Cách pha hắc kỷ tử đen

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

Pha trà: Mỗi lần dùng 7 - 10 hạt hắc kỷ tử ngâm trong nước ấm 60 độ [không dùng nước sôi có nhiệt quá cao sẽ làm mất hết các chất quý trong trà], đợi chừng 10 - 15 phút cho trái kỷ tử tiết hết ra hắc quả tố và trở nên trắng đục hoặc trong suốt, dùng khi còn ấm. Có thể thêm mật ong cho vừa miệng. Hắc kỷ tử trà có thể uống lạnh, bằng cách lấy nước cốt lắc với đường, đá. Muốn nước chuyển màu tím hay hồng có thể thêm vài giọt chanh cho đến khi được màu ưng ý. Cũng như hoa đậu biếc, trà hắc kỷ tử khi pha chế lên màu rất đẹp và còn có thể dùng pha cocktail.

Nước hắc kỷ tử cũng như hoa đậu biếc, có thể dùng nhuộm màu thực phẩm tự nhiên, tuy nhiên không nên làm các món sinh nhiệt như đồ xôi, bánh hấp… chỉ nên làm món lạnh như thạch rau câu, chè [pha vào khi chè đã nguội].

Đến với "Nhất Đẳng Phẩm Vị" bạn có thể thử hết tất cả các loại bánh của JuWe hoàn toàn miễn phí. Sau đó, mang về nhà loại bánh mà mình thích nhé nhé!!!

NHẤT ĐẲNG PHẨM VỊ

295/14 Nguyễn Tri Phương, P.05, Q.10, Tp.HCM

0902 333 860 - Hotline

0903 966 968 [Viber/Zalo]

31 Tháng Ba, 202018 Tháng Sáu, 2020

1/ Tên sản phẩm:  Kỳ tử đen [hắc kỳ tử]

2/ Thành phần: 100% hạt kỳ tử đen [hắc kỳ tử] mọc tự nhiên và khô tự nhiên. An toàn và hiệu quả cao cho ngưởi sử dụng.

3/ Xuất xứ: Sản phẩm kỳ tử đen [hắc kỳ tử] được chế biến đóng gói tại Tây Tạng. Là một sản vật đặc sản nổi tiếng của nơi đây. 4/ Quy cách đóng gói: Gói trọng lượng 500gr /1 gói.

6/ Giá bán: 200.000  VNĐ /1 gói 500gr.

Cách hãm trà Kỷ tử đen: Lấy 200 ml nước ấm tầm 60 độ cho vào cốc thuỷ tinh sau đó cho 5 gr hắc kỷ tử Tây Tạng vào. Đợi 5 phút cho ngấm rồi uống. Lưu ý nếu pha bằng nước đun sôi hắc kỷ tử Tây Tạng không lên màu.

Quả hắc kỷ tử có dạng hình tròn, mọng, quả chín có màu đen, đường kính khoảng 0,5cm.Quả khô vỏ nhăn nheo, bên trong có nhiều hạt hình thận. Một đầu có vết của cuống quả. Quả có vị ngọt, khi ngậm nước bọt sẽ có màu tím.

Quả hắc kỷ tử hay kỷ tử đen quý hiếm và có tác dụng tốt hơn nhiều so với kỷ tử đỏ [câu kỷ tử] - vị thuốc thường gặp trên thị trường. Từ lâu, phụ nữ Tây Tạng sử dụng loại quả này để chống lão hóa, làm đẹp da và được ví như một loại “siêu trái cây” vì có những công dụng kỳ diệu cho sức khỏe.

Hắc kỷ tử sở hữu lượng OPCs [Oligomeric Proanthocyanidins]cực lớn, nồng độ cao nhất được phát hiện trong tự nhiên hiện nay. OPCs là bioflavonoids [các hợp chất thực vật phức tạp] được tìm thấy trong một số loại trái cây, rau và vỏ cây nhất định có lợi ích dinh dưỡng cho cơ thể người. Các nghiên cứu cho thấy mức độ chống oxy hóa của chất này mạnh gấp 20 lần so với vitamin C và mạnh gấp 50 lần so với vitamin E.

Mỗi quả hắc kỷ tử chứa khoảng 40% protein và 18 axit amin khác nhau, cộng với hơn 20 chất khoáng khác, bao gồm kẽm, sắt, phốt pho và riboflavin [vitamin B2]. Có thể thấy hàm lượng sắt nhiều hơn so với đậu nành và dinh dưỡng của rau bina.

5 loại carotenoid được tìm thấy trong quả hắc kỷ tử là: beta-carotene, zeaxanthin, lutein, lycopene và cryptoxanthin. Theo nghiên cứu, hàm lượng beta-carotene trong quả này còn nhiều hơn cà rốt.

