Cách đây ôn thi tuyển sinh chuyên đề nghị luận xã hội

06 Tháng 03, 2019

Nghị luận xã hội trước giờ không phải mảng khó, thế nhưng lại luôn là nỗi ngao ngán số một của học sinh nhất là đối với những sĩ tử đang nhắm vào khối chuyên. Bởi làm xong thì dễ nhưng làm cho hay, cho điểm cao lại khó vô cùng. Cùng CCBook điểm qua cấu trúc bài văn nghị luận xã hội thi chuyên nhé.

Xét về đề bài thì nghị luận xã hội khối chuyên và nghị luận xã hội thông thường cũng không có quá nhiều sự khác biệt. Có chăng là nằm ở hình thức, cách thể hiện và những cú pháp nghệ thuật trong phần nội dung của sĩ tử. Vậy thử xem với các dạng văn thường gặp thì cấu trúc bài văn nghị luận xã hội thi chuyên được đầu tư bài bản sẽ tạo ra sự khác biệt như thế nào.

Phần mở đầu trong cấu trúc của bài văn nghị luận xã hội thi chuyên về ý nghĩa một truyện ngắn, trích dẫn

Trong bài viết này ta chỉ đề cập duy nhất đến dạng đề nghị luận xã hội về ý nghĩa của một truyện ngắn, trích dẫn. Bởi đây là dạng đề phố biến, độc đáo và cũng được xem là khó nhất trong bất kì thi tuyển sinh khối chuyên nào. Dạng đề này tuy nhiều dữ kiện nhưng lại nhiều bẫy, khó nắm ý chính khiến việc đạt điểm cao trở nên khó khăn vô cùng.

Bí kíp đạt điểm cao trong bài văn nghị luận.

Phần thân bài

A] Phần giải thích, nêu ý kiến

Giải thích ý nghĩa thì dạng bài nào cũng có, đây gần như là tiêu chuẩn bắt buộc đối với bất kì bài viết văn chương nào. Thế nhưng giải thích ý nghĩa một trích dẫn còn có thể, một truyện ngắn quá dài thì sao, giải thích thế nào đây? Một gợi ý nhỏ khi gặp những trích dẫn quá dài hoặc truyện ngắn ta có thể dành một đoạn nhỏ từ 4-5 câu để tóm tắt lại ý nghĩa của văn bản trên. Tuy nhiên cần sử dụng từ ngữ một cách khéo léo bới đôi khi cách này lại có thể gây ra nhàm chán và mệt với người đọc nếu từ ngữ sử dụng có ý rập khuôn hoặc “bê nguyên trích dẫn” vào đoạn văn.

Giải thích xong rồi thì đến phần nêu ý kiến, truyện ngắn/trích dẫn đó nói gì, ấn tượng ra sao, cảm nghĩ như thế nào. Đoạn này không cần nói nhiều, cũng chẳng cần quá văn chương nhưng phải chắc, bởi nó là cầu nối, là điểm giao với phần bàn lận, phần được xem là quan trọng nhất trong cấu trúc bài văn nghị luận xã hội thi chuyên.

B] Bàn luận về ý kiến

Văn nghị luận xã hội, hay bất kì dạng văn nào khác ăn thua nhau cũng là ở phần này. Hay hay dở, điểm cao hay điểm thấp mấu chốt cũng là từ đây mà ra. Phần nào làm tệ chẳng biết nhưng đến bàn luận sống chết cũng phải làm cho hay nếu muốn có được một bài văn nghị luận xã hội có hồn, có phách. Muốn vậy, trước tiên phải hiểu bản chất của phần này xoay quanh việc nêu ra ý nghĩa, tức quan điểm cá nhân. Nói cho dễ hiểu thì nghĩ gì, trải nghiệm ra sao, cảm giác thế nào cứ tung hết vào phần này. Có vậy bài văn mới có điểm nhấn, mới gây được ấn tượng với người đọc.

