắc mắc thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé :

  • Hotline:0705.531.532
  • Facebook:Photosaigon
  • website:tholamanh.com

Video liên quan

Chủ Đề