Hắc kỷ tử.

Tác dụng dược lý

Hắc kỷ tử từ xưa được sử dụng như “thần dược” cho nhan sắc cũng như bổ can thận, sáng mắt. Ngày nay, có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng tuyệt vời trên.

OPCs có trong hắc kỷ tử  được nghiên cứu là chất chống oxy hóa tự nhiên hiệu quả nhất bằng cách làm giảm và sửa chữa các tế bào bị hư hại do hậu quả của sự viêm và sự oxy hóa do các gốc tự do gây ra. Nó cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể ngăn ngừa sản xuất tế bào ung thư hoặc làm giảm khả năng phát triển khối u ung thư, gia tăng tuổi thọ.

Hàm lượng cao các loại carotenoid có trong hắc kỷ tử kết hợp với OPCs có tác dụng rất tốt cho tế bào mắt, cải thiện thị giác, giảm xuất huyết mao mạch. Chính vì vậy mà hắc kỷ tử rất tốt cho những người thường xuyên điều tiết mắt như lái xe ban đêm, dùng máy tính nhiều. Đặc biệt là lutein và zeaxanthin là 2 carotenoid được các nhà khoa học chứng minh có nồng độ cao ở võng mạc và điểm vàng của mắt người có hiệu quả gia tăng mật độ quang học của các sắc tố võng mạc trong mắt, giúp bảo vệ chống lại sự phát triển của thoái hóa điểm vàng, đồng thời có vai trò như bộ lọc ánh sáng có bước sóng ngắn sẽ làm giảm các gốc tự do trong võng mạc mắt. Ở Pháp, OPCs đã được sử dụng để chữa bệnh võng mạc tiểu đường [bệnh thị lực do tiểu đường] trong nhiều năm.

Tác dụng của OPCs còn thể hiện qua việc chống hình thành các mảng vữa xơ động mạch do quá trình oxy hóa cholesterol LDL. Vì vậy, hắc kỷ tử có tác dụng bảo vệ động mạch, tốt cho quá trình lưu thông máu.

Tác dụng làm đẹp da của hắc kỷ tử được chứng mình là do OPCs kiềm chế việc lưu hóa các gốc tự do để tái tạo tế bào và da, làm cho da mịn màng, mờ sẹo. Giống như saffron [nhụy hoa nghệ tây], nước cốt hắc kỷ tử xoa lên mặt làm giảm thâm, sáng da và có thể giảm sưng viêm.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có vai trò rất tốt lên hệ thần kinh, đặc biệt là bảo vệ tế bào thần kinh, chống sự oxy hóa các dây thần kinh não, bảo vệ tế bào não khỏi các yếu tố độc hại.

Hắc kỷ tử có đầy đủ tác dụng dược lý như trên phải là loại hoang dã ở Tây Tạng, có quá trình sinh trưởng và phát triển thuận tự nhiên, đảm bảo trong khâu thu hái, bào chế sản phẩm.

Theo Đông y, hắc kỷ tử vị ngọt, vào kinh can thận.

Sách Bản thảo kinh sơ viết: Hắc kỷ tử bổ can thận, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, rất tốt để ích tinh, minh mục [sáng mắt].

- Sách Dược tính bản thảo lại viết: Hắc kỷ tử bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần.

Chủ trị: Chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn gây xây xẩm mặt mày, mệt mỏi, di tinh, đau mắt, mỏi mắt, quáng gà…

Liều dùng: Ngày 08 - 20g.

Cách dùng

Hắc kỷ tử có thể dùng trực tiếp để hãm trà [mỗi lần dùng khoảng 5g với 200ml nước ấm 600C] hoặc ngâm rượu để uống dần. Hắc kỷ tử càng để lâu sẽ bị giảm dược tính, cho nên để bảo quản dài ngày, ngâm rượu là hình thức tốt nhất. Ngoài ra, các bà nội trợ còn có thể dùng để thêm vào các món hầm, súp, canh...


Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang

Chắc hẳn trong chúng ta hầu như ai cũng đã biết đến vị thuốc kỷ tử đỏ, một vị thuốc bổ rất thông dụng trong Đông y. Tuy vậy với hắc kỷ tử thì có lẽ còn rất ít người biết tới vị thuốc này. Hắc kỷ tử có điểm gì giống và khác nhau với câu kỷ tử, ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Tên khoa học

Lycium ruthenicum Murray, cây thuộc họ cà [1] [7].

Tên gọi khác: kỷ tử đen [hắc có nghĩa là đen] loại quả này có màu đen nhánh chứ không có màu đỏ như câu kỷ tử.

