Cách chuyển ổ cứng sang UEFI

Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này chính là do máy tính của bạn dùng BIOS chuẩn EFI nên việc nhất định phải làm đó chính là tiến hành cài Windows trên ổ đĩa theo chuẩn GPT. Thế nhưng lúc này ổ đĩa máy tính của bạn lại đang ở định dạng chuẩn MBR. Vì thế, khi cài đặt windows, việc bắt buộc phải làm là chuyển định dạng ổ cứng từ mbr sang gpt.

>>> Tham khảo: Top 50 bộ cây máy tính văn phòng giá rẻ cấu hình tốt tại An Phát

Điều này sẽ khiến cho không ít người dùng cảm thấy bối rối, lo lắng vì chưa nắm được cách thực hiện. Ở nội dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bạn cách chuyển mbr sang gpt khi cài đặt windows. Mời bạn cùng theo dõi nội dng này nhé.

Lỗi “Windows cannot be installed to this disk. The selected disk has an MBR partition table. On EFI systems, windows can only be installed to GPT disk" thường xuất hiện khi người dùng tiến hành cài đặt hệ điều hành Windows phiên bản Windows 8.1 và cả Windows 10 64bit cho máy tính. Lỗi này xuất hiện khi ổ đĩa máy tính của bạn đang định dạng theo chuẩn MBR, và việc bạn cần tiến hành để khắc phục tình trạng này chính là chuyển định dạng ổ cứng từ MBR thành GPT.


Định dạng ổ cứng để thực hiện cài đặt hệ điều hành win 10


Đây là việc bạn cần làm đầu tiên khi muốn thực hiện cài đặt hệ điều hành Win mới. Thế nhưng trước khi tiến hành chuyển định dạng ổ cứng từ MBR thành GPT để cài Windows thì bạn nên lưu ý một điều rằng: Việc chuyển đổi ổ đĩa này sẽ làm mất toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng của bạn. Vì thế hãy tiến hành backup lại những dữ liệu quan trọng của mình vào một ổ cứng khác hoặc vào nơi riêng biệt hoàn toàn với máy để đảm bảo dữ liệu không bị mất sau khi tiến hành chuyển đổi nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Danh mục máy tính chơi game cấu hình khủng giá rẻ

Thao tác chuyển mbr sang gpt khi cài đặt hệ điều hành windows là một bước vô cùng quan trọng để đổi định dạng ổ cứng cho phù hợp với hệ điều hành mới như Windows 8.1 và cả Windows 10 64bit. Những hướng dẫn sau đây sẽ là một cách nhanh chóng, hiệu quả để chuyển mbr sang gpt khi cài đặt windows:

Hướng dẫn chi tiết cách chuyển mbr sang gpt khi cài đặt windows

Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị sẵn một chiếc USB hay đĩa cài hệ điều hành Windows, thực hiện kết nối và tiến hành khởi động lại máy tính. Nếu cài hệ điều hành Win mới bằng USB, thì khi màn hình đang ở chế độ khởi động đầu tiên thì bạn hãy bấm phím tắt vào Bot Option để mở cửa sổ cài đặt.


Hướng dẫn chuyển mbr sang gpt khi cài đặt windows


Tiếp sau đó bạn tiến hành thực hiện lựa chọn các thiết lập khi cài đặt hệ điều hành win mới như thông thường. Đến màn hình lực chọn ổ đĩa cài đặt thì bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tiến hành mở cửa sổ Cmd bằng cách nhấn tổ hợp phím tắt Shift + F10.

Bước 2: Nhập lệnh diskpatrt vào cửa sổ Cmd, sau đó nhấn Enter .

Bước 3: Tiếp tục nhập lệnh list disk và ấn chọn Enter .

Trong danh sách các ổ cứng xuất hiện, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy được thông tin ổ cứng đang kết nối với thiết bị máy tính của mình và được đặt tên mặc định lần lượt là Disk 0, 1, 2,... tại cột Disk #### .

Với thiết bị máy tính có lắp nhiều ổ cứng, bạn chỉ có thể phân biệt chúng dựa trên dung lượng tại cột Size. Bên cạnh đó, ổ cứng có sẵn định dạng GPT cũng sẽ được đánh dấu * ở cột GPT và ngược lại.


