Cách gieo vẫn của bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Mấy ngày mẹ về quê

Là mấy ngày bão nổi

Con đường mẹ đi về

Cơn mưa dài chặn lối.

Hai chiếc giường ướt một

Ba bố con nằm chung

Vẫn thấy trống phía trong

Nằm ấm mà thao thức.

Nghĩ giờ này ở quê

Mẹ cũng không ngủ được

Thương bố con vụng về

Củi mùn thì lại ướt

Nhưng chị vẫn hái lá

Cho thỏ mẹ, thỏ con

Em thì chăn đàn ngan

Sáng lại chiều no bữa 

Bố đội nón đi chợ

Mua cá về nấu chua…

Thế rồi cơn bão qua

Bầu trời xanh trở lại.

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà.

[Đặng Hiển]

Cách đọc

Đọc chậm rãi, giọng đọc tình cảm, nhẹ nhàng, tha thiết. Chú ý ngắt nghỉ hơi giữa các dòng thơ, chú ý ngắt nhịp ở những chỗ sử dụng dấu câu. Khổ cuối đọc với giọng vui tươi, tràn ngập hạnh phúc vì cả gia đình được vui vầy, đoàn tụ.

Gợi ý cảm thụ

Bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của nhà giáo – nhà thơ Đặng Hiển được in lần đầu ở tạp chí Văn nghệ Hà Tây năm 1980, được đưa vào Tuyển tập thơ thiếu nhi. Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học trong nhiều năm.

Khổ 1 : Tình huống mẹ vắng nhà ngày bão

Tác giả kể lại sự việc đã diễn ra như một thước phim về cảnh mưa bão kéo dài và mẹ phải đội mưa suốt dọc đường về quê. Từ chỉ số lượng “mấy” cho thấy mẹ về quê không phải chỉ một ngày mà là mấy ngày. Nỗi nhớ mẹ vì thế nhiều lên, sự trống trải dường như cũng theo đó mà nhân lên.

Khổ 2, 3, 4 : Cảnh bố con ở nhà trong những ngày mưa bão

Nếu khổ 1 nói về hình ảnh mẹ trên con đường về quê thì khổ 2 lại là hình ảnh bố con nằm ngủ trong đêm mưa bão, trong một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ, nghèo nhưng thanh sạch mà yên ấm, hạnh phúc. Nhà dột đến mức “hai chiếc giường ướt một”, ba bố con “nằm ấm mà thao thức” vì nhớ mẹ. Cả nhà luôn không lúc nào thiếu vắng một ai, giờ mẹ về quê, căn nhà vắng mẹ, lại là những ngày mưa bão, nên dù thế nào, vẫn thật trống trải. Ba bố con nằm một giường mà “vẫn thấy trống phía trong” chỗ mẹ vẫn nằm vì thiếu hình bóng của mẹ. Ngôi nhà vắng đi tiếng cười của mẹ, bóng dáng thân yêu của mẹ, dù chỉ là một ngày cũng làm cả nhà trống vắng, ngẩn ngơ, nữa là những ngày mưa bão.

Nhưng đâu phải chỉ có bố con nghĩ đến mẹ, chắc hẳn, mẹ cũng lo cho bố con vì “vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Khi không có mẹ, bữa cơm trong những ngày mưa bão cũng thật lúng túng từ củi lửa, bếp núc đến việc nấu nướng, chế biến món ăn. Am áp và cảm động thay tình cảm gia đình : bố con thao thức, trống trải, nhớ mẹ ; mẹ thương bố con. Khi mẹ đi vắng, nhà cửa sẽ thế nào, cơm cháo liệu có được tươm tất không ? Nhà thơ đã diễn tả thật cảm động và chính xác nỗi thương lo của người chồng dành cho vợ, của người mẹ dành cho các con, của người phụ nữ dành cho tổ ấm nhỏ bé của mình.

Khổ thơ thứ ba nêu tâm trạng của ba bố con hướng về mẹ ở quê xa, hẳn mẹ cũng biết bố con lúng túng như thế nào. Khổ thứ tư bắt đầu với quan hệ từ “nhưng” để khẳng định rằng, dù có lúng túng, ba bố con vẫn ai vào việc nấy, bố đi chợ, chị chăm thỏ, em chăm đàn ngan. Mẹ vắng nhà, ba bố con đêm nằm thao thức nhớ mẹ, nhưng sớm mai tỉnh dậy, mặt trời vẫn mọc, vẫn là những công việc thường ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn, bố con chăm chút nhau, vui vầy, ấm áp trong niềm vui lao động. Những khoảnh khắc thường nhật, công việc thường nhật mà sao chan chứa yêu thương, tin tưởng. Nỗi lo của người mẹ, người vợ ở khổ thơ trên đến đây đã mờ nhạt đi, nhường chỗ cho sự vững vàng, ấm áp, tin cậy khi có một người chồng, người cha đầy trách nhiệm, biết chăm chút con cái, nhà cửa khi người phụ nữ vắng nhà. Hạnh phúc đời thường thật bình dị, thanh cao, đáng để cho con người ta nâng niu, gìn giữ.

