Cách nhận xét sơ yếu lý lịch viên chức

Tổng số trong ngày: 6,695

Tổng số trong tuần: 47,044

Tổng số trong tháng: 167,638

Tổng số trong năm: 771,084

Tổng số truy cập: 71,924,432

1. Sơ yếu lý lịch cá nhân là gì?

Sơ yếu lý lịch của cá nhân hay còn gọi là sơ yếu lý lịch tự thuật là một loại tờ khai tổng quan liên quan đến cá nhân của bạn bao gồm các thông tin cá nhân, thông tin người thân [bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em…]. Sơ yếu lý lịch thường là tài liệu để hoàn thiện trong các bộ hồ sơ xin việc hay khi đi làm những thủ tục hành chính có liên quan.

Mẫu sơ yếu lý lịch viên chức

Thế nhưng trên thực tế đã có không ít những ứng viên khi đi xin việc nhưng lại nhầm lẫn giữa sơ yếu lý lịch với CV xin việc. Thế nhưng thực sự hai loại tài liệu này hoàn toàn khác nhau, CV xin việc sẽ chỉ nêu thông tin về cá nhân bạn còn sơ yếu lý lịch sẽ cần điền toàn bộ thông tin trong đó có cả thông tin về người thân [bố, mẹ, anh, chị, em, vợ,...].

Đối với trường hợp người lao động là những viên chức, cán bộ Nhà nước muốn khai thông tin về cá nhân mình thì sẽ dùng mẫu sơ yếu lý lịch viên chức để khai. 

Chức năng của sơ yếu lý lịch viên chức đó là đóng vai trò là cơ sở dữ liệu góp phần giúp cho đơn vị, nơi phụ trách, quản lý viên chức có thể nắm rõ được các dữ liệu thông tin cơ bản của cá nhân viên chức đó. Cụ thể bao gồm gốc gác, các trình độ về học vấn, chuyên môn, thể trạng sức khỏe trong sơ yếu lý lịch,... để người quản lý lao động đó có thể xem xét sắp xếp các vị trí làm việc phù hợp để bàn giao công việc hoặc giao nhiệm vụ phù hợp trong khả năng của cán bộ, viên chức đó. Đây là loại tài liệu mang tính bắt buộc đối với mỗi cá nhân cán bộ, viên chức đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện đúng, đủ trong việc kê khai những thông tin, dữ liệu về các nhân mình.

Xem thêm: Hồ sơ xin việc cần những gì?

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Hướng dẫn điền sơ yếu lý lịch viên chức.

Tương tự như những mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật 03, sơ yếu lý lịch mẫu 2C và sơ yếu lý lịch giáo viên,... thì mẫu sơ yếu lý lịch của viên chức cũng bao gồm hai phần chính đó là giới thiệu sơ lược về lý lịch bản thân và phần còn lại về lịch sử bản thân. Chú ý các mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân đều phải dán ảnh thẻ của các nhân bạn với kích cỡ là 4x6.

2.1. Giới thiệu sơ lược về lý lịch bản thân.

Trong phần đầu tiên của mẫu sơ yếu lý lịch bản thân chúng ta cần kê khai đầy đủ các câu đã được đưa ra:

- Họ và tên: Phần này bạn cần nêu đầy đủ về họ, tên đệm và tên của mình. Phần này được viết in hoa, có dấu và phải đối chiếu chính xác với thông tin tên gọi trùng với giấy khai sinh.

- Tên gọi khác: Hay còn được gọi là bí danh của bạn. Đối với phần này nếu bạn có bí danh từ thời xa xưa hay có bút danh trong các lĩnh vực hoạt động báo chí, văn học thì cũng có thể điền vào. Nếu bạn không có bí danh hay tên gọi khác thì phần này bỏ trống.

Cần trình bày sạch đẹp, hạn chế tẩy xoá

- Ngày sinh: Bạn cần điền ngày/tháng/năm sinh chính xác giống như trong giấy khai sinh.