Song tự do thế nào cũng phải dựa trên một nguyên tắc, ý là đem lí luận mà chứng minh suy nghĩ của mình là đúng, hướng người ta tới cái mình nghĩ, hiểu và cảm như chính bản thân mình. Phần này thực ra nói khó cũng không phải mà nói dễ cũng sai, bởi nó là trải nghiệm. Đi càng xa, nội tâm càng sâu thì làm phần này lại cần tốt, muốn vậy trước tiên phải đọc, phải viết không ngừng.

Cách triển khai phần thân bài trong bài văn nghị luận xã hội

C] Phần mở rộng cần có trong cấu trúc bài văn nghị luận xã hội thi chuyên

Phần này đa số học sinh thường lơ là mà làm kiểu cho có cho xong theo suy nghĩ chỉ cần có ví dụ mở rộng ra là có điểm rồi bởi đa phần các học sinh phổ thông đều được dạy theo lối mòn đó. Thế nhưng điều này hoàn toàn ngược lại với học sinh khối chuyên, bởi trong điều kiện tranh nhau từng con điểm thì điểm cộng thêm dù là nhỏ nhất cũng cần được ưu tiên. Đây cũng chính là sự khác nhau giữa một bài nghị luận học sinh thông thường và học sinh khối chuyên.

Về phần này thì không có gì nhiều để nói khi chỉ cần nêu ra một câu chuyện, một ví dụ để truyện ngắn/ trích dẫn trở nên gần gũi, thân thuộc với cuộc sống của người đọc là đã được xem là thành công. Thế nhưng khác với những phần khác trong cấu trúc bài văn nghị luận xã hội thi chuyên, bởi nói quá nhiều phần này thành ra lại lạc đề xa rời với vấn để chính. Thế nên phải hết thức cẩn trọng bởi mở rộng vừa là điểm cộng song đồng thời lại là con dao hai lưỡi.

D] Phần rút ra bài học nhận thức và hành động

Phần này thì tùy vào kinh nghiệm viết lách thì mỗi người lại có cho mình một cách thể hiện hoàn toàn khác nhau. Nhưng thường thì chỉ cần một đến hai đoạn là vừa đủ bởi nói nhiều qua thành ra lại lặp với phần kết khiến bài văn mất hay. trong phần này cần chú ý đến một điểm tối kị rất hay gặp phải học sinh đó là lối viết theo tư duy hô hào khẩu hiệu. Điều này cần hạn chế bởi thường thì người đọc không thích nghe những lời lẽ kiểu hô hào tuyên ngôn, điều này phần nào cũng làm cho bài văn kém duyên.

Làm theo các bước trên em sẽ dễ dàng đạt điểm cao khi làm bài thi môn Văn

Phần kết bài

Hoàn thành tốt những ý trên trong cấu trúc bài văn nghị luận xã hội thi chuyên thì cơ bản cũng là đã thành công trong việc xây dựng nội dung của một bài văn hay. Nếu làm tốt những điều đó thì trách nhiệm của phần kết bài sẽ nhẹ đi rất nhiều bởi ta chỉ cần đưa ra một vài lí lẽ chốt lạ toàn bộ các vấn để trên là quá đủ. Xúc tích, ngắn gọn và tránh lan man gây tiếp nối vấn đề.

Hy vọng những chia sẻ trên từ CCBook sẽ giúp các em có thêm những mẹo vặt xây dựng nội dung của bài nghị luận xã hội nhất là với những ai đang lăn tăn về cấu trúc bài văn nghị luận xã hội thi chuyên. Chúc các em có một mùa thi thật tốt và đừng quên tìm đến những đầu sách của CCBook để sỡ hữu cho mình một công cụ hữu ích trong việc ôn luyện trong khoảng thời gian sắp tới nhé.

