Cách ly nghĩa là gì

Bạn cần phải cách ly nếu bạn:

  • xét nghiệm dương tính với COVID-19
  • sống chung nhà với người bị COVID-19 [household contact].

Việc cách ly có thể được tiến hành tại nhà của bạn hoặc chỗ ở khác phù hợp.

Bạn cần cách ly trong bao lâu

Bạn sẽ cần phải tự cách ly ít nhất 7 ngày trong khi phục hồi khỏi COVID-19. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy không khỏe [bị bệnh], hãy ở nhà. Bắt đầu đếm 7 ngày kể từ ngày 0 [zero]. Ngày 0 là ngày mà các triệu chứng bệnh bộc phát hoặc là ngày bạn nhận được kết quả xét nghiệm dương tính [nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nào].

Tự cách ly là gì

Tự cách ly có nghĩa là ở trong nhà trong suốt thời gian bạn được yêu cầu phải ở trong nhà, ngoại trừ một số rất ít lý do để ra khỏi nhà. Tự cách ly cũng có nghĩa là thực hiện các biện pháp cẩn trọng thông thường để tránh tiếp xúc gần với những người sống chung nhà với bạn.

Hướng dẫn tự cách ly:

  • Ở trong nhà hoặc trong chỗ ở của bạn, không ở chung phòng với người khác, và sử dụng phòng tắm riêng nếu có thể.
  • Tập thể dục ở nhà hoặc trong sân nhà của bạn, nếu được, hoặc tập ngoài trời trong khu phố của bạn và cách xa người khác. Bạn không được tập thể dục tại những nơi dùng chung với người khác, chẳng hạn như bể bơi công cộng.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người sống chung nhà với bạn. Nếu không làm được như vậy, thì bạn phải giữ khoảng cách ít nhất 1.5 mét và đeo khẩu trang che mũi và miệng của bạn khi ở gần người khác.
  • Không dùng chung đồ đạc với những người khác trong nhà.
  • Tự giặt quần áo của bạn.
  • Không được cho khách đến nhà.
  • Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc.
  • Mở cửa sổ để tăng luồng gió tươi thổi vào bên trong.
  • Nhờ bạn bè hoặc bà con, họ hàng mua, giao thức ăn, thuốc men hoặc các vật dụng cần thiết trước cửa nhà bạn, hoặc sử dụng dịch vụ giao hàng.

Nếu bạn không thể tự cách ly tại nhà

Nếu tự cách ly ở nhà không an toàn, thì có thể có chỗ ở khác dành cho bạn. Bạn có thể yêu cầu được bố trí chỗ cách ly bằng cách điền đơn trên mạng.

Nếu bạn sống chung nhà với người bị COVID-19

Nếu bạn sống chung nhà với người bị COVID-19, bạn cần phải cách ly tại nhà ngay lập tức trong 7 ngày kể từ ngày người đó nhận được kết quả dương tính [hoặc từ ngày người đó bộc phát triệu chứng bệnh, tùy theo cái nào đến trước].

Bạn cần phải ở nhà trong thời gian bạn cách ly, tuy nhiên bạn không cần phải tránh tiếp xúc với 'những người tiếp xúc chung nhà khác' [other household contacts] [tức là bạn chỉ cần tránh tiếp xúc với người bị COVID-19 sống chung nhà với bạn], trừ khi bạn có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Bạn cần xét nghiệm khi người bị COVID-19 sống chung nhà với bạn bước sang ngày 3 và ngày 7 trong quá trình mắc bệnh của họ [tức là bạn cần xét nghiệm vào ngày 3 và 7 theo thời gian cách ly của người đó].

Bạn có thể kết thúc cách ly cùng ngày với ngày người đầu tiên trong nhà bị COVID-19 kết thúc cách ly, nếu bạn có kết quả xét nghiệm ngày 7 âm tính và không có các triệu chứng mới hoặc trở nặng. 

Nếu một thành viên khác trong nhà bạn có kết quả xét nghiệm dương tính, những người còn lại trong nhà vẫn có thể kết thúc cách ly khi người đầu tiên trong nhà bị COVID-19 kết thúc cách ly, miễn là các bạn không bộc phát bất kỳ triệu chứng nào và không có kết quả xét nghiệm dương tính. Tuy nhiên, nếu 'người tiếp xúc chung nhà' [household contact] xét nghiệm dương tính, người đó sẽ cần phải bắt đầu lại 7 ngày tự cách ly.

Nếu bạn là 'người tiếp xúc gần' [close contact] nhưng không sống chung nhà với người có kết quả xét nghiệm dương tính, bạn không cần phải tự cách ly, trừ khi bạn bộc phát các triệu chứng COVID-19. Nếu bộc phát các triệu chứng bệnh, bạn nên thu xếp làm xét nghiệm.

