Cách ngồi không bị tê chân

SỨC KHOẺDáng khỏe - Dáng đẹp

Cách ngồi thiền không bị tê chân đây là thắc mắc của nhiều người trong thời gian đầu học thiền. Một phương pháp ngồi thiền đúng, tư thế đúng mới có thể giúp bạn khắc phục những khó khăn trong khi thiền định.

Cách ngồi thiền không bị tê chân

Nếu mới học thiền thì chưa ngồi quen xếp bằng được, để làm được cần một thời gian cố gắng. Một số khó chịu chắc chắn sẽ xảy ra nhưng tùy theo dấu hiệu nhức ở nơi nào ta sẽ điều chỉnh thật tốt. Nếu nhức mỏi ở chân hay đầu gối bạn phải xem xét lại quần mình đang mặc, có thể là chật quá hoặc vải quá dày. Bạn có thể thay một loại khác rộng rãi hơn, hay nới lỏng thắt lưng.Nếu cảm thấy nhức mỏi ở phần dưới lưng, chứng tỏ tư thế ngồi không ngay ngắn. Theo dõi xem lưng bạn có bị nghiêng về phía trước không, chỉnh lại tư thế nhưng cũng không quá thẳng dễ gây nhanh mỏi và khó thở. Không nên gồng hoặc cứng nhắc quá, giữ cho cột xương sống thật thẳng. Nếu nhức mỏi cổ hoặc phần lưng phía trên có thể do nhiều nguyên nhân. Tránh để đầu gục về phía trước, phải giữ cho thẳng với cột sống.Dưới đây là một số cách ngồi thiền không bị tê chân:Đầu tiên tập giãn cơ đùi trong, tập khớp gối, khớp khủy chân, mở cơ xương chậu [nếu các bạn đã tập Yoga chắc bạn biết những cơ này]. Mỗi buổi sáng tập giãn cơ 1 chút và tập ngồi kết già để thiền dần dần cơ thể sẽ quen, nếu cơ không được tập để căng và giãn, thì việc ngồi sẽ khó khăn, ngồi 1 lúc là căng cơ khó chịu.Điều chỉnh tư thế ngồi: phải luôn ngồi thẳng lưng, đôi khi ta ngồi được 1 lúc thẳng lưng lại chuyển về tư thế khom khom, làm cho mỏi cơ lưng và làm tăng trọng lượng lên đôi chân, nếu bạn ngồi thẳng lưng trọng lượng sẽ dồn về mông và xương chậu. Đây giống như là phương pháp để phân bố trọng lực khi cần thiết.Điều chỉnh hơi thở: rất quan trọng, cơ mỏi là do không được hít thở, dẫn đến thiếu ô xi, máu huyết không lưu thông, đôi khi vì chăm tập luyện và chú ý vào các động tác ta lại quên hít thở. Cái gốc của hít thở là hít thở bằng bụng không phải hít thở bằng ngực, khi hít vào Phình bụng ra, khi thở ra thì hóp bụng vào để tống khí ra. Tập hít thở càng sâu càng tốt, càng khỏe, hít thở nông là biểu hiện của người yếu.Cảm nhận năng lượng: nếu bạn biết học thiền một thời gian tại trung tâm thì cố gắng cảm nhận năng lượng đi vào gan bàn chân, năng lượng vào từ huyệt bách hội [đỉnh đầu] vào từ ấn đường [giữa trán] vào từ rốn, ức ở ngực, vào từ 2 bàn tay và chảy xuống vị trí bị tê nhức, công dụng rất tuyệt, nếu bạn không biết thiền thì bạn chỉ cần nghĩ là tập trung suy nghĩ, sau đó dịch chuyển khí xuống vị trí cần điều trị.Hãy nhắc nhở tâm trí điều khiển các cơ, đó là thả lỏng các cơ, hiểu theo cách khác là buôn lỏng các cơ, không gồng cứng cơ sẽ nhanh mỏi, thả lỏng cơ thì chẳng thể mỏi.Vượt qua bản thân: Đôi khi thành công nằm ở suy nghĩ. Những lúc mỏi là một thử thách, ta chỉ nghĩ cố 1 chút, đôi khi chỉ là 1 giây, đôi khi là cả phút mới vượt qua cái mỏi, nhưng nếu ta cố ngồi, cố quên cái mỏi đi và vượt qua rồi thì các bạn lại ngồi thêm được rất lâu. Chuyện ngồi cũng giống như bạn tập chạy và đi bộ. Nếu vượt qua thử thách sẽ thành công.Trên đây là một số cách ngồi thiền không bị tê chân hiệu quả cho người mới học thiền. Khi đã làm quen và thành thạo bạn chắc chắn không bị lại nữa. Nếu vẫn diễn ra như vậy chứng tỏ phương pháp ngồi thiền có vấn đề. Bạn có thể tham khảo ý kiến người đi trước nhưng tốt nhất nên tham khảo một giảng viên giỏi có kinh nghiệm, tránh khả năng sai một li đi một dặm ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian.