Lựa chọn ổ cứng cần chuyển sang định dạng GPT


Bước 4: Sau khi người dùng đã xác định được ổ cứng nào cần chuyển đổi từ định dạng MBR sang GPT, bạn tiến hành nhập lệnh select Disk [tên ổ đĩa] và nhấn chọn Enter.

Bước 5: Tiếp theo, người dùng thực hiện việc nhập lệnh clean và bấm chọn Enter là toàn bộ dữ liệu đã được xóa sạch.

Bước 6: Tiếp tục gõ lệnh convert GPT . BấmEnter để bắt đầu thực hiện quá trình đổi định dạng ổ cứng từ MBR sang GPT.

Sau khi quá trình chuyển đổi kết thúc định dạng ổ cứng kết thúc, người dùng cần quay lại màn hình Windows Setup, nhấn vào nút Refresh để thực hiện việc cập nhật lại. Nhấn vào New để tiến hành phân vùng lại cho ổ cứng và tiếp tục cài đặt như bình thường.

Trên đây, cửa hàng Máy Tính An Phát đã hướng dẫn chi tiết đến bạn cách chuyển mbr sang gpt khi cài đặt windows. Với thủ thuật nhỏ này, người dùng sẽ không cần sử dụng công cụ hỗ trợ phức tạp nào mà vẫn có thể tiến hành việc chuyển đổi định dạng ổ cứng nhanh chóng, hiệu quả như ý muốn.

Mọi thông tin chi tiết liên quan đến máy tính để bàn khác mời bạn đến ngay cửa hàng Máy Tính An Phát để được hỗ trợ nhanh chóng từ đội ngũ chuyên viên.

Ổ đĩa Master Boot Record [MBR] dùng bảng phân vùng BIOS chuẩn. Ổ đĩa GUID Partition Table [GPT] dùng giao diện firmware mở rộng hợp nhất UEFI - Unified Extensible Firmware Interface]. Một lợi thế của GPT là bạn có nhiều hơn 4 phân vùng trên mỗi ổ đĩa. Các ổ đĩa lớn hơn 2TB cũng yêu cầu bắt buộc phải dùng GPT vì MBR không hỗ trợ kích thước lớn hơn con số này.

Bạn có thể đổi ổ đĩa từ phân vùng MBR sang GPT miễn sao ổ không có một phân vùng [partition hay volume] nào. Không thể dùng kiểu phân vùng GPT trên các thiết bị lưu trữ di động hoặc với các ổ đĩa dạng cluster, kết nối tới SCSI dùng chung hoặc Fibre Channel bus được dùng bởi các dịch vụ Cluster.

Mục lục của bài viết

Lưu ý:

  • Trước khi chuyển đổi ổ đĩa, hãy tắt tất cả các chương trình đang chạy trên ổ.
  • Bạn phải là thành viên của nhóm Backup Operators hoặc Administrator để thực hiện được các bước tiếp theo.

Cách kiểm tra xem ổ đĩa của bạn đang là MBR hay GPT

Đương nhiên là trước khi tiến hành chuyển đổi MBR sang GPT thì bạn phải xác định xem ổ đĩa của mình đang ở dạng nào. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Nhấn Start.

Bước 2: Tìm kiếm Disk Management và nhấp vào kết quả tìm kiếm đầu tiên.

Bước 3: Nhấp chuột phải vào ổ đĩa [nơi Windows được cài đặt] rồi chọn Properties.

Bước 4: Nhấn vào thẻ Volumes.

Bước 5: Ở phần "Partition styles" nếu bạn thấy ghi là GUID Partition Table [GPT] thì có nghĩa là ổ đĩa của bạn không cần phải chuyển đổi gì nữa. Nếu thấy Master Boot Record [MBR] thì lúc đó bạn mới nên bắt đầu quá trình chuyển đổi.

Bước 6: Nhấn nút Cancel để tiến hành những bước tiếp theo.

Chuyển MBR sang GPT bằng giao diện Windows

Bước 1 - Sao lưu hoặc chuyển dữ liệu trên ổ MBR mà bạn muốn chuyển đổi.

Bước 2 - Nếu ổ có phân vùng, click chuột phải và chọn Delete Partition hoặc Delete Volume.

Bước 3 - Click chuột phải vào ổ MBR muốn đổi, sau đó chọn Convert to GPT Disk.

