Cách sút bóng sệt

Kỹ thuật dứt điểm trong bóng đá thường sẽ có 2 loại chính là sút bóng mạnh và sút bóng kỹ thuật. Cả 2 cách sút bóng này đều gây khó khăn rất lớn cho thủ môn khi bắt bóng. Sút bóng mạnh với lực sút căng bóng sẽ bay với tốc độ rất cao và rất dễ ghi bàn. Nội dung này sẽ hướng dẫn chi tiết các bước để sút bóng mạnh nhất nhé.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Các bước sút bóng và lưu ý để có lực sút mạnh nhất

Kỹ thuật sút bóng cơ bản được chia làm 5 bước. Với mỗi bước lại cần một lưu ý để có thể tạo ra lực sút mạnh nhất. Nếu bạn có thể làm nhuần nhuyễn các bước thì cú súng của bạn sẽ có lực sút rất mạnh.

Để sút bóng với lực mạnh nhất thì bạn phải thực hiện các bước sút bóng hoàn hảo nhất

– Bước 1: Chạy đà

Khi chạy đà để sút bóng thì các bước chạy sẽ khác nhau tùy tình huống và thể hình cầu thủ. Tuy nhiên để có thể sút một cách mạnh nhất thì bạn sẽ phải chạy đà ít nhất là 3-5 bước. Thường các cú sút phạt sẽ có lực sút căng hơn vì chạy đà nhiều bước hơn.

Chạy đà bằng mũi bàn chân với tốc độ nhanh sẽ tăng lực sút rất tốt

Lưu ý: Với bước chạy đà thì bạn phải chạy bằng mũi bàn chân với tốc độ nhanh nhất. Việc chạy nhanh bằng mũi bàn chân sẽ giúp tạo đà tốt hơn khi bạn vung chân lăng để sút.

– Bước 2: Đạp trụ

Sau khi chạy đà thì bạn sẽ đạp chân trụ một cách chắc chắn bên cạnh quả bóng. Việc đạp trụ chắc chắn sẽ tạo ra điểm tựa để chân lăng có thể vung một cách mạnh nhất. Tránh việc đạp chân trụ không chắc chắn vì sẽ khiến bạn mất tự tin cũng như dễ mất thăng bằng trong quá trình vung chân lăng để sút.

Đạp trụ chắc chắn sẽ giúp có được điểm tự chắc chắn trong quá trình vung chân sút bóng

Lưu ý: Vị trí đạp chân trụ tùy vào thể hình, sải chân của từng cầu thủ. Thường chân trụ sẽ đạp ở vị trí bên cạnh và cách bóng khoảng 1 gang tay [20cm]. Hãy cố gắng tập luyện nhiều để tìm ra vị trí đạp chân trụ phù hợp nhất với mình nhé.

– Bước 3: Vung chân lăng

Sau khi đạp chân trụ chắc chắn thì bạn sẽ vung chân lăng một cách mạnh mẽ và quyết đoán nhất có thể. Khi vung chân lăng thì bàn chân sẽ lướt trên mặt sân với tốc độ nhanh trước khi chạm bóng. Hãy chú ý khóa chặt cổ chân để chân lăng có thể tạo lực mạnh nhất.

Khi vung chân lăng thì hãy vung một cách mạnh mẽ, dứt khoát và quan trọng nhất là phải khóa cổ chân chắc chắn

Lưu ý: Trong khi vung chân lăng thì phải khóa chặt cổ chân để giúp phần tiếp bóng cứng và chắc chắn hơn. Điều này góp phần quan trọng trong việc tạo lực tốt hơn. Hãy sử dụng cơ cẳng chân để giữ chặt và khóa chắc chắn phần cổ chân, bàn chân. Điều này là cực kỳ quan trọng trong việc tăng lực sút bóng.

– Bước 4: Chạm bóng

Khi chạm bóng thì chúng ta sẽ chạm bóng bằng phần cứng nhất ở bàn chân [phần lồi ra của xương ngón chân cái]. Không nên chạm bóng vào phần mũi vì lực sẽ yếu hơn và cũng không nên chạm vào phần giữa bàn chân vì phần đó mềm quá.

Chạm bóng ở phần cứng nhất ở bàn chân và tâm của quả bóng

Lưu ý: Cố gắng chạm bóng vào chính giữa tâm bóng và bên dưới một thì thì bóng sẽ có độ bổng tốt hơn. Việc bạn sút bóng hay sệt đều phục thuộc vào điểm chạm bóng ở trên quả bóng.

