Cách nâng pH nước

Đến thời điểm hiện tại, nhiều khu vực ở nước ta vẫn sử dụng nước giếng làm nguồn nước chính dùng cho sinh hoạt và nấu nướng. Điều đáng nói ở đây, ngoài vấn đề nhiễm phèn, nhiễm chì… nước giếng còn thường gặp phải tình trạng độ pH thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, ăn mòn các vật dụng trong gia đình. Do đó, cần tìm hiểu các cách xử lý nước giếng có độ PH thấp một cách triệt để.

Lý do cần xác định độ pH trong nước giếng

Trước khi tìm hiểu các cách xử lý nước giếng có độ PH thấp. Ta cần phải hiểu độ pH trong nước là gì. Độ pH là một chỉ số cho biết tính chất nước thuộc axit hay kiềm. Nếu độ pH thấp dưới 7, nước giếng mang tính chất axit. Ngược lại, nếu độ pH cao hơn 7, nước giếng mang tính chất kiềm.

Trong khi nước có tính kiềm pH từ 7.5 – 9.5 rất có lợi cho sức khỏe [với điều kiện là nước sạch đã qua xử lý]. Thì nước giếng có tính axit lại gây hại cho sức khỏe, làm hao mòn các vật dụng bằng kim loại [đường ống dẫn nước, bồn chứa nước…].

Do đó, việc hiểu rõ độ pH của nước giếng sẽ giúp bạn mau chóng tìm được giải pháp xử lý nước. Nói cách khác, điều này cũng giúp bạn dự đoán được mức độ ảnh hưởng của nước đối với cơ thể và các đối tượng mà nó tác động.

Biểu hiện dễ nhận biết của nước giếng có độ PH thấp

Chúng ta vẫn nhầm tưởng rằng nước giếng có độ pH thấp không thể xác định được bằng cảm quản. Nhưng thực tế, nước pH thấp cũng khá dễ nhận biết qua vị chua rất khó uống. Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên bị các bệnh về men răng, tiêu hóa, dạ dày… thì tính axit [pH thấp] trong nước là nguyên nhân chính gây ra các ảnh hưởng đáng tiếc này.

Thêm một mẹo hay ho khác để kiểm tra xem nước có độ pH thấp hay không, là kiểm tra thông qua độ hao mòn của các vật dụng bằng kim loại trong nhà. Độ pH càng thấp, tính axit càng mạnh, vật dụng càng nhanh bị ăn mòn, dễ bị nứt, rò rỉ…

Cách nhận biết đơn giản hơn nữa là nếu các vật dụng chưa nước bằng đồng xuất hiện các vết màu xanh, vật dụng chứa nước bằng thép sắt xuất hiện vết nâu đỏ. Thì chắc chắn tính axit của nước đang rất cao.

Với những biểu hiện rõ ràng như vậy, dù không nhận biết được chính xác độ pH là bao nhiêu. Chúng ta vẫn có thể dự đoán được nước mang tính axit. Và mau chóng tìm ra cách xử lý nước giếng có độ pH thấp.

WEPAR chia sẻ các cách xử lý nước giếng có độ PH thấp

Bên cạnh các cách xử lý nước giếng có độ PH thấp truyền thống như dùng hóa chất, vật liệu lọc nâng pH, bộ lọc trung hòa pH… Thì ngày nay, một công nghệ xử lý nước pH trong nước hiệu quả nhất định phải kể đến là máy lọc/ hệ thống lọc nước RO. Tuy nhiên, trong bài viết này WEPAR sẽ chia sẻ đầy đủ các phương pháp xử lý. Tùy vào chỉ số pH, quy mô xử lý mà các bạn có thể lựa chọn phương pháp xử lý nước giếng có độ PH thấp cho phù hợp.

Hỗn hợp hóa chất Hypochlorite – Soda

Dùng bơm định lượng châm hỗn hợp hóa chất Soda và Hypochlorite trực tiếp vào nước. Tuy nhiên, lượng hóa chất phải được tính toán chính xác nhằm đảm bảo tính an toàn khi sử dụng cho gia đình hoặc sản xuất. Trong một số trường hợp, nước bị ô nhiễm quá phức tạp, pH vừa thấp mà tỷ lệ phèn, sắt, nhiễm khuẩn… cũng quá cao. Buộc phải sử dụng Kali [nếu vẫn muốn dùng cách xử lý nước giếng có độ PH thấp bằng hóa chất] để nâng pH. Tuy nhiên, đây không phải là cách WEPAR khuyên dùng. Vì hàm lượng Kali nếu không được tính toán kỹ lưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Vật liệu lọc nâng pH Corosex [Flomag]