Đổi ổ đĩa MBR sang GPT bằng giao diện dòng lệnh

Bước 1 - Sao lưu hoặc chuyển dữ liệu trên ổ MBR mà bạn muốn chuyển đổi.

Bước 2 - Mở giao diện dòng lệnh với quyền quản trị bằng cách click chuột phải vào Command Prompt và chọn Run as Administrator.


Mở Run và gõ diskpart

  • Cách mở Command Prompt trên Windows 10, 8, 7, Vista và XP
  • Hướng dẫn mở Command Prompt dưới quyền Admin trên Windows

Bước 3 - Gõ diskpart Nếu ổ đĩa không có phân vùng nào, chuyển sang bước 6.

Bước 4 - Tại cửa sổ lệnh DISKPART, gõ list disk, ghi lại số ổ đĩa mà bạn muốn chuyển đổi.

Bước 5 - Tại cửa sổ lệnh DISKPART, gõ select disk .

Bước 6 - Tại cửa sổ lệnh DISKPART, gõ clean.

Lưu ý: Chạy lệnh clean sẽ xóa tất cả các phân vùng trên ổ đĩa.

Bước 7 - Tại cửa sổ lệnh DISKPART, gõ convert gpt.


Lần lượt gõ các lệnh để chuyển đổi cách phân vùng ổ đĩa

Vậy là bạn đã hoàn thành các bước chuyển đổi ổ đĩa từ MBR sang GPT. Dưới đây là giải thích các giá trị được nhắc tới trong bài.

Giá trịMô tảlist diskhiển thị danh sách các ổ đĩa cùng thông tin về chúng như kích thước, dung lượng còn trống, ổ đĩa Basic hay Dynamic, dùng cách phân vùng MBR hay GPT. Ổ đĩa có đánh dấu [*] là sử dụng kiểu phân vùng GPT.select disk [disknumber]chọn ổ đĩa, trong đó disknumber là số của ổ đĩa.cleanxóa tất cả phân vùng trên ổ đĩa được chọn.convert gptchuyển đổi ổ đĩa Basic có kiểu phân vùng MBR thành ổ đĩa Basic có kiểu phân vùng GPT.

Cách trên áp dụng với Windows 10, Windows 8.1, Windows Server [Semi-Annual Channel], Windows Server 2016, Windows Server 2012 R2, Windows Server 2012.

Chuyển đổi MBR sang GPT bằng công cụ MBR2GPT

Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows 10 v1703 trở lên, MBR2GPT.exe sẽ là lựa chọn hữu ích để chuyển đổi từ MBR sang GPT. Sau đây là cách chuyển đổi MBR sang GPT với MBR2GPT.

Lưu ý: Vì chương trình chuyển đổi ổ đĩa MBR sang GPT có sẵn trong cả Windows PE và môi trường hệ điều hành đầy đủ, nên lệnh sẽ khác nhau.

Trong WinPE, nhập:

mbr2gpt /convert /disk: n

Trong Windows 10, nhập:

mbr2gpt /convert /disk: n /allowfullOS

Trong đó N là số ổ đĩa.

Chuyển đổi MBR sang GPT bằng công cụ MBR2GPT

Cảnh báo:

Trước khi cố gắng chuyển đổi ổ đĩa từ MBR sang GPT, hãy đảm bảo máy tính của bạn hỗ trợ khởi động UEFI.

Sau khi chuyển đổi ổ đĩa hệ điều hành sang GPT, vui lòng cấu hình lại firmware để khởi động sang chế độ UEFI thay vì Legacy BIOS.

Chuyển đổi MBR2GPT không thành công

Trong hầu hết các trường hợp, MBR2GPT có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể gặp sự cố. Sau khi nhập dòng lệnh MBR2GPT allowfullos ở trên, bạn có thể thấy phiền vì xác thực bố cục ổ đĩa MBR2GPT không thành công, đó là do các phiên bản Windows 10 không được hỗ trợ.

Ví dụ, nếu bạn sử dụng công cụ này để chuyển đổi MBR sang GPT trong Windows 10 v1607, thông báo lỗi “LayoutConversion: Layout conversion failed. Error: 0x00000032[gle=0x00000032]; Cannot perform layout conversion. Error: 0x00000032[gle=0x00000032]” sẽ xuất hiện.