Xuất hiện tình trạng chân bị tê có thể chỉ đơn giản là trạng thái do cơ thể mệt mỏi cần được nghỉ ngơi, hoặc đôi lúc tình trạng này cũng sẽ là dấu hiệu nhận biết nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy bạn có thể bị bệnh gì khi có triệu chứng tê chân, đặc biệt khi ngồi lâu bị tê chân? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhé!

1. Các triệu chứng tê chân?

Bàn tay và bàn chân là những vùng cơ thể dễ bị xuất hiện triệu chứng tê bì do nhiều tác động ngoại cảnh cũng như biến chứng của bệnh lý nền gây ra. Thông thường làn da ở tay chân đều rất nhạy cảm, có thể xác định được các hiện tượng bất thường một cách nhanh chóng. Ví dụ như: Khi bàn chân vô tình đạp phải vật sắc nhọn sẽ có cảm giác bị đau và nhấc chân ra ngay, hay trường hợp đưa tay vào gần vật nóng sẽ gây cảm giác khó chịu buộc phải rụt tay lại,...

Các tế bào có trên da và hệ thống các dây thần kinh ở chân và tay sẽ phát hiện các tác nhân gây hại cho cơ thể và lập tức báo tin cho não bộ và sau đó não bộ sẽ đưa ra các biện pháp xử lý rất nhanh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chân tay bị tê bì do một nguyên nhân nào đó khiến cho hệ thống các dây thần kinh phát hiện tác nhân có thể tạm thời bị ngừng hoạt động, bàn chân bàn tay mất cảm giác.

Triệu chứng bị tê chân có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý hoặc do nhiều yếu tố tác động cùng lúc:

Nguyên nhân sinh lý:

Cơ thể ít vận động khiến hệ thống các dây thần kinh bị trì trệ, đặc biệt là những vùng cách xa tim và não bộ như bàn tay, bàn chân. Thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu bia khiến cho hệ thần kinh phân tích cảm giác bị rối loạn. Do chấn thương từ việc va chạm mạnh hoặc hậu chấn thương. Ngồi lâu bị tê chân, đứng lâu cũng có thể bị tê chân hay thậm chí tư thế ngủ sai cách cũng sẽ gây ra tình trạng tê chân.

Bị tê chân có thể là do uống quá nhiều rượu bia

Nguyên nhân tê chân do mắc bệnh:

Đây được coi là dấu hiệu nhận biết rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng hoặc hậu biến chứng do có tiền sử mắc bệnh. Một số bệnh lý có triệu chứng liên quan đến tình trạng tê chân phải kể đến như: Bệnh đau dây thần kinh tọa, bệnh thoát vị đĩa đệm, động mạch ngoại biên, đau xương khớp, hội chứng ống cổ chân, bệnh đái tháo đường, xuất hiện các khối u ác tính,...

Tình trạng tê chân có thể không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm cho tình hình sức khỏe chúng ta bởi chúng có thể xuất hiện do việc sinh hoạt hàng ngày chưa đúng cách và thường sẽ mất đi ngay sau khi phát hiện một lúc. Tuy nhiên, cũng nhiều người gặp phải tình trạng tê chân một cách bất thường do đang mắc phải các bệnh lý khá nguy hiểm cần được điều trị sớm nhất có thể. Chính vì vậy, nếu bạn bị tê chân và thường kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì hãy liên hệ ngay tới các y bác sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ tốt nhất.