Mô tả kỷ tử đen

  • Là dạng cây thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 2 mét, thân cành màu nâu, có nhiều gai nhọn và dài trên các cành.
  • Lá thu nhỏ, dầy và tròn dài nhìn tương tự lá chổi sể [hay lá cây mười giờ].
  • Quả hình cầu, khi chín có màu đen, khi phơi khô quả tóp lại, khi ngâm rượu hay pha nước sôi từ quả sẽ ngâm ra nước màu tím thẫm.
  • Hạt nhỏ hình trái thận.

Mời các bạn xem hình ảnh kỷ tử đen để thấy rõ hơn mô tả.

Quả và thân lá kỷ tử đen

Hắc kỷ tử mọc ở đâu ?

Cây thường mọc ở những vùng khí hậu khô cằn như hoang mạc, sa mạc. Được biết loài cây này không có ở Việt Nam, cây có nguồn gốc từ khi tự trị Tây Tạng – Trung Quốc [Nơi có khí hậu khô cằn, khắc nghiệt lại thích hợp cho loài cây này phát triển].

Chế biến và thu hái làm thuốc

Theo thông tin tại báo Suckhoedoisong.vn hắc kỷ tử được cho là có hiệu quả tốt hơn nhiều so với kỷ tử đỏ, được phụ nữ Tây Tạng sử dụng như một loại mỹ phẩm thiên nhiên với công dụng làm đẹp [2].

Bộ phận dùng làm thuốc của loài cây này đó là quả, quả hắc kỷ tử có màu đen thẫm khi chín. Người dân thường thu hái vào tháng 9, tháng 10 hàng năm, sau đó đem phơi khô để dùng dần.

Trái hắc kỷ tử đen khô

Tính vị

Hắc kỷ tử có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ gan và thận [2].

Công dụng chính của vị thuốc hắc kỷ tử

Kỷ tử đen là vị thuốc quý ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở khu tự trị tây Tạng – Trung Quốc, tại đây người ta coi hắc kỷ tử như một loại trái cây đặc biệt cho sức khỏe và sắc đẹp. Ở nước ta hắc kỷ tử mới được biết đến và sử dụng một vài năm gần đây, hắc kỷ tử có những công dụng sau:

  • Tăng cường sức khỏe: Trái kỷ tử đen có hàm lượng protein rất cao, cộng với sự phong phú các axit amin và các loại vitamin khiến kỷ tử đen được cho là một trong những loại trái cây mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe [2].
  • Giảm béo hiệu quả: Tác dụng này có được là do các hợp chất trong trái kỷ tử đen có tác dụng giảm thiểu peroxid hóa lipid, từ đó giảm thiểu quá trình tái tạo mô mỡ trên da, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu bệnh béo phì, béo bụng [3].
  • Cải thiện nhan sắc, giảm lão hóa: Do có tác dụng chống oxy hóa mạnh bởi vậy kỷ tử đen giúp cho cơ thể giảm đáng kể quá trình lão hóa da, thúc đẩy tăng sinh tế bào, giúp cho da dẻ hồng hào – từ đó giúp cải thiện nhan sắc và kéo dài tuổi thọ. [3].
  • Hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường: Các nghiên cứu mới đây đã tìm thấy tác dụng hạ đường huyết đáng kể của hắc kỷ tử, và bệnh nhân tiểu đường sẽ có thêm một lựa chọn nữa trong điều trị bệnh [4].
  • Bổ gan thận: Thông tin tại báo suckhoedoisong.vn cũng đã đăng tải về hiệu quả bổ gan, thận của vị thuốc này.
  • Tăng cường tiêu hóa, thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Tốt cho hệ tim mạch.
  • Cải thiện trí nhớ, giảm thiểu tình trạng suy nhược thần kinh.
  • Giảm thiểu tình trạng Stress do căng thẳng.

Pha trà kỷ tử đen

Cách dùng hắc kỷ tử

Một vị thuốc với vô vàn những lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đáng mừng hơn cả là cách dùng hắc kỷ tử rất đơn giản, bạn có thể dùng pha hãm như một loại trà thảo dược hay ngâm rượu sử dụng như một loại đồ uống hàng ngày, cách dùng cụ thể như sau:

Hãm nước:

  • Liều lượng: 10g – 20g quả khô/ngày, nên chia làm 2 lần pha hãm, vào buổi sáng và buổi chiều.
  • Cách dùng: Lấy khoảng 5g ~ 10g quả khô bạn đem tráng qua nước sôi 1 lần cho sạch, sau đó chế thêm khoảng 250ml nước sôi để nguội còn khoảng 60 độ, hãm trong thời gian khoảng 15 phút là dùng được.
  • Sử dụng: Nước hắc kỷ tử có màu tím trong rất đẹp mắt, trà có vị ngọt uống rất thích. Nếu vào mùa nắng nóng bạn có thể để ngăn mát tủ lạnh, hoặc thêm vài miếng đá lạnh sẽ rất mát và bổ dưỡng.
  • Đây sẽ là loại trà thảo dược tuyệt vời cho các chị em, nếu anh em tâm lý mua dành tặng chị em loại quả này thì chắc chắn các chị em sẽ thích thú vô cùng bởi vì vẻ đẹp và hiệu quả đối với sức khỏe mà nó mang lại.