Phương pháp này yêu cầu bạn chạy PC từ Windows 10 v1703 trở lên và thực hiện chuyển đổi ngoại tuyến, như đã đề cập ở trên.

Bên cạnh đó, bạn có thể gặp phải tình trạng MBR2GPT không tìm thấy phân vùng hệ điều hành. Điều này là do công cụ chỉ được sử dụng để chuyển đổi bất kỳ ổ đĩa hệ thống nào có định dạng MBR sang GPT và nó không thể hoạt động đối với ổ đĩa dữ liệu mà hệ điều hành không được cài đặt trên đó.

Ngoài ra, một số vấn đề khác như MBR2GPT không được nhận dạng, MBR2GPT không thể truy xuất hình dạng ổ đĩa, v.v... cũng có thể xuất hiện.

Chuyển đổi MBR sang GPT bằng EaseUS Partition Software

Tùy chọn cuối cùng để chuyển đổi MBR sang GPT mà không làm mất dữ liệu là sử dụng EaseUS Partition Master Professional. Một số người có thể thấy điều này dễ dàng hơn tùy chọn chuyển đổi bằng MBR2GPT, sử dụng giao diện người dùng tương tự với màn hình Windows Disk Management. Hơn nữa, EaseUS Partition Software có một số tùy chọn bổ sung, một trong số đó là công cụ chuyển đổi MBR sang GPT.

Tuy nhiên, bạn sẽ phải trả $39,95 cho EaseUS Partition Master Professional, trong khi công cụ MBR2GPT tích hợp sẵn trong Windows thì miễn phí, vì nó là một phần của hệ điều hành.

1. Truy cập trang web EaseUS Partition Master. Mua phần mềm, tải xuống và cài đặt. [Mẹo: Nếu bạn chỉ chuyển đổi một ổ, hãy tải phiên bản dùng thử].

2. Mở EaseUS Partition Master và đợi ổ của bạn load. Tiếp theo, xác định vị trí ổ bạn muốn chuyển đổi. Chọn ổ đĩa, nhấp chuột phải và chọn Convert MBR to GPT.

3. Nhấn nút Apply trên thanh công cụ. Sau khi bạn nhấn Apply, hệ thống sẽ khởi động lại. Bạn sẽ đến với màn hình hoạt động của EaseUS Partition Master, hiển thị quá trình chuyển đổi đang diễn ra.

4. Bạn cần thay đổi firmware của mình để khởi động sang chế độ UEFI. Sau khi hệ thống khởi động lại, hãy nhấn phím để vào BIOS/UEFI. Thay đổi kiểu boot thành chế độ UEFI, trái ngược với Legacy Mode hoặc các chế độ tương đương khác.

Vì vậy, EaseUS Partition Master làm cho quá trình chuyển đổi MBR sang GPT dễ dàng nhưng hơi chậm hơn so với tùy chọn Microsoft miễn phí.

MBR và GPT khác gì nhau?

Đầu tiên, hãy xem xét sự khác biệt giữa MBR và GPT và lý do tại sao một số hệ thống sử dụng MBR thay vì GPT và ngược lại.

MBR

MBR là phiên bản cũ hơn GPT và do đó tương thích với nhiều loại hệ thống hơn. MBR được phát triển cho máy tính IBM và do đó, là lựa chọn bảng phân vùng chính cho các máy Windows trong một thời gian khá dài. Master Boot Record lấy tên gọi này do vị trí của nó ở đầu ổ cứng, chứa bootloader cho hệ điều hành và thông tin về các phân vùng ổ đĩa.

MBR chỉ hoạt động với các ổ có kích thước tối đa 2TB. Hơn nữa, một ổ MBR chỉ có thể có 4 phân vùng chính. Điều này ổn khi ổ 2TB có mức giá cao, nhưng bây giờ, bạn có thể chọn một ổ 8TB, như Seagate Barracuda, với một mức giá phải chăng.

GPT

GPT là tùy chọn mới hơn so với MBR. GPT liên kết chặt chẽ với UEFI, giải pháp firmware hiện đại thay thế phiên bản cũ, BIOS. Bảng phân vùng GUID chỉ định cho mọi phân vùng trên ổ một số nhận dạng duy nhất [GUID]. Một số 128 bit sẽ xác định phần cứng của bạn [số nguyên 128 bit có giá trị tối đa là 1,7 x 10 ^ 39 - một số lớn phi thường] .

