Cách nhận biết trẻ sơ sinh mũi cao hay thấp

Cải thiện mũi tẹt của bé bằng cách vuốt mũi là hoàn toàn sai lầm. [Ảnh minh họa]

Mỗi bộ phận trên khuôn mặt đều phần nào tiết lộ về tính cách con người. Vì thế, một số người vẫn có khả năng đọc vanh vách tính cách chỉ qua cái nhìn trên khuôn mặt. Trong đó, mũi cũng là bộ phận rất quan trọng để phán xét tính cách, tương lai.

Nhiều người vẫn quan niệm rằng, ngay từ những ngày đầu sau khi chào đời, bố mẹ có thểvuốt sống mũi thường xuyên để giúp mũi bé được cao hơn. Điều này không đơn giản như mẹ vẫn nghĩ mà có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho bé.

Vậy ngoài việc vuốt sống mũi của bé, mẹ phải làm sao để mũi bé cao? Sự thật là sống mũi của bé cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố di truyền.

Có nên vuốt mũi cho trẻ sơ sinh?

Sinh con ra xinh đẹp, khỏe mạnh là điều mà bố mẹ nào cũng mong muốn. Chỉ vì mong muốn khuôn mặt con được hài hòa mà nhiều bậc phụ huynh đã cố vuốt sống mũi của con để được cao như mũi Tây.

Mũi bé cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. [Ảnh minh họa]

Mẹ biết không? Chỉ sau khi thóp của trẻ sơ sinh khép kín, xương mặt và xương mũi mới bắt đầu phát triển nhanh. Đây cũng là thời điểm sống mũi dần dài ra, thay đổi khung xương mũi sẽ tiếp tục phát triển đến sau tuổi vị thành niên.

Sống mũi cao hay thấp là do sự quyết định của yếu tố di truyền, tốc độ phát triển, dinh dưỡng Vì vậy, việc vuốt mũi cho trẻ sơ sinh chẳng những không cải tạo được tình trạng mũi tẹt mà còn khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm.

Vì sự an toàn của trẻ, Mẹ&Con xin được khuyên bố mẹ nên tạm gác việc truy lùng các phương pháp làm sao để mũi bé cao. Thay vào đó, bố mẹ nên hiểu rõ nguy hiểm từ việc vuốt mũi trẻ sơ sinh để tránh những tác hại không đáng có.

  • Khoang mũi của trẻ sơ sinh ngắn hơn người lớn, chưa có lông mũi, lỗ mũi hẹp và nhiều mạch máu. Nếu thường xuyên vuốt mũi, mẹ sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Cụ thể, làm tổn thương niêm mạc và huyết quản, do đó trẻ dễ bị viêm mũi.
  • Ống thính giác của trẻ sơ sinh khá ngắn, thẳng. Trường hợp bé chẳng may bị viêm nhiễm khoang mũi, hành động vuốt mũi của mẹ có thể khiến các chất tiết ra trong khoang mũi thông qua ống thính giác chui vào tai giữa. Điều này gây nên hiện tượng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh.

Hiểu được tác hại khủng khiếp từ việc nặn vuốt mũi trẻ sơ sinh, chắc hẳn từ nay mẹ sẽ từ bỏ hy vọng làm sao để mũi bé cao, phải không nào? Hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên như bao đứa trẻ khác.

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, vì vậy bố mẹ cần đặc biệt chú ý trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ mỗi ngày. Tuyệt đối không được áp dụng vội vàng các phương pháp truyền miệng như việc nắn vuốt mũi để mong mũi bé cao

Chúc mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan!

Video liên quan

Chủ Đề