Chương trình đặc cách cho người tiếp xúc gần

Vì những dịch vụ thiết yếu đóng vai trò quan trọng đối với các nhu cầu cơ bản của mọi người, cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng, và/hoặc là một phần của chuỗi cung ứng cốt lõi, người lao động trong các ngành nghề thiết yếu có thể tiếp cận chương trình đặc cách cho người tiếp xúc gần [Close Contact Exemption Scheme] để đảm bảo các dịch vụ cốt lõi tiếp tục hoạt động.

Người lao động đã được tiêm chủng và không có triệu chứng bệnh thuộc các ngành dịch vụ cốt lõi đã đăng ký, mặc dù tiếp xúc gần và sống chung nhà [household close contact] với người bị COVID-19, được tiếp tục làm việc, miễn là họ có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh [RAT] âm tính trước mỗi ca / ngày làm việc trong thời gian cách ly, và tuân theo các quy định y tế cụ thể. Họ chỉ được đi làm - không được đi đâu khác.

Họ có thể lấy kit xét nghiệm kháng nguyên nhanh miễn phí tại các địa điểm cấp phát kit [collection site].

Xét nghiệm và trở lại làm việc trong mùa dịch Omicron | business.govt.nz [external link]

Vùng an toàn một người [Bubble of One]

Các doanh nghiệp hoặc người tự kinh doanh [sole trader] có thể cho phép nhân viên, mặc dù có tiếp xúc gần với ca bệnh [close contact], được đi làm, nếu nhân viên này không đảm nhiệm vị trí có tiếp xúc với khách hàng và có thể duy trì 'vùng an toàn một người' [‘bubble of one’] trong khi làm việc [bao gồm cả việc đi lại đến chỗ làm]. Nhân viên này phải được tiêm phòng, không có triệu chứng bệnh và có thể duy trì 'vùng an toàn một người' trong khi làm việc [cho dù làm ở trong nhà hay ngoài trời]. Họ chỉ được đi làm - không được đi đâu khác.

Vùng an toàn một người | business.govt.nz [external link]

Nếu bạn cần các dịch vụ hỗ trợ tại nhà

Các dịch vụ chăm sóc thiết yếu, chẳng hạn như giúp đi vệ sinh, giặt giũ và đút cho ăn, vẫn tiếp tục.

Nếu bạn được xác định là ‘người tiếp xúc chung nhà’ [household contact] với người bị COVID-19, người chăm sóc cho bạn phải giữ vệ sinh tay sạch sẽ và giữ khoảng cách với bạn, nếu được. Nếu không được, họ phải dùng thiết bị bảo hộ cá nhân [PPE] như găng tay và khẩu trang loại dùng một lần.

Thông tin dành cho người cung cấp các dịch vụ hỗ trợ [support workers]  [external link]

Nếu bạn cần đi bệnh viện

Nếu bạn hoặc người được bạn chăm sóc có các triệu chứng nghiêm trọng, hãy gọi 111 ngay lập tức. Các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • cảm thấy khó thở
  • cảm thấy ngất xỉu, bất tỉnh hoặc rất khó đánh thức dậy
  • màu da xanh [blue] xung quanh miệng hoặc rất nhợt nhạt và lạnh
  • đau ngực dữ dội.

Nếu bạn bị bệnh nặng hơn và cần được chăm sóc tại bệnh viện, bạn sẽ cần thêm thời gian trước khi có thể trở về nhà và tiếp tục các hoạt động bình thường của bạn. Điều này sẽ được nhân viên y tế đánh giá theo từng trường hợp cụ thể.

Các chi phí y tế liên quan đến COVID-19 đều miễn phí.

Nếu bạn cần được hỗ trợ

Nhiều người sẽ có khả năng xoay xở, tự cách ly được với sự giúp đỡ từ bạn bè và gia đình, nhưng sẽ có các trợ giúp, nếu bạn cần.

Hỗ trợ cho cá nhân và gia đình

Hỗ trợ cho doanh nghiệp | business.govt.nz [external link]

Hỗ trợ thêm nếu bạn bị COVID-19 hoặc đang tự cách ly

Là Nghiên cứu sinh chuyên ngành Vi sinh vật, tôi biết rằng, khi dịch bệnh hoành hành thì tôi nên hạn chế đi lại, hạn chế tiếp xúc. Đó là lý do tôi chọn ở lại Đức để tiếp tục công việc nghiên cứu của mình. Vì trường đóng cửa [từ ngày 23/3, dự kiến đến hết ngày 3/5] nên điều kiện nghiên cứu bị hạn chế, tôi chỉ có thể làm ở nhà với những dữ liệu đã thu thập được lưu trên máy tính nhưng tôi vẫn hài lòng với sự lựa chọn của mình.

Khi đọc câu chuyện của “người sinh viên” tên là Isaac Newton về việc ông đã có những bước tiến thần kỳ trong vật lý và toán học khi thực hiện cách ly vì nạn dịch hạch vào năm 1665 [Newton’s miracle year – Năm kỳ diệu của Newton], tôi có thêm niềm tin và động lực để sống cách ly đúng nghĩa nhưng mang lại nhiều ý nghĩa.

Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đầy hứa hẹn trong hơn một tháng tĩnh tâm ở nhà, tôi có dịp chứng kiến và trải nghiệm cảnh người Đức chống dịch như thế nào.

Vào mùa dịch họ có thói quen mua sắm kỳ lạ – tích trữ lương thực thực phẩm và giấy vệ sinh. Nếu bạn là người Châu Á và ăn cơm thì yên tâm vì dù mỳ ống có bị mua hết sạch thì gạo vẫn còn đầy trên các kệ hàng ;]. Họ không đeo khẩu trang nhưng có các biện pháp phòng bệnh thay thế. Ví dụ: Ở siêu thị người thu ngân được bao quanh bởi một bức màn nhựa trong suốt hay khách hàng luôn phải đẩy theo một chiếc xe dù họ chỉ mua một lon bia hay một quả táo. Họ kêu gọi hỗ trợ nông dân bằng cách làm việc trên những cánh đồng. Vì phải đóng cửa biên giới để phòng dịch bệnh nên khoảng 80.000 nhân công từ các nước Đông Âu không thể sang làm việc như mọi năm. Hay khi ốm bạn được khuyên là thay vì tới bệnh viên hay các phòng khám thì hãy ở nhà và gọi điện. Bạn sẽ được tư vấn và khám qua điện thoại. Nếu cần thiết xe cứu thương sẽ tới trong vòng 5 phút.

Tôi muốn kể về một câu chuyện nhỏ trong mùa dịch. Qua đó tôi thấy người Đức cũng rất linh động chứ không phải máy móc như định kiến.

Điểm đặc biệt của người Đức là có tinh thần tự giác tuân thủ luật pháp rất cao và họ đóng thuế rất đầy đủ [hơn 40% thu nhập nếu còn độc thân]. Trong những dịp như thế này, chúng ta mới thực sự hiểu hết được mục đích của những khoản thuế đóng. Một người bạn Đức gốc Việt của tôi có một tiệm ăn nhỏ với 3 lao động. Trong đợt dịch này anh chỉ điền một cái đơn chừng 3 trang giấy. Gửi lên Hội đồng thành phố Oldenburg qua email. Sau chưa đầy 1 tuần, tài khoản của anh nhận được 9.000 € [khoảng 240 triệu đồng]. Hỏi lại thì với quy mô kinh doanh và số lao động như của anh, anh chỉ nhận được 3.000 € thôi. Vì không đọc kỹ hướng dẫn anh ấy đã đánh dấu nhầm ô chế độ đãi ngộ, do đó anh được nhận khoản tiền gấp 3 lần. Anh ấy nói với tôi là sau đợt dịch này anh sẽ phải trả lại số tiền dư vì trong mẫu đơn anh điền có 1 câu in đậm, ý đại khái là: “Chúng tôi có thể lấy lại một phần số tiền hỗ trợ sau khi chúng tôi kiểm tra lại tính chính xác của thông tin”. Đưa tiền trước để đảm bảo cuộc sống, kiểm tra thông tin và xử lý sau mùa dịch là điều tôi thực sự ấn tượng và nó đòi hỏi cao tính trung thực ở mỗi người.

Ở lại Đức và không được lên phòng thí nghiệm trong một tháng nay nhưng với những gì được nghe, được thấy và được trải nghiệm trực tiếp trong công tác phòng chống dịch bệnh của một nước có nền kinh tế và y tế phát triển như thế này tôi cảm thấy quyết định “đứng yên” của mình là hoàn toàn chính xác.

Ngoài ra, những lời hỏi thăm, lời đề nghị hỗ trợ vé máy bay và bảo hiểm nếu học bổng viên có ý muốn về nước với gia đình, hay cam kết không thay đổi chế độ học bổng trong thời gian tiến hành cách ly xã hội của DAAD đã làm ấm lòng những con người xa xứ như du học sinh chúng tôi. Tôi xin gửi đến tất cả các anh chị đang làm việc ở văn phòng DAAD Việt Nam cũng như văn phòng DAAD ở Đức lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất! Chúc tất cả các anh chị và các bạn du học sinh bình tĩnh và mạnh mẽ vượt qua đại dịch lần này và tiếp tục hoàn thành kế hoạch công tác cũng như học tập đã đề ra!

Hãy học theo Ngài Isaac Newton, chúng ta hãy cùng nhau biến khoảng thời gian cách ly đúng nghĩa thành thật nhiều ý nghĩa!

Oldenburg, ngày 23 tháng 4 năm 2020

Trần Quốc Dẹn

Nghiên cứu sinh
Trường Đại học Tổng hợp Oldenburg [Bang Niedersachsen, CHLB Đức]
Học bổng: Research Grants – Doctoral Programmes in Germany, 2019/20

Video liên quan

Chủ Đề