Ổ GPT gặp phải một số hạn chế của ổ MBR. Ổ GPT có thể lớn hơn rất nhiều so với các ổ MBR [với cài đặt phù hợp, ổ 256TB lý thuyết sẽ hoạt động]. Trên hệ thống Windows, ổ GPT có thể có tối đa 128 phân vùng khác nhau mà không cần sử dụng phân vùng mở rộng. Các hệ thống khác thậm chí còn cho phép nhiều hơn thế.

Một điểm khác biệt lớn nữa là cách ổ GPT lưu trữ dữ liệu boot. Không giống như ổ MBR, ổ GPT lưu trữ nhiều bản sao dữ liệu boot trên nhiều phân vùng, giúp việc khôi phục dễ dàng hơn nhiều.

Khả năng tương thích

Không phải tất cả các phiên bản Windows đều có thể khởi động từ ổ được phân vùng GPT, nhiều phiên bản yêu cầu hệ thống dựa trên UEFI.

  • Windows 11, 10, 8/8.1, 7 và Vista 64-bit đều yêu cầu hệ thống dựa trên UEFI để khởi động từ ổ GPT.
  • Windows 10 và 8/8.1 32-bit yêu cầu hệ thống dựa trên UEFI để khởi động từ ổ GPT. Không có phiên bản 32-bit cho Windows 11.
  • Windows 7 và Vista 32-bit không thể boot từ ổ GPT.
  • Tất cả các phiên bản Windows được đề cập đều có thể đọc và ghi vào ổ GPT.

Các hệ điều hành khác cũng sử dụng hệ thống GPT. Ví dụ, Apple hiện sử dụng GPT thay vì Apple Partition Table [APT]. Hơn nữa, Linux có hỗ trợ tích hợp cho các ổ GPT.

Sự ra mắt của Windows 11 vào năm 2021 đã buộc nhiều người dùng phải chuyển phân vùng ổ hiện có từ MBR sang GPT. Windows 11 sẽ chỉ khởi động từ ổ UEFI GPT, điều này đã gây ra một số sự cố cho người dùng khi cố gắng thực hiện chuyển đổi.

Giờ đây, bạn đã chuyển đổi thành công ổ MBR cũ của mình thành ổ GPT, tăng thêm quyền kiểm soát đối với cách bạn sử dụng ổ của mình. Sau khi chuyển đổi bảng phân vùng và chuyển từ BIOS sang UEFI, bạn sẽ thấy rằng mình cũng có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với firmware hệ thống. Rốt cuộc, đó là một trong những lý do chính UEFI được giới thiệu, để cho phép kiểm soát tốt hơn và cung cấp nhiều tùy chọn nâng cao hơn đối với phần cứng.

Xem thêm:

  • GPT và MBR khác nhau như thế nào khi phân vùng ổ đĩa?
  • Cách kiểm tra ổ cứng máy tính chuẩn GPT hay MBR
  • Cách di chuyển hoặc thay đổi kích thước phân vùng ổ đĩa cứng Windows

  • Mã độc BitRAT phát tán qua phần mềm kích hoạt Windows
  • Cách mount và truy cập phân vùng Ext4 trên máy Mac
  • Các bản cập nhật gần đây của Windows Server gây lỗi DNS
  • Bí mật trong Windows 1.0 được bật mí sau 37 năm

Thứ Sáu, 11/03/2022 13:59

4,223 👨 105.423

0 Bình luận

Sắp xếp theo

Xóa Đăng nhập để Gửi

Bạn nên đọc

  • 10 công việc phù hợp để làm việc từ xa
  • Virus tấn công cả Smart TV
  • Skype cho iPhone và iPad cập nhật giao diện mới theo phong cách iOS 7
  • Cách sử dụng tính năng Share Play trên Sony PS4 và PS5
  • iPod liên tục hứng đòn
  • Đầu Blu-ray đáng giá

