Cách nhận biết kim loại kiềm đốt trên ngọn lửa đèn cồn có màu gì

Đề bài

Câu 1. Cho các thông tin về kim loại kiềm:

a] Thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn

b] Dễ nóng chảy, mềm.

c] Nhẹ 

d] Dẫn điện tốt.

e] Không có ánh kim.

 g] Có màu khác nhau.

Các thông tin đúng là

A. a, b, c, d. 

B. a, d, e

C. b, c, e, g.

D. a, c, g.

Câu 2. Cách phân biệt các kim loại kiềm hoặc các hợp chất cùng loại của các kim loại kiềm là đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn và quan sát màu sắc của ngọn lửa. Trường hợp nào sau đây phù hợp giữa màu ngọn lửa và nguyên tố kim loại kiềm?

A. Kali – màu vàng.  B. Liti – màu tím.

C. Natri – màu đỏ. 

D. Rubiđi – tím hồng.

Câu 3. Cho từng mẩu nhỏ Na tới dư vào dung dịch chứa HCl và \[MgC{l_2}\]. Số phản ứng hóa học diễn ra là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, có thể dùng kim loại kiềm để

A. làm khô khí \[{N_2}\]

B. nhận biết dung dịch HCl và NaCl

C. điều chế bazơ tan

D. điều chế Mg bằng phản ứng với dung dịch \[MgC{l_2}\]

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với các kim loại kiềm?

A. Cần bảo quản bằng cách ngâm chìm trong nước.

B. Có thể cắt bằng dao.

C. Tạo kết tủa khi thả vào dung dịch \[CuS{O_4}\]

D. Tác dụng với \[{O_2}\] không khí ở nhiệt độ thường.

Câu 6. Dãy phản ứng nào sau đây có thể thực hiện được?

\[\begin{array}{l}A.\,NaN{O_3} \to NaOH \to NaHC{O_3} \to NaCl\\B.\,NaCl \to NaHC{O_3} \to N{a_2}C{O_3} \to N{a_2}O\\C.\,N{a_2}O \to N{a_2}C{O_3} \to CaC{O_3} \to CaO\\D.\,N{a_2}S{O_4} \to NaOH \to N{a_2}O \to NaN{O_3}\end{array}\]

Câu 7. Ứng dụng nào sau đây của mỗi hợp chất của kim loại kiềm phù hợp với phản ứng tương ứng?

A. Thuốc sung đen: \[2KCl{O_3} + 3S \to 2KCl + 3S{O_2}\]

B. Nấu thủy tinh: \[N{a_2}C{O_3} + Si{O_2} \to N{a_2}Si{O_3} + {H_2}O\]

C. Bột nở thực phẩm: \[NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} + {H_2}O\]

D. Nấu xà phòng: \[NaOH + {C_{17}}{H_{33}}COOH \to {C_{17}}{H_{33}}COOH + {H_2}O\]

Câu 8. Thể tich NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 2 lít \[C{O_2}\] ở \[27,3^\circ C\] và 1,232 atm là

A. 50 ml.

B.. 100 ml.

C. 75 ml.

D. 150 ml.

Câu 9. Điện phân nóng chảy muối halogenua của một kim loại kiềm thì thu được 62,79 gam kim loại ở catot và 18,032 lít khí bay ra ở anot [đktc]. Kim loại kiềm là

A. Li.

B. Na.

C. K.

D.. Cs.

Câu 10. Đun nóng 119 gam hỗn hợp \[{K_2}C{O_3}\] và \[KHC{O_3}\] cho đến khi khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn còn lại 103,5 gam. Khối lượng \[{K_2}C{O_3}\] trong hỗn hợp ban đầu là

A. 69 gam.

B. 103,5 gam.

C. 94 gam.

D. 33,8 gam.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Chọn A.

Câu 2. Chọn D.

Kali – màu tím; Liti – màu đỏ; Natri – màu vàng.

Câu 3. Chọn C.

           \[\begin{array}{l}2Na + 2HCl \to 2NaCl + {H_2}\\2Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2}\\2NaOH + MgC{l_2} \to Mg{[OH]_2} + 2NaCl\end{array}\]

Câu 4. Chọn C.

           \[M + {H_2}O \to MOH + {H_2}\]

A sai: Khí \[{N_2}\] sẽ bị lẫn \[{H_2}\] sinh ra từ phản ứng của M với \[{H_2}O.\]

B sai: Hiện tượng giống nhau.

D sai: Kim loại kiềm phản ứng với nước trước

Câu 5. Chọn A.

Câu 6. Chọn C.

Các biến đổi không thực được là:

\[NaN{O_3} \to NaOH;N{a_2}C{O_3} \to N{a_2}O;NaOH \to N{a_2}O\]

Câu 7. Chọn B.