– Bước 5: Kết thúc

Bước cuối cùng là kết thúc thì chúng ta sẽ vung chân theo hướng mà mình muốn bóng bay tới. Bước này cũng quan trọng trong việc điều chỉnh hướng bay của bóng. Hãy để chân lăng của bạn văng mạnh nhất có thể và kết thúc thì chân lăng sẽ có thể trụ vững cho bạn.

Vung chân lăng một cách dứt khoát để điều chỉnh hướng bóng theo hướng mình mong muốn

Lưu ý: Với bước cuối này chúng ta sẽ vung chân lăng mạnh mẽ và dứt khoát. Không nên vung chân một cách nửa vời, hời hợt. Cú sút của bạn càng tự tin và quyết đoán thì lực sút sẽ càng mạnh.

Cách đỡ bóng đá là kỹ thuật cơ bản nhất trong bóng đá mà bất cứ người chơi bóng nào cũng phải thành thạo. Thực hiện tốt kỹ thuật đỡ bóng bổng, xoáy và sệt sẽ giúp cầu thủ dễ dàng làm chủ quả bóng, ngừng bóng cho các bước tiếp theo như chuyền bóng, rê dắt bóng, dứt điểm,… Cơ bản thì kỹ thuật đỡ bóng là tạo một lực hãm giúp bóng dừng lại trong tầm kiểm soát của cầu thủ.

Khi tham gia một trận đấu bóng đá trên sân thì cầu thủ có thể biến hóa vô vàn kiểu đỡ bóng, tùy tình huống xử lý. Thế nhưng để có thể triển khai được những cách đỡ bóng đỉnh cao thì các cầu thủ cần phải nắm rõ các cách đỡ bóng đá dưới đây.

1. Kỹ thuật đỡ bóng sệt trong bóng đá

Cách đỡ bóng là một trong những kỹ thuật mà cầu thủ chơi bóng đá nào cũng phải biết. Cách đỡ bóng đầu tiên chúng ta cần học là kỹ thuật đỡ bóng sệt trong bóng đá.

Để thành thạo các kỹ thuật đỡ bóng trong đá bóng, các bạn nên đăng ký học bóng đá ở Thể Thao Tuổi Trẻ. Tại đây, các bạn học viên được dạy một chơi bóng đá một cách bài bản nhất qua giáo trình bóng đá cho từng lứa tuổi khác nhau.

Cách đỡ bóng SỆT trong bóng đá

Hướng dẫn cách thực hiện kỹ thuật đỡ bóng sệt qua các bước sau:

– Bước 1 – Gầm giày

+ Không nhấc chân quá cao, nhấc chân cao bóng sẽ lọt qua chân

– Bước 2 – Lòng bàn chân

+ Lòng bàn chân vuông góc với cẳng chân và thả lỏng cổ chân

+ Thu chân về phía sau để giảm lực bóng khi bóng chạm chân, lòng bàn chân hơi nghiên úp xuống để giữ bóng

Bài tập cho kỹ thuật đỡ bóng sệt là chúng ta tập chuyền bóng qua lại cho nhau hoặc sút bóng sệt vào tương rồi đỡ bóng.

2. Kỹ thuật đỡ bóng bổng trong bóng đá

Cách đỡ bóng bổng là một kỹ thuật bóng đá có độ khó hơn cách đỡ bóng sệt. Mục đích của kỹ thuật đỡ bóng bổng là kiểm soát được bóng bổng từ đồng đội chuyền cho hay những pha chuyền xa bổng của đối phương câu lên. Khi kiểm soát được bóng bổng, cầu thủ có thể dẫn bóng, chuyền bóng, tạt bóng cho đồng đội một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách đỡ bóng BỔNG bằng chân

Hướng dẫn kỹ thuật đỡ bóng bổng bằng lòng bàn chân qua các bước sau:

– Bước 1: Bàn chân và cẳng chân, đầu gối vuông góc

– Bước 2: Ngửa lòng bàn chân lên sao cho điểm chạm ở dưới quả bóng

– Bước 3: Sau khi chạm bóng, chân hạ xuống thấp để giảm lực bóng

Hướng dẫn cách đỡ bóng bổng bằng mu bàn chân qua các bước sau:

– Bước 1: Duy trì tư thế chân vuông góc nhưng mũi bàn chân hướng về phía trước

– Bước 2: Điểm tiếp xúc bóng nằm ở giữa ngón chân và mu bàn chân, điểm chạm bóng nằm ở dưới bóng

– Bước 3: Chân hạ xuống sau khi chạm bóng để giảm lực bóng

3. Kỹ thuật đỡ bóng bằng ngực trong bóng đá

Cách đỡ bóng bằng ngực được dùng khi đỡ những đường bóng bay bổng hay bay vừa.

Kỹ thuật đỡ bóng bằng NGỰC trong đá bóng

Các bước thực hiện kỹ thuật đỡ bóng bằng ngực như sau:

– Bước 1: Hơi nghiêng người để ưỡn được phần ngực lên đón bóng

– Bước 2: Khi bóng chạm ngực, cầu thủ cần thẳng người lại để bóng rơi xuống ngay trước mặt.

Lưu ý khi đỡ bóng bằng ngực: Chúng ta không nên đỡ bóng bằng ngực giữa sẽ gây tức ngực mà chỉ lên đỡ bằng ngực trái hoặc ngực phải.

4. Kỹ thuật đỡ bóng bằng đùi trong bóng đá

Một trong những cách đỡ bóng nâng cao mà chúng ta cần học là kỹ thuật đỡ bóng bằng đùi. Với nhiều pha tấn công, bóng bay tầm ngang hay bổng, cầu thủ có thể đỡ bóng bằng đùi rùi ra chân sút bóng. Mục đích của kỹ thuật đỡ bóng bằng đùi là đỡ bóng trong các tình huống bóng lưng chừng mà không thể dùng chân hay ngực đỡ bóng.

Cách đỡ bóng bằng ĐÙI trong bóng đá

Thực hiện kỹ thuật đỡ bóng bằng đùi qua các bướ sau:

– Bước 1: Hơi cong người, giờ phần đùi lên cao sao cho đùi và thân tạo thành góc 135 độ

– Bước 2: Khi bóng chạm đùi thì từ từ hạ thấp dần chân xuống, rồi dùng chân kiểm soát bóng hoặc sút bóng.

Lưu ý: Nếu giơ chân cao thành góc 90 độ thì bóng sẽ văng lên mặt, còn nếu giơ thấp quá sẽ làm bóng nảy khỏi tầm kiểm soát.

5. Cách đỡ bóng xoáy

Kỹ thuật đỡ bóng trong bóng đá khó nhất là cách đỡ bóng xoáy. Với những đường chuyền bóng đi xoáy thường các cầu thủ sẽ đỡ không dính bóng và bật ra xa làm cho rất dễ bị mất bóng. Một trong những cách đỡ bóng xoáy dưới đây sẽ giúp cầu thủ cải thiện được kỹ thuật đỡ bóng xoáy trong bóng đá.

Cách đỡ bóng XOÁY trong đá bóng

– Cách đỡ bóng xoáy sệt: Khi gặp những đường chuyền bóng sệt xoáy thì cầu thủ cần đỡ bóng gầm giày hoặc bằng lòng bàn chân.

– Cách đỡ bóng xoáy bổng: Gặp các pha bóng xoáy bổng thì chúng ta có thể dùng ngực hoặc đầu hay đùi để đỡ bóng.

– Cách đỡ bóng xoáy tâm ngang: Với những pha bóng xoáy đi tầm ngang thì chúng ta cần giơ chân lên cao và dùng lòng bàn chân hay mu bàn chân để đỡ bóng.

Để đỡ bóng xoáy tốt các bạn cần tập luyện thường xuyên và đúng kỹ thuật đỡ bóng xoáy trong bóng đá.

6. Những lợi ích khi đỡ bóng tốt

Khi cầu thủ thi đấu trên sân thực hiện cách đỡ bước 1 trong bóng đá tốt sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho đội bóng như:

– Có cơ hội ghi bàn trong những tình huống đối mặt với thủ môn

– Triển khai phản công nhanh sau khi đỡ bóng tốt

– Đội bóng ghi được nhiều và những bàn thắng đẹp

Hy vọng với cách đỡ bóng bổng, cách đỡ bóng xoáy, cách đỡ bóng dính chân mà Thể Thao Tuổi Trẻ chia sẻ sẽ giúp các bạn chơi bóng đá và thi đấu bóng đá tốt. Các bạn hãy chăm chỉ tập luyện để nâng cao trình độ chơi đá bóng của bản thân nhé.

Để hiểu hơn về bóng đá, mời các bạn đọc tiếp các bài học trong Chương trình đạo tạo bóng đá trẻ của Thể Thao Tuổi Trẻ.

>> Kỹ thuật 1: Khởi động trong bóng đá

>> Kỹ thuật 2: Cách tâng bóng cơ bản

Tags: cách đỡ bóng bổng, cách đỡ bóng xoáy, cách đỡ bóng bổng bằng chân, cách đỡ bóng bổng dính chân, cách đỡ bóng trong bóng đá, cách đỡ bước 1 trong bóng đá, kỹ thuật đỡ bóng bổng trong bóng đá, kỹ thuật đỡ bóng xoáy, hướng dẫn đỡ bóng bổng, kỹ thuật đỡ bóng bổng

Chủ Đề