Hệ thống

  • Cách tăng âm lượng tối đa trong Windows 10
  • Cách kích hoạt Windows 10
  • 5 vị trí server cần tránh khi sử dụng VPN
  • 9 điều cần làm trước khi cập nhật lên Windows 11
  • 14 ứng dụng và phần mềm Windows cần có trên máy mới
  • 4 cách hẹn giờ tắt máy tính dễ dàng, nhanh, đơn giản nhất
  • Sửa lỗi WordPad hoặc Notepad bị mất trong Windows 10
  • Malware BBBW là gì? Cách loại bỏ và khôi phục dữ liệu ra sao?
  • Cách tìm tên tài khoản người dùng trong Windows 10
Xem thêm

Hệ thống

  • Windows 10
  • Windows 11
  • Windows 7
  • Ghost - Cài Win
  • Sửa lỗi máy tính
  • Giải pháp bảo mật
  • Diệt Virus - Spyware
  • Bảo mật máy tính
  • Mạng LAN - WAN
  • Cấu hình Router/Switch
  • Thủ thuật Wifi
  • Hình nền đẹp
  • Windows 8

  • Công nghệ
    • Ứng dụng
    • Hệ thống
    • Game - Trò chơi
    • iPhone
    • Android
    • Linux
    • Nền tảng Web
    • Đồng hồ thông minh
    • Chụp ảnh - Quay phim
    • macOS
    • Phần cứng
    • Thủ thuật SEO
    • Kiến thức cơ bản
    • Raspberry Pi
    • Dịch vụ ngân hàng
    • Lập trình
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Dịch vụ nhà mạng
    • Nhà thông minh
  • Download
    • Ứng dụng văn phòng
    • Tải game
    • Tiện ích hệ thống
    • Ảnh, đồ họa
    • Internet
    • Bảo mật, Antivirus
    • Họp, học trực tuyến
    • Video, phim, nhạc
    • Mail
    • Lưu trữ đám mây
    • Giao tiếp, liên lạc, hẹn hò
    • Hỗ trợ học tập
    • Máy ảo
  • Tiện ích
  • Khoa học
    • Khoa học vui
    • Khám phá khoa học
    • Bí ẩn - Chuyện lạ
    • Chăm sóc Sức khỏe
    • Khoa học Vũ trụ
    • Khám phá thiên nhiên
  • Điện máy
    • Tủ lạnh
    • Tivi
    • Điều hòa
    • Máy giặt
  • Cuộc sống
    • Kỹ năng
    • Món ngon mỗi ngày
    • Làm đẹp
    • Nuôi dạy con
    • Chăm sóc Nhà cửa
    • Kinh nghiệm Du lịch
    • Halloween
    • Mẹo vặt
    • Giáng sinh - Noel
    • Tết 2023
    • Quà tặng
    • Giải trí
    • Là gì?
    • Nhà đẹp
    • TOP
    • Phong thủy
  • Video
    • Công nghệ
    • Cisco Lab
    • Microsoft Lab
    • Video Khoa học
  • Ô tô, Xe máy
    • Giấy phép lái xe
  • Làng Công nghệ
    • Tấn công mạng
    • Chuyện công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Trí tuệ nhân tạo [AI]
    • Anh tài công nghệ
    • Bình luận công nghệ
    • Tổng hợp
  • Học CNTT
    • Quiz công nghệ
    • Microsoft Word 2016
    • Microsoft Word 2013
    • Microsoft Word 2007
    • Microsoft Excel 2019
    • Microsoft Excel 2016
    • Hàm Excel
    • Microsoft PowerPoint 2019
    • Microsoft PowerPoint 2016
    • Google Sheets - Trang tính
    • Photoshop CS6
    • Photoshop CS5
    • HTML
    • CSS và CSS3
    • Python
    • Học SQL
    • Lập trình C
    • Lập trình C++
    • Lập trình C#
    • Học HTTP
    • Bootstrap
    • SQL Server
    • JavaScript
    • Học PHP
    • jQuery
    • Học MongoDB
    • Unix/Linux
    • Học Git
    • NodeJS

Giới thiệu | Điều khoản | Bảo mật | Hướng dẫn | Ứng dụng | Liên hệ | Quảng cáo | Facebook | Youtube | DMCA

Giấy phép số 362/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/06/2016. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Ngọc Lam.

Bản quyền © 2003-2022 QuanTriMang.com. Giữ toàn quyền. Không được sao chép hoặc sử dụng hoặc phát hành lại bất kỳ nội dung nào thuộc QuanTriMang.com khi chưa được phép.

Chủ Đề