- Nơi sinh: Bạn điền địa chỉ nơi bạn sinh ra với tên gọi đúng đủ về xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố , tỉnh/thành phố. Đối với phần này bạn cũng cần kê khai đúng theo như những gì trong giấy khai sinh đã nêu. Nếu địa danh đó đã thay đổi thì bạn ghi rõ ràng tên trước đó của địa danh và nay tên mới là

- Quê quán: Bạn điền thông tin và nêu tên của quê nội, tức là tên quê của cha đẻ của viên chức. Trường hợp bạn sinh ra và lớn lên ở quê ngoại từ nhỏ thì có thể điền thông tin tên gọi của quên ngoại.

- Thành phần dân tộc: Bạn thuộc dân tộc nào của Việt Nam thì điện rõ tên gọi của dân tộc đấy vào.

- Tôn giáo: Nếu bạn là người theo tôn giáo nào thì ghi rõ thông tin tên gọi của tôn giáo đó, nếu không theo bất kì tôn giáo nào thì phải ghi không vào đó, phần này không được bỏ trống.

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Bạn đăng ký hộ khẩu thường trú ở đâu thì viết rõ ràng, chính xác tên của địa điểm đã đăng ký hộ khẩu thường trú đó.

- Chỗ ở hiện nay: Bạn điền chính xác địa chỉ hiện nay đang sinh sống ở đâu bao gồm số nhà, số đường, tên đường/xã, thị trấn/huyện/thành phố và tỉnh thành.

- Nghề nghiệp: Bạn cần khai báo thật trung thực và rõ ràng về nghề nghiệp mà bản thân đã từng trải qua trước khi đến với công việc tiếp theo này. Nếu bạn chưa từng trải qua công việc nào thì cần ghi rõ là “không” vào đó

- Ngày tháng tuyển dụng: Bạn được nhận quyết định mời vào làm tại cơ quan tuyển dụng khi nào thì điền đầy đủ thông tin về ngày/tháng/năm theo như thông báo trước đó.

- Chức danh, chức vụ: bạn nêu rõ chức danh mà mình được phân công, phân chia về các tổ chức hay chính quyền tại thời điểm hiện tại.

- Công việc chính: Nêu rõ ràng, đầy đủ nhiệm vụ mà bạn đã được ban lãnh đạo phân công cho.

- Chức danh nghề nghiệp: Bạn điền đúng, đủ chức danh mà bạn được bổ nhiệm gồm thông tin như mã số chức danh, bậc lương, hệ số lương và thời gian cụ thể nhận lương, ngoài ra nếu có phụ cấp khác thì cũng điền nốt vào.

Xem thêm: Thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch

Các thông tin cần chính xác, đầy đủ

- Trình độ giáo dục phổ thông: Bạn nêu rõ trình độ giáo dục phổ thông của mình vào, có hai hệ giáo dục phổ thông đó là 10/10 và 12/12.

- Trình độ chuyên môn cao nhất: Tại thời điểm hiện tại bạn có chuyên môn theo trình độ nào và tại chuyên ngành nào thì cần nêu rõ thông tin như vậy.

- Trình độ lý luận chính trị: Một số trình độ lý luận chính trị có thể kể đến như cử nhân, sơ cấp, trung cấp,...

- Trình độ quản lý Nhà nước: Bạn cần điền thông tin về các chứng chỉ mà mình đã được đào tạo theo ngạch công chức: chuyên viên, chủ tịch, cán sự, phó chủ tịch,...

- Trình độ nghiệp vụ: cần điền thông tin về các chứng chỉ mà bạn đã được đào tạo theo chuyên ngành.

- Trình độ ngoại ngữ: Nếu bạn có chuyên ngành chính là ngoại ngữ thì ghi rõ ràng tên bằng và tên ngôn ngữ mà bạn nắm rõ ví dụ như cử nhân tiếng Anh,... 