Nếu nước giếng có độ pH thấp ở mức vừa phải từ 6.0 – 6.5, bạn có thể sử dụng các vật liệu lọc như Corosex và Flomag để nâng pH. Đây là một phương pháp cực kì đơn giản, dễ thực hiện. Việc của bạn là xây một bể lọc, đổ hỗn hợp các vật liệu vào bể theo thứ tự sỏi cát đỡ, than hoạt tính, cát mangan và corosex [flomag]. Như vậy, không những bạn giải quyết được vấn đề nước giếng có pH thấp. Mà còn đồng thời lọc sơ bộ được các tạp chất, cặn bẩn, phèn, khử mùi hôi có trong nước. Tuy nhiên, bằng cách này, nước giếng sau khi lọc chỉ nên dùng để sinh hoạt, phải đun sôi khi uống và nấu nướng.

Bộ lọc trung hòa pH

Bộ lọc trung hòa pH có thành phần vật liệu lọc chính cũng là hạt Corosex. Nếu nhà bạn không có không gian để xây bể lọc như cách trên, thì đây cũng là cách xử lý nước giếng có độ PH thấp khá phù hợp. Tuy nhiên, cách này không thể xử lý được nước ở thể tích, quy mô lớn. Ngoài ra, do vật liệu lọc tiêu hao trong suốt quá trình sử dụng. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra và thay thế vật liệu lọc định kỳ.

Máy lọc/ Hệ thống lọc nước RO

Ngày càng có nhiều dòng máy lọc điện giải, bổ sung hydrogen… cho ra nước sau lọc pH cao. Đặc biệt hoàn toàn có lợi cho sức khỏe. Có được điều này là do bên cạnh việc bổ sung lõi lọc tạo kiềm cho nước. Các hệ thống/máy lọc nước RO còn được trang bị màng lọc RO với tính năng lọc nước vượt trội. Chính khả năng xử lý cặn bẩn, tạp chất, phèn, vi khuẩn, hóa chất, kim loại nặng… Giúp tính chất nước được ổn định, cân bằng lại pH cho nước.

Hệ thống lọc nước RO WEPAR có nâng pH cho nước được không?

Như đã nói, màng lọc RO có tác dụng ổn định lại tính chất nước. Phần nào giải quyết được vấn đề độ pH thấp trong nước giếng. Đặc biệt, WEPAR còn ưu tiên sử dụng màng lọc RO Dupont [Dow] USA. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là màng lọc xử lý nước vượt trội nhất. Đồng thời còn có khả năng giữ lại một ít khoáng chất có lợi trong nước. Do đó, bên cạnh các dòng máy lọc nước bổ sung khoáng, bổ sung hydrogen; tất cả sản phẩm lọc nước khác của WEPAR cũng cho ra nước sau lọc có pH ổn định.

Chỉ số pH trong nước sau lọc của WEPAR đã được nhiều đơn vị uy tín kiểm nghiệm. Như Viện Paster, Trung tâm 3 xác nhận đạt chuẩn. Bên cạnh việc điều chỉnh pH trong nước, sản phẩm lọc nước của WEPAR còn đáp ứng toàn bộ các thông số trong tiêu chuẩn nước uống trực tiếp không cần đun sôi của Bộ Y Tế. Theo đó, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng nước sau lọc của WEPAR.

Lời kết

Có thể thấy có rất nhiều cách xử lý nước giếng có độ PH thấp. Nhưng quy chung lại, việc sử dụng các dòng máy lọc nước RO đến từ các thương hiệu uy tín. Vừa xử lý pH nhanh chóng, vừa đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn khác. Chẳng có lý do gì mà một người tiêu dùng thông minh như bạn. Không lựa chọn một sản phẩm bảo vệ sức khỏe tại gia cho tổ ấm của mình phải không.

Chắc hẳn anh em nuôi cá đã không còn quá xa lạ với nồng độ ph có trong nước, bởi tầm quan trọng của ph khi nuôi cá là điều hết sức quan trọng.

Ph trong nước quyết định yếu tố sống còn của những chú cá. Độ ph cao quá hay thấp quá cũng không được. Ở bài viết chia sẻ này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về cách tăng và giảm ph có trong nước, nồng độ ph bao nhiêu là lý tưởng khi chúng ta nuôi cá cảnh.
Đôi chút về nồng độ ph trong nước: như một số tài liệu cho rằng độ ph thấp thì nguồn nước có chiếm tỉ lệ axit cao. Còn độ ph cao thì nguồn nước bị nhiễm kim loại. Đối với anh em nuôi cá cảnh nước ngọt thì nồng độ ph phải ở mức từ 6.8 tới 7.2 đây là mức an toàn, tuy nhiên ở các nồng độ ph cao hoặc thấp hơn ngưỡng này thì những chú cá của. Chúng ta vẫn có thể sống được có điều đó không phải điều kiện sống tốt của chúng, chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn và khi bị bệnh sẽ phát bệnh nhanh hơn. Cũng chính vì lý do đó khi chúng ta nuôi cá cần phải kiểm soát được độ ph có trong nước.

Cách tăng ph trong nước khi nuôi cá cảnh:

Ở bài viết này mình vẫn chú trọng tới những phương pháp tự nhiên để làm sao cho nguồn nước của chúng ta được đảm bảo kết quả bền vững, vì một số phương pháp dùng chế phẩm chỉ có thể ức chế độ ph trong một khoảng thời gian rồi sẽ trở về nồng độ cũ.

Cách 1 tăng ph bằng cách sử dụng san hô biển: đúng vậy san hô biển có thể giúp bạn tăng nồng độ ph tự nhiên rất hiệu quả, đối với san hô vụn có thể giúp bạn tăng từ 2-3 độ ph và san hô nguyên khối có thể tăng 4-5 độ.


Cách 2 tăng ph bằng đá da voi và đá xây dựng: có thể bạn chưa biết trong đá xây dựng và đá núi da voi có chứa một hàm lượng kim loại nhỏ giúp kích tăng nồng độ ph, 2 vật thể này khi các bạn để trong hồ cá tuỳ theo khối lượng mà loại đá này có thể giúp chúng ta tăng ph của nước lên tới 8-10 độ.
Cách 3 tăng độ ph bằng dung dịch chế phẩm: hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các loại dung dịch chế phẩm sinh học giúp chúng ta tăng ph, bạn có thể tìm thấy rất nhiều chủng loại khác nhau, mỗi cơ sở sản xuất lại có 1 công thức bào chế riêng do đó để trước khi tìm hiểu về dung dịch giúp tăng PH này thì bạn nên hổi kỹ người bán. [bạn có thể tìm mua dung dịch này ở ngoài tiệm bán cá cảnh rất nhiều].

Lưu ý: song song với hai cách tăng ph trên thì bạn có thể sử dụng sủi oxy cũng có thể giúp tăng nồng độ ph lên 1-2 độ.

Cách giảm độ PH trong nước:


Cách giảm PH trong nước tự nhiên bằng gỗ lũa: Đúng vậy gỗ lũa cũng có thể giúp chúng ta giảm nồng độ PH trong nước đáng kể, tuy nhiên bạn hãy cẩn trọng hãy ngâm chúng xuống nước 1 thời gian trước khi đem vào hồ cá của mình nhé, nếu không chúng sẽ làm thay đổi màu nước của bạn đấy.
Cách giảm độ PH trong nước bằng phương pháp tự nhiên với rêu bùn:
Rêu bùn bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán thiết bị nhà vườn, bạn có thể rửa sơ qua để làm sạch và bay bớt màu của rêu bùn sau đó bỏ chúng vào một cái túi vải và bỏ trong hộp lọc, phương pháp này khá an toàn bởi rêu bùn giúp giảm PH rất chậm rãi tránh tình trạng cho những chú cá của chúng ta bị sốc nước.

Giảm ph trong nước bằng lá bàng:

 trong lá bàng có một hàm lượng axit tự nhiên nhẹ do đó khi bạn sử dụng lá bàng để vào trong bể cá của mình sẽ giúp nồng độ pH giảm xuống 1-2 độ đấy. Lưu ý rằng hãy sử dụng lá bàng khô và rửa sạch trước khi cho vào hồ để tránh gây bệnh cho cá nhé.

Giảm pH bằng hệ thông lọc RO: một trong những nguyên nhân mà độ PH trong nước của bạn quá cao đó chính là chúng bị nhiễm kim loại nặng, với hệ thống lọc của RO sẽ giúp loại bỏ các loại kim loại này do đó độ pH của bạn sẽ được giảm xuống 1 cách đáng kể, tuy nhiên hãy chỉ dùng hệ thống lọc không nên mua thêm đèn UV diệt khuẩn bởi đèn sẽ giết chết những vi sinh, vi khuẩn có lợi cho những chú cá của bạn đó.


Kết luận: Với nhứng phương pháp trên thì mình vẫn ưu tiên cho các phương pháp tăng và giảm PH tự nhiên, bởi sử dụng phương pháp tự nhiên chúng ta sẽ không phải đụng tới hóa chất nguy cơ chữa lợn lành thành lợn quỳ khá cao.

Video liên quan

Chủ Đề