Cách dùng quỳ tím để thử rỉ ối

Khi mang thai, mẹ bầu gặp rất nhiều thay đổi trên cơ thể, việc rỉ ối và són tiểu là hai hiện tượng mẹ bầu thường rất hay nhầm lẫn. Vì vậy, để có biện pháp xử lý rỉ ối kịp thời, trước tiên mẹ cần có kinh nghiệm phân biệt rỉ ối và són tiểu trong giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu rỉ ối thường xuyên và kèm thêm đau bụng mẹ nên đến gặp bác sĩ đẻ tìm hiểu nguyên nhân bị rỉ ối mẹ nhé. Đồng thời mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để nước ối dồi dào tốt cho thai nhi.

Phân biệt bằng cách quan sát và mùi

  • Nước ối: Là chất lỏng không màu sắc, không mùi hoặc có mùi hơi ngọt, nước ối có thể chứa một ít vết máu lốm đốm hoặc nước nhầy màu trắng.
  • Nước tiểu: Thường có màu vàng hoặc cũng có thể đậm hơn. Nước tiểu sẽ có mùi amoniac đặc trưng mà chúng ta nhận thấy rất rõ.

Phân biệt bằng cảm nhận

Đều là chất lỏng chảy ra nhưng mẹ có thể phân biệt rỉ ối và són tiêu bằng cách cảm nhận:

  • Són tiểu: Chất lỏng chảy ra nhanh, dứt khoát.
  • Rỉ ối: Chất lỏng vùng kín sẽ chảy ra chậm hơn, điều này khác với đôi khi việc do áp lực của bào thai sẽ làm mẹ són một ít nước tiểu trong thai kỳ.
Phân biệt rỉ nước ối bằng cảm nhận

Phân biệt bằng quỳ tím

Sử dụng giấy quỳ để kiểm tra độ PH của chất lỏng:

  • Nếu chất lỏng đó khiến quỳ chuyển sang màu đỏ, chất lỏng đó chắc chắn là nước tiểu vì độ axit trong nước tiểu cao.
  • Nếu chất lỏng đó khiến cho quỳ chuyển màu xanh thì đó chính là nước ối vì nước ối có tính kiềm cao hơn

Phân biệt bằng băng vệ sinh hằng ngày

Thấy quần chip ướt, mẹ cần phải nghi ngờ việc rỉ ối hay són tiểu, mẹ hãy đi tiểu cho bàng quang rỗng rồi dán một miếng băng vệ sinh hằng ngày vào đáy quần chip. Chờ 30 phút sau kiểm tra miếng băng, nếu bề mặt miếng băng có màu hơi ngả vàng, đó là nước tiểu. Nếu bề mặt miếng băng ướt nhưng là chất dịch không màu thì đó là nước ối.

Điều mẹ cần để ý nữa đó là, rỉ ối có thể kèm theo các cơn gò tử cung, đau âm đạo và nếu nghi ngờ nhưng sử dụng các biện pháp trên vẫn không phân biệt được, mẹ nên đi khám lâm sàng để có thể xác định rõ hơn.

Mẹ cần biết:

  • Lợi ích của việc bổ sung kẽm cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ
  • 9 cách đơn giản giúp giảm ốm nghén khi mang thai
  • 3 món ăn vặt siêu ngon và bổ dưỡng cho mẹ bầu

Mẹ hãy nhớ bỏ túi những cách phân biệt trên để giữ an toàn cho chính mình và thai nhi nhé. Ngoài ra, mẹ cũng nên tham khảo thêm làm thế nào để phòng ngừa bị rỉ ối ở mẹ bầu để giúp mẹ và thai nhi an toàn cho đến ngày vượt cạn.

Video liên quan

Chủ Đề