Ngâm rượu hắc kỷ tử

Ngoài hãm trà uống, một cách dùng nữa mà anh em có thể áp dụng đó là ngâm rượu, cách ngâm cũng vô cùng đơn giản như sau.

  • Tỷ lệ: 1kg khô ngâm với khoảng 5 lít đến 6 lít rượu gạo 40 độ.
  • Cách ngâm: Ngâm trong thời gian khoảng 15 ngày là dùng được, rượu có màu tím tươi, vị ngọt, sẽ là một loại đồ uống bắt mắt và mang lại nhiều dư vị khó quên cho các thực khách.

Lưu ý khi dùng hắc kỷ tử

  • Ngâm rượu hắc kỷ tử bạn không nên sao vàng, bởi sao vàng ở nhiệt độ cao có thể làm giảm đi tác dụng.
  • Khi pha hãm bạn cũng không nên hãm bằng nước sôi quá 60 độ, bởi hắc kỷ tử bị giảm dược tính ở nhiệt độ cao.

Tham khảo: Câu kỷ tử vị thuốc quý điều trị chứng di mộng tinh

Trà kỷ tử đen

Những nghiên cứu khoa học về hắc kỷ tử

Tìm hiểu về hắc kỷ tử chúng tôi nhận thấy có đến hàng trăm những nghiên cứu về loại quả này, dưới đây là những nghiên cứu điển hình về quả kỷ tử đen Tây Tạng.

Chống oxy hóa: Nhóm nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm về chiết xuất quả kỷ tử đen tại Tây Tạng. Kết quả nghiên cứu đã xác định được hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ của loại quả này và hoạt động giảm peroxid hóa lipid và điều hòa các enzyme chống oxy hóa nội sinh [3].

Hạ đường huyết: Thí nghiệm sử dụng chiết xuất từ quả kỷ tử đen trên cơ thể chuột của nhóm nghiên cứu Đại học Khoa học Đời sống và Hóa học, Đại học Sư phạm Tân Cương, Trung Quốc cho thấy khả năng hạ đường huyết, và tăng cường khả năng chống oxy hóa ở chuột mắc bệnh tiểu đường do alloxan gây ra [4].

Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột: Nghiên cứu về chiết xuất từ quả kỷ tử đen, Đại học Khoa học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc đã xác định được hoạt động thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột trên cơ thể chuột của loại quả đặc biệt này [5].

Hoạt động bảo vệ hệ thần kinh trung ương: Quá trình phân tích thành phần hóa học, định tính, định lượng của trái kỷ tử đen Tây Tạng; nhóm nghiên cứu tại Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Đại học Y Ninh Hạ, Trung Quốc xác định hoạt động giảm thoái hóa thần kinh liên quan đến stress oxy hóa. Được nhóm nghiên cứu đánh giá đây là loại thực phẩm có lợi cho hệ thần kinh trung ương [6].

Hắc kỷ tử giá bao nhiêu tiền 1kg ?

Có công dụng hơn hẳn kỷ tử đỏ, đồng thời cộng với độ hiếm và mức độ phổ biến còn thấp hơn so với vị thuốc kỷ tử đỏ nên hắc kỷ tử có giá bán cao hơn là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay giá bán kỷ tử đen trên thị trường giao động từ 400.000đ ~ 500.000đ/kg khô.

Giá bán tại caythuoc.org: 390k/kg

Giá: 390.000₫/kg

Gọi: 0978.784411 MUA THUỐC

  •  TRUNG TÂM CÂY THUỐC QUÝ HÒA BÌNH
  •  Số 73, K2, Mãn Đức, Tân Lạc, Hòa Bình
  •  Gọi Viettel: 097878.4411 - 0353.972.191
  •  Gọi Mobi: 0899.803.835 - 0906.170.058
  •   GIẤY PHÉP KINH DOANH SỐ : 25.G.001961
  •   UBND huyện Tân Lạc cấp, ngày 17/6/2014

Video liên quan

Chủ Đề