A sai: \[2KN{O_3} + 3C + S \to {K_2}S + {N_2} + 3C{O_2}\]

C sai: \[2NaHC{O_3} \to N{a_2}C{O_3} + C{O_2} + {H_2}O\]

D sai: \[3NaOH + {[{C_{17}}{H_{33}}COO]_3}{C_3}{H_5} \to 3{C_{17}}{H_{33}}COONa + {C_3}{H_5}{[OH]_3}\]

Câu 8. Chọn A.

NaOH cần dùng ít nhất khi phản ứng tạo muối axit.

            \[\begin{array}{l}C{O_2} + NaOH \to NaHC{O_3}\\0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,mol\end{array}\]

Câu 9. Chọn C.

           \[\begin{array}{l}2MX\,\,\,\,\,\, \to 2M\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,{X_2}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,1,61mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,805mol\\M = \dfrac{{62,79}}{{1,61}} = 39[g/mol].\end{array}\]

Câu 10. Chọn A.

\[\eqalign{ & 2KHC{O_3} \to {K_2}C{O_3} + \underbrace {{H_2}O + C{O_2}}_{}  \cr  & 2.100\,g\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\;\;\;\;62\,g  \cr & \,\,\,\,?\,g\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\;\;\;\;[119 - 103,5]\,g  \cr &  \Rightarrow {m_{KHC{O_3}}} = {{2.100.\left[ {119 - 103,5} \right]} \over {62}} = 50\,g  \cr  &  \Rightarrow {m_{{K_2}C{O_3}}} = 119 - 50 = 69\,g \cr} \]

Loigiaihay.com

Nhận biết muối natri rắn bằng cách đốt cho hiện tượng gì?

A. Ngọn lủa màu xanh

B. Ngọn lửa màu vàng

C. Có khí xuất hiện

D. Không có hiện tượng gì

Phương pháp test bằng ngọn lửa thường được dùng để kiểm tra thành phần của một mẫu phân tích trong một số trường hợp. Phương pháp này được sử dụng để xác định sự có mặt của một số ion kim [và một số loại ion] loại dựa vào phổ phát xạ nguyên tử đặc trưng cho nguyên tố kim loại đó.

Để thực hiện test với ngọn lửa, ta chỉ cần sử dụng một dây kim loại sạch hoặc một nẹp gỗ sạch nhúng vào dung dịch mẫu hoặc phủ lên dụng cụ thử một lớp muối dạng bột. Khi đốt nóng mẫu trên ngọn lửa đèn cồn hoặc đèn khí, ta có thể quan sát được màu sắc đặc trưng của phổ phát xạ. Lưu ý là nếu dùng nẹp gỗ thì ta cần tránh để nẹp gỗ bị cháy. Nếu dùng dây kim loại, ta cần làm sạch nó bằng cách nhúng nó vào acid hydrochloric, tiếp theo là rửa trong nước cất giữa những lần thí nghiệm. Màu của ngọn lửa mẫu được so sánh với các màu sắc ngọn lửa đặc trưng các kim loại đã được biết đến.

Một số màu đặc trưng:

  • Màu đỏ tươi: liti
  • Màu tím tử đinh hương: kali
  • Màu xanh da trời: selen
  • Màu xanh lam: asen, xezi, đồng [I], indi, chì
  • Màu lam ngả lục: đồng [II] halogenua, kẽm
  • Màu lam nhạt ngả lục: phoshorus
  • Màu xanh lá cây: đồng [II] không halogen, tali
  • Màu lục sáng: bo
  • Màu xanh táo nhạt: bari
  • Màu lục nhạt: antimon, telua
  • Màu vàng ngả lục: mangan [II], molypden
  • Màu vàng đậm: natri
  • Màu vàng: sắt
  • Màu da cam ngả đỏ: canxi
  • Màu đỏ: rubidi
  • Màu đỏ thẫm: stronti
  • Màu sáng trắng: magiê

Các thí nghiệm với ngọn lửa rất dễ thực hiện và không cần thiết bị đặc biệt, nhưng có những hạn chế nhất định. Thí nghiệm này chỉ có thể dùng để định tính mẫu tinh khiết; bất kỳ tạp chất chứa ion kim loại khác lẫn vào sẽ ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm. Ví dụ ion natri, nó sẽ phát màu vàng đậm có thể che mất màu sắc ngon lửa của các ion khác trong mẫu. Loại thí nghiệm này thường không thể được sử dụng để phát hiện các mẫu với nồng độ thấp. Một hạn chế nữa là với mắt thường rất khó đê phân biệt màu sắc của các quang phổ phát xạ tương tự [ví dụ, khó có thể phân biệt giữa những ngọn lửa xanh tali và các ngọn lửa màu lục sáng từ bo]. Thêm nữa, thí nghiệm với ngọn lửa không thể được sử dụng để phân biệt tất cả các kim loại, do đó, nó chỉ có giá trị như là một kỹ thuật phân tích định tính. Để xác định một mẫu, thông thường nó phải được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích khác.

Video liên quan

Chủ Đề