Khổ cuối: Mẹ trở về làm cả ngôi nhà toả rạng ánh sáng của niêm vui, niềm hạnh phúc

Cơn bão đến rồi đi, mẹ đi rồi trở về nhà. Hình ảnh đẹp nhất của bài thơ là giây phút mẹ bước về ngôi nhà thân yêu. Hình ảnh so sánh “Mẹ về như nắng mới – Sáng ấm cả gian nhà” là hình ảnh giàu sức gợi, nhiều ý nghĩa. Nắng mới là nắng ấm, tươi sáng, rạng ngời. Mẹ về, cả gian nhà không chỉ sáng mà còn ấm áp, tươi vui lạ thường. Nếu ở đầu bài thơ là cảnh huống mang tâm trạng trống vắng, bâng khuâng vì mẹ vắng nhà và vì bão nên giường ướt, mưa lạnh thì đến đây là cảnh tượng mới mẻ, tràn ngập ánh sáng của niềm vui khi mẹ về. Điều đó chứng tỏ người vợ, người mẹ cũng là người nuôi dưỡng

XEM THÊM BÀI 9: NGƯỜI MẸ – TẠI ĐÂY

Related

Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 10 - Đề số 15 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mấy ngày mẹ về quê

Là mấy ngày bão nổi

Con đường mẹ đi về

Cơn mưa dài chặn lối

Hai chiếc giường ướt một

Ba bố con nằm chung

Vẫn thấy trống phía trong

Nằm ấm mà thao thức

Nghĩ giờ này ở quê

Mẹ cũng không ngủ được

Thương bố con vụng về

Củi mùn thì lại ướt

Nhưng chị vẫn hái lá

Cho thỏ mẹ, thỏ con

Em thì chăm đàn ngan

Sáng lại chiều no bữa

Bố đội nón đi chợ

Mua cá về nấu chua

Thế rồi cơn bão qua

Bầu trời xanh trở lại

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà.

[Mẹ vắng nhà ngày bão – Đặng Hiển]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối.

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn [không quá 10 dòng] phát biểu cảm nghĩ của anh/chị về mẹ.

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Vẻ đẹp những bài ca dao:

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ dưới chợ biết vào tay ai

- Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi

-  Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm

Câu 2:

- Nội dung chính: Văn bản Mẹ vắng nhà ngày bão có hình thức là một bài thơ nhưng đã kể câu chuyện mẹ vắng nhà trong những ngày mưa bão. Nhà chỉ còn ba bố con chăm lo việc nhà dù còn nhiều lúng túng, vất vả. Niềm vui sướng khi mẹ trở về.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: so sánh

- Tác dụng:

+ Hình ảnh mẹ vềsau cơn bão được so sánh với nắng mới, xua tan đi cái u ám của những ngày giông bão, làm sáng ấm cả gian nhà. Nắng là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.

+ Lời thơ cũng là lời kể, lời tâm sự của người con khi mẹ trở về cũng là lúc cơn bão qua đi. Hình ảnh người mẹ trở về trong nắng ấm, sưởi ấm lòng con sau những ngày rét buốt.

+ Biện pháp so sánh giúp tác giả vừa thể hiện niềm vui khi mẹ về; tình cảm yêu quý của con với mẹ và đề cao vai trò của người mẹ trong cuộc sống của con

Câu 4:

- Về hình thức: Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn và dung lượng không quá 10 dòng.

-Về  nội dung: Học sinh phát biểu những cảm nghĩ chân thành về người mẹ của mình. Ví dụ: kính trọng mẹ, yêu quý mẹ, biết ơn mẹ,..

II. LÀM VĂN

* Giới thiệu khái quát ca dao - lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng , được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của người bình dân xưa àTiếng hát than thân là một trong những biểu hiện.

* Cảm nhận về những vẻ đẹp ba bài ca dao

- Vẻ đẹp chung: đề tài than thân, cùng bắt đầu bằng công thức ngôn từ “ thân em như…”, là lời chung về giá trị con người và thân phận nhỏ bé, tội nghiệp, là tiếng lòng cất lên từ chính cuộc đời bị phụ thuộc của những người con gái/ phụ nữ trong xã hội xưa đồng thời là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.

- Vẻ đẹp riêng mỗi bài từ những lời than mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau:

+ Nhân vật trữ tình ý thức được sắc đẹp, giá trị, tuổi xuân của mình [qua hình ảnh so sánh thân phận như tấm lụa đào] nhưng đồng thời cũng lo lắng, băn khoăn dự cảm về tương lai thân phận: không biết rơi vào tay ai, được đối xử thế nào…Nỗi băn khoăn bắt nguồn từ hoàn cảnh xã hội xưa - trọng nam khinh nữ, thân phận người con gái bị phụ thuộc tam tòng tứ đức, không có quyền quyết định số phận của mình. Sự đối lập hai dòng thơ là sự thấm thía nỗi lo và nỗi đau của người con gái.

+ Nhân vật trữ tình ý thức khẳng định giá trị thực sự- vẻ đẹp nội tâm [qua hình ảnh so sánh “củ ấu gai” cùng phép so sánh bổ sung], bày tỏ lời tâm tình, mong muốn được hiểu, được yêu thương bởi phẩm chất trong trắng, cao đẹp, ngọt bùi bên trong. Số lượng câu chứa đựng cả nỗi ngậm ngùi chua xót bởi giá trị không được ai biết đến.

+ Nhân vật trữ tình thể hiện sắc thái than thân rõ nhất bởi lời khẳng định về những sự phũ phàng mà bản thân phải chấp nhận “người khôn rửa mặt người phàm rửa chân”

- Vẻ đẹp lời than thân bày tỏ trong hình thức thể loại thơ lục bát với âm điệu triền miên da diết, hàm súc trong cách sử dụng những hình ảnh quen thuộc nhưng giàu sức gợi, ngôn từ bình dị, gần gũi lời ăn tiếng nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, đối lập… đặc biệt lối diễn đạt bằng một số công thức ngôn từ…

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề