Cách làm câu nêu tác dụng của biện pháp tu từ

Trong kiến thức ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông chúng ta đã học và làm quen với bao nhiêu biện pháp tu từ? Tác dụng, cách nhận biết, phân loại và tác dụng của các phép tu từ sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này.

Biện pháp tu từ là gì?

Khái niệm

Biện pháp tu từ hay còn được gọi là biện pháp nghệ thuật, thủ pháp nghệ thuật là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó như từ, câu, văn bản trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ra ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện.

Biện pháp tu từ trong văn bản nghệ thuật là gì?

Trong văn bản nghệ thuật, người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau và thậm chí có thể khai thác tối đa sức mạnh nghệ thuật của một vài biện pháp tu từ đó.

Tác dụng của biện pháp tu từ

  • Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho con người, cảnh vật, thiên nhiên.
  • Thu hút người đọc, người nghe.
  • Thể hiện sự đa dạng và độc đáo về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt.
  • Giúp người đọc, người nghe dễ nhớ, tạo ấn tượng cho người đọc.
  • Thể hiện tâm tư, tình cảm, cảm xúc của tác giả.

Phân loại các phép tu từ trong tiếng Việt

Ngữ pháp tiếng Việt đa dạng về cách sử dụng các phép tu từ, nhưng về cơ bản được chia thành 3 loại chính gồm:

Biện pháp tu từ ngữ âm

Được chia thành 4 loại chính gồm:

  • Điệp âm
  • Điệp vần: cách gieo vần
  • Điệp thanh: phối hợp thanh bằng, thanh trắc.
  • Nhịp: Cách ngắt nhịp dài, ngắn.

Biện pháp tu từ cú pháp

Gồm có 3 dạng chính gồm:

  • Phép lặp cú pháp: Lặp lại cấu trúc ngữ pháp.
  • Liệt kê: Kể ra các yếu tố quan hệ đồng đẳng.
  • Đảo ngữ: đảo lộn trật tự cú pháp câu.

Biện pháp tu từ từ vựng

Đây là phép tu từ đa dạng nhất, thường được sử dụng trong văn thơ và xuất hiện nhiều trong các kỳ thi quan trọng. Gồm có 8 loại chính là: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa, phép điệp, liệt kê, nói quá, nói giảm nói tránh, chơi chữ, phép đối

Các biện pháp tu từ thường gặp nhất

Trong các kỳ thi chuyển cấp lên lớp 10, thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc các kỳ thi đại học, cao đẳng thì 10 biện pháp tu từ sau đây thường xuất hiện nhất gồm:

Biện pháp so sánh

Khái niệm: So sánh là phép đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.

Tác dụng phép so sánh: Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng bay bổng, phong phú.

Phân loại: Có 2 kiểu so sánh chính là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

Biện pháp ẩn dụ

Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Tác dụng: Tạo tính hàm súc và hình tượng cao cho câu văn, câu thơ.

Các kiểu ẩn dụ:

  • Ẩn dụ phẩm chất.
  • Ẩn dụ hình thức.
  • Ẩn dụ cách thức.
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Biện pháp hoán dụ

Khái niệm: Hoán dụ là phép gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự biểu đạt.

Tác dụng: Tăng sức gợi cảm, làm cho câu văn, đoạn thơ hàm súc hơn, giàu hình tượng hơn.

Phân loại:

  • Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
  • Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.
  • Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật.
  • Lấy vật dùng để chỉ người dùng.
  • Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.

Biện pháp nhân hóa

Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ vốn gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Tác dụng: giúp sự vật trở nên sống động, gần gũi, lời văn, câu thơ có tính biểu cảm cao.

Các kiểu nhân hóa:

  • Trò chuyện với vật như con người.
  • Dùng những từ ngữ vốn dành cho người để dùng cho vật.
  • Dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để miêu tả, hô gọi những sự vật không phải người.

Biện pháp điệp ngữ

Khái niệm: Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại một yếu tố ngôn ngữ như một vần, một từ, một ngữ, một cấu trúc hay một đoạn nhằm tạo hiệu quả giao tiếp nhất định.

Tác dụng: Làm nổi bật, nhấn mạnh ý và gây cảm xúc mạnh.

Phân loại điệp ngữ:

  • Điệp từ.
  • Điệp cấu trúc.
  • Điệp ngữ vòng.
  • Điệp cú pháp cấu trúc.

Biện pháp liệt kê

Khái niệm: Phép liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

Tác dụng: Để nhấn mạnh một ý nào đó.

Nói giảm nói tránh

Khái niệm: Nói giảm nói tránh Là phép tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

Biện pháp nói quá

Khái niệm: Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Biện pháp chơi chữ

Khái niệm: Chơi chữ là phép tu từ lợi dụng những đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Phân loại các lối chơi chữ:

  • Dùng từ đồng âm.
  • Dùng từ gần âm.
  • Dùng điệp âm,
  • Dùng từ nói lái.
  • Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa.

Phép đối

Khái niệm: Phép đối là cách sắp xếp các từ ngữ trong câu cân đối nhau nhằm tạo hiệu ứng giống nhau hoặc trái ngược nhau trong diễn đạt để thể hiện một ý nghĩa nào đó.

Các biện pháp tu từ khác

Ngoài những phép tu từ phổ biến trên, trong các tác phẩm văn học chúng ta còn tiếp xúc với những phép tu từ khác gồm:

Câu hỏi tu từ

Khái niệm: Câu hỏi tu từ là câu hỏi nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời, mà dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.

Phân loại các kiểu câu hỏi tu từ:

  • Bộc lộ tình cảm của người viết.
  • Gợi sự suy tư, băn khoăn, trăn trở.
  • Khẳng định hay phủ định điều muốn nói.

Ví dụ câu hỏi tu từ:

  1. Còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
  2. Lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
  3. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc?
  4. Lá trúc chen ngang mặt chữ điền.

Phép tương phản

Khái niệm: Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để làm tăng hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ:

O du kích nhỏ giương cao súng.

Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu.

Chủ Đề