Cách khất nợ ngân hàng

Giãn nợ ngân hàng là gì? Cách xin gia hạn kỳ trả nợ ngân hàng khi khó khăn? Quy định về lãi suất cho vay? Cơ cấu lại thời hạn trả nợ? Thỏa thuận cho vay?

Vấn đề vay vốn tại các ngân hàng đã không còn là vấn đề xa lạ với nhiều người và thủ tục vay tín dụng tại các ngân hàng ngày càng được đơn giản hóa hơn. Chính vì vậy, nhiều khách hàng đã không thể thanh toán khoản vay cho các ngân hàng đúng thời hạn như đã thỏa thuận. Nhiều khách hàng mong muốn được ngân hàng hỗ trợ giãn nợ.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

  • Thông tư 39/2016/TT-NHNN hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Giãn hạn nợ ngân hàng được xem là việc tăng thời gian trả nợ gốc và lãi suất vay vốn ngân hàng so với thời gian trả nợ dự kiến đã được quy định và ký kết trong hợp đồng vì xuất phát từ các mục đích nào đó để hỗ trợ người vay vốn.

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa giãn nợ và gia hạn nợ. Tuy hai cách gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ cho mục đích kéo dài thời gian trả nợ do khách hàng không đủ khả năng trả lãi và gốc vào đúng thời điểm đã quy định theo hợp đồng vay vốn.

Nếu chúng ta chú ý hơn sẽ thấy, giãn nợ là một chương trình do ngân hàng thỏa thuận với khách hàng và quyết định áp dụng chương trình mà ngân hàng đề ra khi kinh tế hay người vay gặp vấn đề nào đó về kinh tế, từ đó họ không có đủ khả năng để chi trả nợ theo đúng như thời gian quy định, mục đích của việc giãn nợ chính là tạo điều kiện để cho khách hàng có thể thanh toán nợ như hạ lãi suất, không thu phí hay không  thu gốc hàng tháng theo như đã quy định.

Deferral of a bank debt is considered an increase in the repayment period of the principal and interest on a bank loan compared to the expected repayment period specified and signed in the contract for certain purposes.

2. Cách xin gia hạn kỳ trả nợ ngân hàng khi khó khăn:

Nhiều trường hợp vì một số lý do nào đó mà khách hàng mong muốn được ngân hàng cho gia hạn kỳ trả nợ tại ngân hàng. Và để thực hiện được việc gia hạn thì mọi người nên đến trực tiếp tại ngân hàng hoặc chi nhánh của ngân hàng để làm thủ tục được tìm hiểu các điều kiện và hướng dẫn làm thủ  tục gia hạn kỳ trả nợ. Trường hợp bạn đã đủ điều kiện để được gia hạn thì bạn tiến hành chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin gia hạn nợ theo mẫu quy định của ngân hàng;
  • Phương án kế hoạch trả nợ;
  • Các loại giấy tờ cá nhân có liên quan khác;
  • Giấy tờ chứng minh gặp các rủi ro liên quan đến điều kiện gia hạn nêu ở trên.

Tùy thuộc vào từng ngân hàng mà quy định về thủ tục gia hạn cũng như điều kiện gia hạn sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung hồ sơ để ngân hàng có thể xem xét và cho phép gia hạn sẽ bao gồm những loại giấy tờ trên.

3. Quy định về lãi suất cho vay:

  • Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
  • Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

+ Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

Xem thêm: Mẫu giấy thoả thuận xác nhận công nợ và cam kết trả nợ mới nhất năm 2022

+ Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

  • Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm [một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày] tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
  • Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

+ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

+ Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

– Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

Xem thêm: Đang vay nợ ngân hàng thì có được xuất cảnh không?

4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:

  • Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
  • Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
  • Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 [mười] ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.

5. Thỏa thuận cho vay:

– Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

+ Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;

+ Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;

+ Mục đích sử dụng vốn vay;

+ Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;

+ Phương thức cho vay;

+ Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;

Xem thêm: Xử lý tài sản thế chấp khi bên vay mất khả năng trả nợ

+ Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;

+ Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;

+ Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn;

+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn theo Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN;

+ Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;

+ Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo khoản 1 Điều 21 Thông tư này;

+ Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;

+ Hiệu lực của thỏa thuận cho vay.

Xem thêm: Nợ ngắn hạn là gì? Các chỉ tiêu và ví vụ về nợ ngắn hạn?

– Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

– Thỏa thuận cho vay quy định tại khoản 1 và 2 Điều này được lập dưới hình thức thỏa thuận cho vay cụ thể hoặc thỏa thuận khung và thỏa thuận cho vay cụ thể.

– Trường hợp sử dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung trong giao kết thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thực hiện:

+ Niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng;

+ Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi ký kết thỏa thuận cho vay và có xác nhận của khách hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ thông tin.

Chủ Đề