Cách dụng hàm VLOOKUP kết hợp hàm CHOOSE

Các bạn đang tìm kiếm cách sử dụng hàm CHOOSE trong Excel để có thể sử dụng hàm CHOOSE nhanh chóng. Vậy các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cú pháp hàm CHOOSE, ví dụ cách sử dụng hàm CHOOSE trong Excel.

Dưới đây bài viết mô tả, cú pháp và ví dụ cách sử dụng hàm CHOOSE trong Excel, mời các bạn cùng theo dõi và tìm hiểu.

Mô tả hàm Choose

Hàm Choose sẽ trả về một giá trị trong các giá trị value đầu vào dựa vào chỉ số index_num mà bạn đã chỉ định. Các bạn có thể hiểu hàm CHOOSE giúp tìm kiếm 1 giá trị trong một chuỗi giá trị, hàm này được sử dụng khá nhiều khi kết hợp với các hàm khác.

Cú pháp hàm Choose

=CHOOSE[index_num;value1;[value2];...]

Trong đó:

  • Index_num là đối số bắt buộc, đây là chỉ số mà bạn chỉ định chọn giá trị trả về trong danh sách đối số.
  • Value1 là đối số bắt buộc, đây là giá trị hoặc tham chiếu đến giá trị đầu tiên trong danh sách giá trị của hàm CHOOSE.
  • Value2... là đối số tùy chọn, đây là các giá trị tiếp theo trong danh sách giá trị của hàm CHOOSE. Excel hỗ trợ tối đa 254 value, các value có thể là số, tham chiếu ô, tên xác định, công thức, hàm hay văn bản.

Lưu ý

  • Nếu index_num là 1, thì hàm CHOOSE sẽ trả về giá trị value1; tương tự nếu index_num là 2 thì hàm CHOOSE sẽ trả về giá trị value2...
  • Nếu chỉ số index_num < 1 hoặc index_num lớn hơn chỉ số của giá trị cuối cùng trong danh sách đối số thì hàm CHOOSE sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!.
  • Nếu chỉ số index_num là phân số [số thập phân] thì nó sẽ được lấy số nguyên thấp nhất để sử dụng.
  • Các đối số value1, value2... của hàm CHOOSE có thể là tham chiếu phạm vi cũng như giá trị đơn lẻ.

Ví dụ hàm Choose

Ví dụ 1: Sử dụng hàm Choose trả về giá trị Value 2.

Ví dụ 2: Sử dụng hàm CHOOSE kết hợp hàm SUM để tính tổng.

Giả sử các bạn có bảng số liệu như sau:

Yêu cầu:

1. Tính tổng số tiền đã bán được.

Các bạn nhập hàm

=SUM[CHOOSE[2;D6:D14;E6:E14]]

Theo hàm trên thì hàm CHOOSE sẽ trả về dữ liệu trong cột E6:E14, sau đó hàm SUM sẽ tính tổng các giá trị trong cột E6:E14.

Để áp dụng tính tiếp cho yêu cầu sau thì trong khi nhập công thức hàm SUM kết hợp hàm CHOOSE các bạn nhấn phím F4 sau khi chọn mỗi giá trị Value trong hàm CHOOSE. Từ hàm

=SUM[CHOOSE[2;D6:D14;E6:E14]]

các bạn sẽ được hàm

=SUM[CHOOSE[2;$D$6:$D$14;$E$6:$E$14]]

2. Tính tổng số lượng bán.

Các bạn chỉ cần sao chép công thức hàm khi đã cố định các phạm vi dữ liệu.

Sau đó sửa chỉ số index_num thành 1 [là cột Số Lượng Bán] để hàm CHOOSE trả về phạm vi dữ liệu trong cột Số Lượng Bán và hàm SUM sẽ tính tổng các giá trị trong cột này.

Trên đây thuthuatphanmem.vn đã chia sẻ đến các bạn mô tả, cú pháp và ví dụ cách sử dụng hàm CHOOSE trong Excel. Ngoài cách sử dụng hàm CHOOSE kết hợp với hàm SUM các bạn có thể sử dụng hàm CHOOSE kết hợp với các hàm khác như hàm IF, VLOOKUP, WEEKDAY... để có thể xử lý dữ liệu một cách hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Choose là hàm được sử dụng khá phổ biến trong excel, đặc biệt khi sử dụng kết hợp với các hàm khác. Vậy Choose là hàm gì, cách dùng như thế nào?

Hàm choose Google Sheet trong excel là gì?

Nếu bạn chưa biết thì hàm choose là hàm trả về một giá trị trong các giá trị value đầu vào dựa vào chỉ số index_num mà bạn đã chỉ định. Bạn có thể hiểu đơn giản hơn là hàm choose sẽ giúp tìm kiếm 1 giá trị trong một chuỗi giá trị, hàm này có thể dễ dàng kết hợp với các hàm khác.

Cách dùng hàm choose

Cách dùng cơ bản

Cú pháp để các bạn có thể sử dụng hàm choose chính là:

 =CHOOSE[index_num;value1;[value2];…]

+ Index_num đây là tham số bắt buộc là chỉ số mà bạn chỉ định chọn giá trị trả về trong danh sách đối số.

+ Value1 đây là tham số bắt buộc, trường này có thể là giá trị hay tham chiếu đến giá trị thứ 1 của danh sách giá trị của hàm CHOOSE.

+ Value2 đây là tham số tùy chọn, đây là các giá trị tiếp theo trong danh sách giá trị của hàm CHOOSE. Phần mềm excel hỗ trợ đến 254 giá trị, value này có thể là số hay tham chiếu ô, tên xác định, công thức, hàm hay văn bản.

VD: Nhập: =CHOOSE[2;100;”Máy Tính Vui”;100] => Giá trị trả về là Máy Tính Vui.

Hàm choose nâng cao

Hàm choose kết hợp vlookup

Vlookup là một trong những hàm phổ biến được sử dụng nhiều, điểm yếu của hàm này chính là về cơ bản chỉ có thể tra cứu theo một chiều từ trái sang phải. Để khắc phục yếu điểm này người ta đã kết hợp hàm vlookup với hàm choose đểm tìm kiếm dễ dàng hơn.

Cú pháp để các bạn có thể sử dụng Vlookup:

= VLOOKUP[lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup]]

+ lookup_value: đây là giá trị mà bạn muốn dò tìm

+ table_array: bảng giá trị mà bạn muốn hàm tìm

+ col_index_num: thứ tự của cột mà bạn muốn hàm tìm kếm

+ range_lookup: Phạm vi mà của bạn muốn tìm kiếm, 1 tương đương với true [dò tìm tương đối], 0 tương đương với FALSE [dò tìm tuyệt đối].

Khi kết hợp 2 hàm lại ta sẽ có:

=VLOOKUP[ lookup_value, CHOOSE[index_num;value1;[value2];…], col_index_num ]

Kết hợp hàm choose và match

Hàm match là hàm có thể trả về số thứ tự của 1 giá trị cho trước trong một danh sách các giá trị

Cú pháp:

=Match [Lookup_Value, Lookup_Range, Match_type]

+ Lookup_Value : Giá trị cho trước

+ Lookup_Range: Vùng tìm kiếm

+ Match_type : kiểu tìm kiếm

Từ công thức tổng quát bạn có thể sử dụng công thức kết hợp choose và match sau:

=CHOOSE[MATCH[Lookup_Value, Lookup_Range, Match_type]]

Hàm choose và weekday

Một trong những hàm được nhiều người sử dụng nhất chính là Hàm Weekday. Hàm này trả ra kết quả từ 1-7 tương ứng với các giá trị là các thứ từ từ chủ nhật đến thứ 7 trong tuần.

Công thức: WEEKDAY[serial_number,[return_type]]

Return_type: này là trường tùy chọn sẽ trả về một thông số nhất định

+ serial_number: Trường này bắt buộc. Giá trị của trường này là một số thể hiện ngày tháng của ngày bạn đang tìm kiếm. Lưu ý dành cho bạn nên nhập ngày tháng năm cách sử dụng hàm DATE hoặc nhập như là kết quả của những công thức hay hàm khác để tránh sai sót.

Cú pháp kết hợp:

=CHOOSE[WEEKDAY[Giá trị thời gian],”Chủ Nhật”,”Thứ 2″,Thứ 3″,Thứ 4″,Thứ 5″,Thứ 6″,Thứ 7″]

Hàm choose kết hợp if

Công thức hàm if:

= IF [Logical_test, Value_if_true, Value_if_false]

Giải thích hàm:

– Logical_test: đây là trường dùng để kiểm tra xem giá trị mà bạn muốn so sánh có thỏa mãn điều kiện cho trước hay không

– Value_if_true: Nếu như điều kiện so sánh là đúng thì hàm if sẽ trả về giá trị đầu tiên và người dùng có thể nhập vào giá trị này

– Value_if_false: Trường này ngược lại với Value if true nếu như không không thỏa mãn thì trả về giá trị thứ 2 và cũng tương tự trường trên thì người dùng có thể nhập vào giá trị này.

Công thức kết hợp:

= IF[Logical_test, CHOOSE[index_num;value1;[value2];…], Value_if_true, Value_if_false]”]

Như vậy mình với các bạn vừa cùng nhau đi tìm hiểu xong các thủ thuật excel về hàm choose và các biến thể của hàm này khi kết hợp với các hàm như vlookup, if, match. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã có thể sử dụng hàm này một cách dễ dàng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề