Cách đối diện với thử thách của bản thân để thành công

Bạn đang làm bài viết một đoạn văn có đề bài Cách đối diện với thử thách của bản thân để thành công, mình sẽ chia sẻ cho bạn một số kĩ năng và bước tiến để giúp bạn thành công

1. Xác định rõ mục tiêu và lý do bạn muốn thành công : giúp bạn có một hướng đi và nguồn động lực để tiếp tục làm việc.
2. Tạo một kế hoạch hành động chi tiết : giúp bạn có một hướng đi rõ ràng và giúp bạn theo đuổi mục tiêu của mình một cách hiệu quả.
3. Học cách giải quyết vấn đề và thử thách một cách hiệu quả: như tìm hiểu về các giải pháp khác, đặt câu hỏi cho người khác 
4. Xây dựng sự tự tin cho bản thân: bạn có thể vượt qua các khó khăn, thử thách giúp tăng sự tự tin cho bản thân

5. Luôn luôn học hỏi, làm việc chăm chỉ

Hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về vấn đề:

Cách đối diện với thử thách của bản thân

a] Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các hình thức lập luận [ diễn dịch, quy nạp. tổng phân hợp]; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

* Giải thích:Thử thách là nhữngtình huống,việc làmkhó khăn,gian khổ,đòi hỏicon ngườicónghị lực,khả năngmớicó thểvượt qua.

* Bàn luận:

- Cần phải có can đảm, để đối mặt với tất cả các loại khó khăn, thử thách bởi không có hoàn cảnh khó khăn nào mà không vượt qua được.

- Phải thực sự nắm bắt được cốt lõi của từng vấn đề, tìm thấy những điều quan trọng nhất đối với mình.Suy nghĩ tích cực để đối mặt với những khó khăn .

- Sẵn sàng để chấp nhận thay đổi, bình thản đối diện với cuộc đời, Cố gắng học hỏi, làm việc chăm chỉ, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, cuối cùng sẽ có thể để có được những thành quả của thành công.

- Phê phán: Lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh, dựa dẫm

- Khó khăn, thử thách chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí con người.

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng [0,75 điểm]

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu [0,5 điểm]

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp [0,25 điểm]

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Chủ Đề