- Trình độ tin học: Bạn cần điền thông tin tên gọi của chứng chỉ về tin học cao nhất mà bạn đang được sở hữu.

- Ngày vào Đảng: Nếu bạn là Đảng viên, cần nêu rõ thông tin ngày tháng năm được kết nạp vào hoặc kết nạp lần hai

- Ngày bạn tham gia các tổ chức khác: Bạn gia nhập các tổ chức chính trị, xã hội nào khác vào thời điểm nào thì ghi rõ ràng vào đó.

- Ngày nhập ngũ: Nếu bạn đã từng nhập ngũ thì ghi rõ thời gian nhập và được xuất ngũ vào phần này.

- Danh hiệu phong tặng: Bạn cần ghi rõ tên gọi danh hiệu đã được tặng nếu bạn từng đạt được.

Ghi đúng, đủ tránh dài dòng

- Sở trường: Bạn nêu ra những sở trường, những công việc mà cá nhân bạn thấy thích và phù hợp nhất.

- Tình trạng sức khỏe: Bạn điền chính xác tình trạng sức khoẻ hiện tại của bản thân như nào, tốt hay yếu, bình thường, số đo cân nặng, chiều cao, có tiền sử về bệnh án gì không?

- Thương binh hạng: Nếu là trường hợp thương binh thì cần ghi vào phần này thông tin về số hạng dành cho thương binh.

- CMND hoặc CCCD: Bạn điền chính xác về số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân của bản thân mình cùng với ngày cấp và nơi cấp.

- Bảo hiểm xã hội: Bạn điền đúng, đủ mã số của bảo hiểm xã hội mà cá nhân bạn đang tham gia đóng.

2.2. Điền đầy đủ về lịch sử của bản thân.

- Trước khi được tuyển bạn cần khai báo những thông tin bao gồm: ngày/tháng/năm từng tham gia học tập tại cơ sở đào tạo nào? Tại đâu? Đã đảm nhiệm công việc là gì? Làm ở đơn vị, cơ quan nào? Cần nêu rõ những thành thích và hoạt động nổi bật đã đạt được trong quá trình công tác và học tập đó.

Khi viết xong cần kiểm tra lại để tránh sai sót

- Bên cạnh đó bạn cũng cần khai báo thêm như cơ quan, đơn vị nào đã tuyển dụng? Nhiệm vụ của công việc được giao là gì? Thông tin chi tiết về mức lương, hệ số lương và các phụ cấp

- Khi tham gia vào những tổ chức chính trị, xã hội thì cần khai rõ các thông tin sau: quá trình hoạt động từ thời gian nào? Tên gọi của tổ chức đã tham gia, địa điểm được tổ chức, chức danh, chức vụ của bạn khi đảm nhiệm vị trí đó, quá trình trau dồi về nghiệp vụ, chuyên môn, quản lý Nhà nước

- Nếu được khen thưởng hay kỷ luật cũng đều phải khai báo rõ ràng về thời gian và lý do khen thưởng, kỷ luật.

- Khai báo những thông tin liên quan đến quan hệ gia đình gồm cha, mẹ đẻ, anh chị em ruột, vợ, chồng về các thông tin như tên gọi, năm sinh, nghề nghiệp,...

- Bạn sẽ phải tự đánh giá, đưa ra nhận xét về những ưu điểm và nhược điểm của bản thân ở mục “tự nhận xét, đánh giá của viên chức”.

Tờ khai cần phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã điền đầy đủ các thông tin vào sơ yếu lý lịch ứng tuyển việc làm công chức - viên chức thì bạn cần mang tờ khai này kèm những giấy tờ liên quan như giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu đến các cơ quan chính quyền địa phương để xin chứng thực, xác nhận.

Như vậy qua bài viết trên hy vọng bạn đã có thể nắm được cách viết sơ yếu lý lịch viên chức như nào và cần lưu ý điều gì để tránh mắc sai lầm.

Video liên quan

Chủ Đề