Tê chân thường là do ảnh hưởng đến hệ thần kinh cho nên các triệu chứng sau đây cần được người bệnh quan tâm hơn cả:

  • Người bệnh bị tê chân quá lâu mà không hết, thậm chí tình trạng này còn có thể kéo dài đến vài ngày, vài tuần gây ra nhiều khó chịu.

  • Ngồi lâu bị tê chân kèm cảm giác mỏi chân, nhiệt độ chân thay đổi, màu sắc thay đổi,...

  • Người bệnh thường bị chứng hay quên hoặc thường nhầm lẫn lung tung.

  • Chóng mặt buồn nôn, nôn mửa,...

  • Rối loạn đại tiện và tiểu tiện, đôi lúc xuất hiện tình trạng khó tiểu hay tiểu rắt.

  • Các đầu ngón chân có thể bị sưng tấy, đau nhức.

  • Huyết áp bị tăng đột ngột kèm biểu hiện đau tức ngực, đau đầu, khó thở,...

  • Chán ăn, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, đầu óc hay căng thẳng, nóng giận nhiều,...

Mặc dù tình trạng chân bị tê không phải là một dạng triệu chứng bệnh điển hình thế nhưng người bệnh cũng nên chú ý hơn về các triệu chứng có thể đi kèm như trên để kịp thời ứng phó với những căn bệnh nguy hiểm nhất.

Tình trạng ngồi lâu bị tê chân nếu xuất hiện cùng các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt thì nguy cơ do bệnh lý gây ra rất cao

2. Ngồi lâu bị tê chân có cần phải chữa trị? Phòng ngừa triệu chứng tê chân như thế nào?

Tình trạng tê chân nếu được phát hiện ngay và tìm hiểu được nguyên nhân gây ra là do các tác nhân sinh lý thì không cần thiết phải điều trị mà chỉ cần thay đổi các thói quen sinh hoạt, điều tiết lại chế độ ăn uống hay thay đổi tư thế,... Tuy nhiên, người bệnh cũng nên theo dõi thêm để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường có nguy cơ do bệnh gây ra.

Trường hợp ngồi lâu bị tê chân xảy ra thường xuyên, các triệu chứng bệnh khác cũng xuất hiện thì việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý là điều cần thiết. Các bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu mà người bệnh bị tê chân cung cấp để từ đó tiến hành khám và làm các xét nghiệm cần thiết nếu nghi ngờ có nguy cơ mắc bệnh. Tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành khám bệnh khác nhau như: Xét nghiệm máu nếu có triệu chứng bệnh tiểu đường, hay chụp x-quang, nội soi,...

Phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng tê chân như thế nào?

Phòng ngừa: Bổ sung lượng dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có chứa nhiều thành phần giúp tăng cường lưu thông máu và hệ thần kinh khỏe mạnh; Hạn chế sử dụng quá nhiều rượu bia hay các chất kích thích khác; Chú ý thói quen sinh hoạt như tư thế đứng ngồi đúng cách, hạn chế ngồi lâu một tư thế, tăng cường tập thể dục thể thao tránh tình trạng các cơ khớp bị yếu kém,... Chữa trị triệt để các bệnh lý liên quan có thể gây tê chân, đặc biệt là những bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh,...

Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp lưu thông máu để phòng ngừa tình trạng tê chân

Cải thiện tình trạng tê chân: Mát xa bàn chân nhẹ nhàng, có thể chườm ấm nóng để làm giảm nhanh triệu chứng tê chân, bổ sung nước cho cơ thể,... Trong một vài trường hợp tê chân do bệnh lý thì người bệnh cũng sẽ được chỉ định một số loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng tê chân.

Quý bạn đọc cần thêm các thông tin hữu ích khác về tình trạng tê chân hoặc có nghi ngờ cơ thể đang có những dấu hiệu bất thường thì hãy liên hệ ngay tới bệnh viện đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ tốt nhất. Tổng đài của viện là 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề