Cách lách bhxh năm 2023

BTO-Những ngày gần đây, Bảo hiểm Xã hội [BHXH] Việt Nam nhận được phản ánh: Một số người giả danh cán bộ BHXH Việt Nam để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân qua mạng xã hội.

Cụ thể, chị N.H.T. [SN 1987, ngụ tại ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh] cho biết, ngày 11/8/2022, trong quá trình sử dụng mạng xã hội facebook chị T. thấy có trang Bảo hiểm Việt Nam cùng dòng chữ "Cung cấp dịch vụ giải ngân trước hạn. 1- Làm lại sổ BHXH. 2- Hỗ trợ giải ngân hồ sơ quá hạn". Do đang có nhu cầu tìm hiểu và giải quyết chế độ hồ sơ quá hạn BHXH, chị T. đã liên hệ với Fanpage trên, được hướng dẫn liên hệ với một tài khoản Zalo tên Lương Uyên. Tại đây, chủ tài khoản Zalo này yêu cầu chị T. cung cấp thông tin cá nhân, chụp hình căn cước công dân và tài khoản ngân hàng để chuyển tiền giải quyết chế độ, với số tiền 17.706.000 đồng [5 lần giải ngân]. Mỗi lần giải ngân, chị T. phải chuyển khoản 820.000 đồng cho chuyên viên BHXH giả này cho phí giải quyết hồ sơ.

Mạo danh cơ quan Bảo hiểm Xã hội

Sau khi trao đổi, chị T đã chuyển khoản cho người này số tiền là 820.000 đồng - phí giải quyết hồ sơ - vào số tài khoản mà người này cung cấp. Sau đó, người này tiếp tục yêu cầu chị T chuyển thêm tiền vào tài khoản đã cung cấp để được nhận đủ tiền trợ cấp trong ngày. Thấy khả nghi, chiều cùng ngày, chị T tìm đến cơ quan BHXH để kiểm tra thông tin và biết mình đã bị lừa. Điều đáng nói là trước đó, chị T đã tới cơ quan BHXH huyện Cần Giờ để hỏi về khoản tiền trợ cấp thai sản và được chuyên viên BHXH huyện giải thích kỹ càng về trường hợp của chị không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật, nhưng chị T vẫn muốn tìm cách lách luật để được hưởng quyền lợi.

Không chỉ TP.HCM, tại các địa phương khác như An Giang cũng có tình trạng người lao động nhận được tin nhắn của một số người giả danh người của cơ quan BHXH Việt Nam nhận hỗ trợ làm thủ tục giải ngân tiền trợ cấp thất nghiệp. Những người giả danh này yêu cầu người lao động cung cấp quá trình đóng BHXH trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” để tính số tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, người giả danh sẽ giúp người lao động làm thủ tục giải ngân trong 2 ngày và lấy phí dịch vụ 5% trên tổng số tiền người lao động nhận được, số tiền này phải thanh toán trước. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền, người lao động cũng không nhận được bất cứ khoản trợ cấp nào.

Hiện nay, BHXH Việt Nam chỉ cung cấp thông tin chính thức về chính sách BHXH, BHYT, BHTN và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người tham gia qua các kênh sau:

1- Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam: //baohiemxahoi.gov.vn/;

2- Các trang mạng xã hội của BHXH Việt Nam:

- Fanpage Facebook tại địa chỉ: //www.facebook.com/baohiemxahoi.gov.vn;

- Zalo Official Account:

3- Ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”:

4- Số hotline 1900.9068.

5- Cơ quan BHXH cấp huyện/tỉnh.

BHXH Việt Nam khuyến cáo, người lao động, người dân các đơn vị, tổ chức lưu ý các kênh cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn của ngành BHXH Việt Nam nêu trên; không nên tìm hiểu thông tin tại các Fanpage, các diễn đàn,… không chính thống, tránh bị kẻ gian lợi dụng, lừa đảo. Trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người lao động có thể báo ngay cho cơ quan công an để xử lý hoặc thông báo cho cơ quan BHXH trên địa bàn để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

T. MINH

Thay vì đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên mới được nhận lương hưu, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất giảm dần số năm đóng xuống còn 15 năm, hướng tới 10 năm.