Xem thêm: Nằm lòng các biện pháp tu từ lớp 9 chắc chắn có trong đề thi vào 10 

Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn những năm gần đây thường yêu cầu học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội hoặc văn học, thay vì yêu cầu viết đoạn bài văn như trước kia. Do đó, học sinh cần tìm hiểu và luyện tập thêm kĩ năng viết đoạn văn trong quá trình ôn tập. Thầy Đặng Ngọc Khương sẽ chia sẻ với các bạn một số kĩ năng để có thể viết được đoạn văn nghị luận xã hội hay thông qua ví dụ cụ thể. Cùng theo dõi nhé!

>>> Xem thêm các bài giảng ôn thi vào 10 môn Ngữ văn của thầy Khương TẠI ĐÂY

Khái quát kiến thức về đoạn văn

Về phương diện nội dung:

  • Một đoạn văn thường tập trung thể hiện một chủ đề, một nội dung.
  • Nội dung, chủ đề đó có thể được triển khai theo nhiều cách thức khác nhau, gồm có:

– Đoạn văn diễn dịch.

– Đoạn văn quy nạp.

– Đoạn văn tổng – phân – hợp.

– Đoạn văn song hành.

– Đoạn văn móc xích.

Về phương diện hình thức:

  • Chữ cái đầu tiên của đoạn văn phải được viết hoa, lùi vào so với lề có khoảng cách bằng một chữ.
  • Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng.

Cách lập dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội

* Ví dụ: Từ đoạn trích, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của vấn đề tự học bằng một đoạn văn [khoảng 2/3 trang giấy thi].

Dàn ý: 

– Dẫn dắt: Việc học luôn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi người. Lựa chọn một phương pháp học hiệu quả là điều rất đáng quan tâm. Trong những phương pháp học tối ưu thì tự học luôn được xếp lên vị trí hàng đầu.

– Giải thích: Tự học là tự mình chủ động tiếp cận tri thức. Tự học khác với học trên trường lớp, học có giáo viên hướng dẫn.

– Phân tích, chứng minh vai trò của tự học:

+ Khắc phục những hạn chế của hình thức học chính quy như: gò bó về thời gian, địa điểm, nội dung chương trình.

+ Với hình thức tự học, người học có thể chủ động trong việc lựa chọn thời gian, địa điểm và nội dung phù hợp.

+ Tính tích cực, chủ động của người học được phát huy tối đa. Nội dung học tập đa dạng hơn.

+ Tiết kiệm được chi phí.

– Bình luận, mở rộng:

+ Tự học đóng vai trò vô cùng quan trọng, con người không thể tách rời tự học trong quá trình học tập của mình.

+ Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể xem thường việc học chính quy trên trường lớp nên kết hợp giữa tự học và học có hướng dẫn.

+ Muốn tự học hiệu quả, người học phải đặt ra cho bản thân những nguyên tắc nhất định.

+ Liên hệ bản thân: Là học sinh phải biết kết hợp tự học với học có hướng dẫn của thầy cô giáo. Từ đó, các bạn có thể ghi nhớ bài học sâu sắc và có thể áp dụng những kiến thức vào đời sống thực tiễn.

Trên đây là những chia sẻ của thầy Đặng Ngọc Khương về kỹ năng viết một đoạn văn nghị luận xã hội. Các bạn có thể theo dõi kĩ hơn hướng dẫn của thầy Khương trong video bài giảng đính kèm đầu bài viết.

Ngoài ra, phụ huynh, học sinh có thể theo dõi trọn bộ bài giảng – đầy đủ các chuyên đề Ngữ văn vào 10 của thầy Khương TẠI ĐÂY. Các bài giảng trong khóa học sẽ giúp học sinh ôn tập và hệ thống toàn diện kiến thức, phương pháp làm bài theo từng chuyên đề bám sát cấu trúc đề thi môn Ngữ văn vào 10 những năm gần đây trên cả nước. Với việc ôn tập đúng trọng tâm cùng giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm luyện thi, các em sẽ được định hướng lộ trình ôn thi ngữ văn vào 10 hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, gia tăng cơ hội đạt điểm cao trong kỳ thi chính thức.

>> TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI ĐÂY

Chủ Đề