Cách sắp xếp khoảng cách vị trí kiểu bàn ghế có ý nghĩa như thế nào trong công việc và cuộc sống

Việc sắp xếp chỗ ngồi trong phòng họp hiện nay nó không những có ý nghĩa hỗ trợ người tổ chức đạt được mục đích mà còn để người tham gia cuộc họp hiểu được vị trí, vai trò của từng người.

>>Nên trang trí gì trên bàn làm việc?

Tại sao cần phải sắp xếp chỗ ngồi trong phòng họp theo quy tắc?

Chỗ ngồi không đơn giản chỉ là chỗ ngồi, nó còn thể hiện vị thế, vai trò của người ngồi ở vị trí đó, ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến cách giao tiếp của người tham gia phòng họp. Những quy tắc gì cần nhớ khi sắp xếp chỗ ngồi cho phòng họp?



+ Sắp xếp vị trí phù hợp với mục đích của cuộc họp hướng đến

+ Giúp những ai tham gia cuộc họp hiểu được vị thế và vai trò của mình

+ Cần đảm chỗ ngồi của chủ tọa, người quan trọng nhất của cuộc họp có thể điều hành cuộc họp một cách tốt nhất.

+ Tránh việc những người thích nhau ngồi thành cụm, trao đổi gây mất trật tự

+ Một điều khá quan trọng trong phòng họp có thể tăng sức mạnh của người điều hành và giảm sức mạnh của những người chống đối

3 quy tắc khi sắp xếp chỗ ngồi trong phòng họp cần nhớ

Nguyên tắc sắp xếp chỗ ngồi đó là thể hiện sự tôn trọng, đảm bảo các yếu tố thuận lợi, an toàn cho người quan trọng nhất của cuộc họp. Thông thường sẽ có một số quy tắc sau:

- Vị trí chủ tọa cần cách xa cửa ra vào nhất và vị trí đó có thể bao quát hết phòng họp: Điều này giúp chủ tọa có thể kiểm soát cuộc họp một cách dễ dàng, không quá khó khăn hay phải ngoái lại khi có người đi vào phòng họp, tránh mất tập trung bởi những hoạt động do lễ tân gây khi tiếp nước hay rót trà,...

- Các vị trí quan trọng sẽ ở gần chủ toạ, càng xa vị trí chủ tọa càng kém quan trọng.

- Ghế của chủ toạn thường là một chiếc ghế riêng và nó không giống với các loại ghế còn lại trong phòng họp, có lưng ghế cao hơn ghế khác, điều này thể hiện quyền lục của chủ tọa.

Ý nghĩa một số vị trí ngồi

- Kiểu hỗ trợ: nếu người còn lại muốn hỗ trợ sếp, hãy ngồi vuông góc, như thế cả 2 sẽ phá vỡ rào cản và hiểu nhau hơn. Đây còn là vị trí mà trợ lý nên ngồi để trao đổi với sếp.


- Kiểu hợp tác: Nếu muốn thể hiện thái độ hợp tác, hãy ngồi cạnh người kia, điều này thể hiện thái độ 2 người có cùng suy nghĩ. Tuy nhiên nên cân nhắc vị trí này khi ngồi với sếp bởi nó chỉ dành cho vị trí ngang hàng nhau.

- Kiểu đối kháng: Chiếc bàn ngăn giữa và tư thế ngồi đối mặt với nhau và sự đối đầu của 2 người thể hiện khi ngồi ở tư thế này. Nếu bạn muốn gây ảnh hưởng cấp dưới, hãy ngồi ở vị trí này, và cho họ ngồi một chiếc ghế không có tựa lưng, không tay vịn. Như thế họ sẽ cảm thấy yếu hơn bạn.

Các kiểu sắp xếp bàn họp

- Bàn họp thể hiện uy quyền: Đây là kiểu sắp xếp thường thấy nhất trong cuộc họp công ty. Kiểu sắp xếp này thể hiện vai trò thứ bậc của những người tham gia. Vị trí chủ tọa ở đầu bàn. Những người cấp bậc thấp nhất sẽ ngồi cuối bàn.


- Bàn hợp đối kháng: Bàn họp này được sử dụng khi tranh luận cùng đối tác. Khi đó, chủ toạn ngồi giữa bàn, ngồi có khả năng đối kháng tranh luận hay đối tác sẽ ngồi đối diện, những người còn lại ngồi quanh. Trong trường hợp này, trợ lý sẽ ngồi đối diện với hỗ trợ, trợ lý đối tác.

- Bàn họp thảo luận tự do: Kiểu bàn này không đặt nặng uy quyền mà khuyến khích mọi người tự do phát biểu. Ngồi trong văn phòng sẽ cân bằng quyền lực của mọi người với nhau. Bàn này được sử dụng khi những người tham gia có cùng cấp bậc, hoặc bỏ qua sự phân cấp bậc. Nhược điểm của bàn này đó là không thể đặt nhiều bàn tròn trong 1 phòng họp và số người tham gia bị hạn chế.

Việc sắp xếp hay lựa chọn bàn họp trong phòng họp cần căn cứ chủ yếu vào mục đích của cuộc hợp hướng đến, đối tượng tham gia cuộc họp.

Tin tức khác:

Video liên quan

Chủ Đề