Người lao động có thể nhận lương hưu sớm khi đóng BHXH 10 - 15 năm

THU HẰNG

Đây là điểm mới trong dự thảo Tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng luật bảo hiểm xã hội [BHXH] [sửa đổi].

Đóng BHXH dài, người lao động dễ nản

Theo Bộ LĐ-TB-XH, tính đến năm 2020, mới chỉ có gần 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, vẫn còn gần 32 triệu người trong lực lượng lao động ở độ tuổi lao động [khoảng 66,5%] chưa tham gia BHXH.

Trong khi đó, có khoảng 14,1 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu. Trong số này, có 3,1 triệu người đang được hưởng lương hưu và BHXH hằng tháng; 1,8 triệu người hưởng trợ cấp hưu trí. Đáng chú ý, còn hơn 9,2 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu chưa được hưởng một tầng an sinh nào khác.

Ông Trần Hải Nam, Phó vụ trưởng Vụ BHXH [Bộ LĐ-TB-XH], cho biết mục tiêu Nghị quyết 28 về cải cách chính sách BHXH đặt ra là đến năm 2021 có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu. Nghị quyết cũng chỉ rõ, giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp, tạo điều kiện cho người lao động [NLĐ] cao tuổi, có số năm tham gia BHXH thấp nhưng vẫn được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH. Đây là một thách thức lớn, trong khi chính sách BHXH còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tốc độ già hóa dân số.

Theo ông Nam, luật BHXH 2014 quy định NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện làm việc bình thường, đóng đủ 20 năm BHXH trở lên được hưởng lương hưu. Mức hưởng hằng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng theo quy định.

Ông Nam chia sẻ: “Quy định điều kiện về thời gian tối thiểu được hưởng lương hưu quá chặt chẽ và quá dài dẫn đến số người đang tham gia rời bỏ hệ thống BHXH trước tuổi nghỉ hưu khá lớn, nhất là những người tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó, cùng với tác động kinh tế khiến nhiều người nản lòng đã rời bỏ hệ thống BHXH. Về lâu dài, người già không có lương hưu sẽ tạo áp lực lớn cho xã hội khi phải bố trí nguồn lực đơn lẻ để bảo đảm an sinh, chăm sóc y tế”.

Theo Bộ LĐ-TB-XH tính toán, nếu thay đổi theo phương án này sẽ khuyến khích người dân tham gia vào hệ thống, làm tăng nguồn thu vào Quỹ BHXH ngắn hạn và trung hạn; nguồn chi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cũng sẽ tăng. NLĐ sẽ được bảo vệ tốt hơn trước những rủi ro trong quá trình làm việc, tạo điều kiện để NLĐ tăng khả năng tiếp cận với lương hưu khi về già.

\n

Cần chính sách đồng bộ

Ủng hộ đề xuất trên của Bộ LĐ-TB-XH, nhiều chuyên gia cho rằng việc thiết kế chính sách BHXH theo chế độ ngắn hạn và dài hạn có tính chất linh hoạt cao để NLĐ lựa chọn. Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động [Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam], cho biết: “Trước đây, khi tham gia góp ý vào Nghị quyết 28, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu, thậm chí chúng tôi còn mong muốn thời gian đóng BHXH xuống dưới 10 năm để NLĐ có thể tiếp cận với chính sách lương hưu”. Tuy nhiên, ông Quảng cho rằng việc giảm số năm đóng cần có lộ trình, trước mắt có thể 15 năm, về lâu dài có thể tiến tới giảm 10 năm. “Ban soạn thảo cần tính toán kỹ, đảm bảo đồng bộ giữa tỷ lệ đóng và tỷ lệ hưởng lương hưu và phải có một mức sàn lương hưu tối thiểu. Việc giảm thời gian đóng cũng cần đi đôi với việc giảm tuổi nghỉ hưu đối với NLĐ một số ngành nghề đặc thù. Nếu không, NLĐ nhận lương hưu thấp sẽ rất khổ và vất vả những năm về già”, ông Quảng bày tỏ.

Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cũng cho rằng đề xuất trên đưa ra là nhân văn, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn được hưởng lương hưu. Ông Huân chia sẻ: “Nhiều NLĐ tham gia đóng BHXH muộn, khi thừa tuổi về hưu mà số năm đóng BHXH chưa đủ thì nên được giải quyết để về hưu vì có thể họ đã không còn đủ sức khỏe để lao động. Giảm số năm đóng BHXH về hưu còn tạo ra động lực, khuyến khích lao động tham gia BHXH nhiều hơn”. Tuy nhiên, ông Huân cũng lo ngại về mức lương hưu thấp nếu NLĐ nhận lương hưu sớm.

Để được nhận lương hưu với tỷ lệ tối đa 75% mức bình quân tiền lương đóng BHXH, lao động nữ phải đóng BHXH 30 năm và lao động nam đóng 35 năm. Nếu đóng tối thiểu 20 năm, NLĐ được nhận 45%. Theo đề xuất trên, nếu giảm xuống 15 năm thì mức hưởng chỉ còn khoảng trên 30% và đóng 10 năm thì giỏi lắm cũng chỉ được hưởng trên 20%. “Lương hưu thấp như vậy, người nghỉ hưu không thể sống nổi. Do đó, ban soạn thảo cần phải tính toán, nghiên cứu kỹ số năm đóng và số năm hưởng để đưa ra công thức tính lương hưu cho phù hợp”, ông Huân bày tỏ.

Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, chuyên gia về an sinh xã hội, cho hay ở nhiều nước, NLĐ chỉ cần đóng đủ 5 - 10 năm BHXH là có thể được hưởng lương hưu. Ngoài chính sách giảm số năm đóng BHXH, các quốc gia này thường có các chính sách hỗ trợ đi kèm. “Nếu chỉ thuần túy giảm số năm đóng xuống để hạn chế NLĐ không rút BHXH một lần thì rất khó để NLĐ yên tâm, ở lại với hệ thống BHXH. Để người về hưu không ở mức nghèo khó, khi thiết kế chính sách, cần có những chính sách đồng bộ đi kèm như: hỗ trợ người dân có việc làm bền vững, khuyến khích NLĐ tự tạo việc làm tham gia vào BHXH tự nguyện, gắn chính sách bảo trợ xã hội với BHXH...”, bà Hồng đề nghị.

Ông Trần Hải Nam cho biết sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành, các chuyên gia và tầng lớp nhân dân, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tổng hợp ý kiến để trình Chính phủ dự kiến vào tháng 7 tới. Dự thảo sửa đổi luật sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua trong các kỳ họp năm 2022 và 2023. Thời gian luật có hiệu lực dự kiến từ ngày 1.1.2024. “Cách thức thực hiện và lộ trình triển khai tùy thuộc vào quá trình lấy ý kiến. Có thể ban soạn thảo sẽ đưa ra mốc thời điểm 15 năm và 10 năm hoặc thực hiện theo phương án 15 năm trước và để mở phương án 10 năm trong tương lai”, ông Nam thông tin.

Cứ 2 người mới tham gia BHXH thì 1 người rời khỏi hệ thống

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, bình quân người tham gia BHXH đóng góp trong 28 năm với tỷ lệ 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất, hưởng lương hưu bình quân 25 năm với tỷ lệ hưởng 70,1%. Trong giai đoạn 2012 - 2017, mỗi năm bình quân có 628.000 người hưởng BHXH một lần dẫn đến số người tham gia BHXH tăng thêm chỉ là 594.000 người [tức là cứ có 2 người mới tham gia vào BHXH thì có 1 người rời khỏi hệ thống].

Theo thông lệ quốc tế, với mô hình hưu trí như Việt Nam hiện nay, để người nghỉ hưu hưởng lương hưu trong 20 năm, thời gian đóng góp bình quân ít nhất là 40 năm thì mới đảm bảo cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn.

Tin liên quan

  • Người lao động cần làm gì khi công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội?
  • Nguy cơ 'mất trắng' hơn 456 tỉ đồng BHXH ở TP.HCM
  • Từ 1.2021, khó 'lách' luật đóng BHXH cho NLĐ khi ký hợp đồng lao động

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề