Cách tính lương hưu bình quân 8 năm cuối

Bố em đóng BHXH khi làm trong nhà nước từ năm 2000 đến năm 2007. Sau đó chuyển ra ngoài làm doanh nghiệp tiếp tục đóng. Vậy bình quân tiền lương tháng khi tính lương hưu sẽ như thế nào vậy ạ? Em cám ơn nhiều!

Tư vấn bảo hiểm xã hội

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Tổng đài bảo hiểm xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

b] Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”

Hơn nữa, Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

+

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 19006172

Như vậy, mức bình quân tiền lương của bạn được tính bằng

Mức bình quân tiền lương từ năm 2002 đến năm 2007 x 96 tháng + Tổng số tiền lương của các tháng đóng BHXH tại doanh nghiệp] / tổng số tháng đóng BHXH.

Ngoài ra, bác có thể tham khảo thêm bài viết: 

Hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu hiện nay

Thời hạn giải quyết chế độ hưu trí

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về cách tính lương hưu khi vừa tham gia BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc; bác vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Ông Đán hỏi, thời gian đóng BHXH từ tháng 1/2016-12/2018 ông có được tính là thời gian đóng BHXH theo lương nhà nước để tính lương hưu theo 5 năm cuối không? Hay tính thời gian đóng BHXH theo lương người sử dụng lao động trả?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH ngày 1/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì: 

Người quản lý công ty chuyên trách được chuyển xếp lương theo chức danh đảm nhận và hạng công ty theo Bảng hệ số mức lương của người quản lý công ty chuyên trách tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Nghị định số 52/2016/NĐ CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ. 

Hệ số mức lương tại Phụ lục số 1 nhân với mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ được làm căn cứ thực hiện BHXH, BHYT và giải quyết các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

Đối chiếu quy định nêu trên và Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp, từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2018 ông hưởng lương theo Phụ lục I. Bảng hệ số mức lương của người quản lý công ty chuyên trách tại Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì tiền lương tháng đóng BHXH của ông là tiền lương do Nhà nước quy định. 

Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đã được quy định cụ thể tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc. 

Chinhphu.vn


Việc tính lương hưu bình quân cả quá trình đóng BHXH: Chỉ tác động đến người lao động nghỉ hưu từ 1-1-2045

Theo Luật BHXH [sửa đổi], quy định lộ trình áp dụng cách tính lương bình quân theo 5 bước để tiến tới thực hiện tính bình quân chung của cả quá trình đóng BHXH, bảo đảm bình đẳng giữa khu vực đóng BHXH theo lương của Nhà nước và lương do doanh nghiệp quyết định. Phóng viên Báo BR-VT đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Hồng Tuấn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh về sự thay đổi này.

* PV: Thưa ông, nhiều người lao động làm việc ở khu vực Nhà nước quan tâm về cách tính lương hưu mới, đặc biệt là những người sẽ đến tuổi nghỉ hưu trong năm 2018. Vậy xin ông cho biết rõ hơn về cách tính lương hưu theo Luật BHXH [sửa đổi]. Bao giờ thì người lao động bị ảnh hưởng bởi điều chỉnh này?

- Ông Đặng Hồng Tuấn: Cách tính lương hưu mới theo Luật BHXH [sửa đổi] vừa được Quốc hội thông qua sẽ xử lý bất cập của cách tính lương hưu từ trước đến nay, nhất là để bảo đảm công bằng trong cách tính lương hưu giữa khu vực trong và ngoài Nhà nước.

Cụ thể đối với người lao động đóng BHXH theo mức lương do Nhà nước quy định: Tính bình quân của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu đối với người lao động tham gia BHXH trước năm 1995; bình quân 6 năm cuối đối với người lao động tham gia BHXH từ ngày 1-1-1995 đến 31-12-2000; bình quân 8 năm cuối đối với người lao động tham gia BHXH từ 1-1-2001 đến 31-12-2006; tính bình quân của 10 năm cuối đối với người tham gia BHXH trong thời gian từ 1-1-2007 đến 31-12-2015; tính bình quân 15 năm cuối từ 1-7-2015 đến 31-12-2019; từ 1-1-2020 đến 31-12-2024 tính bình quân của 20 năm cuối; từ 1-1-2025 trở đi tính bình quân của cả quá trình đóng BHXH.

Như vậy, quy định tính bình quân cả quá trình của người lao động có thời gian làm việc đóng BHXH ở khu vực Nhà nước chỉ ảnh hưởng đến những lao động bắt đầu đủ điều kiện nghỉ hưu từ 1-1-2045.

Còn đối với người lao động theo khu vực ngoài Nhà nước đóng BHXH theo tiền lương do doanh nghiệp quyết định, Luật BHXH mới và cũ đều đã quy định tính bình quân cả quá trình. Nhưng theo quy định mới mức đóng BHXH sẽ tăng lên từ 1-1-2016 và đặc biệt là từ 1-1-2018 nên mức lương bình quân để tính lương hưu cũng sẽ tăng lên rất nhiều, nhất là các đối tượng được nghỉ hưu từ 1-1-2036.

* Thưa ông, với cách tính lương hưu mới, lương của NLĐ sẽ thấp hơn so với hiện nay nhiều không?

- Đúng là sẽ thấp hơn nhưng đó là xét theo công thức tính toán và nếu mức đóng BHXH như cũ: nhiều chủ sử dụng lao động chỉ đóng theo tiền ghi trên hợp đồng, trong khi mức tiền lương này thấp hơn thực tế. Hay họ “chẻ” thu nhập của người lao động ra thành nhiều khoản mà các loại phụ cấp lớn hơn lương, để đóng bảo hiểm xã hội với mức sàn, gây thiệt thòi cho người lao động. Còn theo quy định của Luật BHXH từ 1-1-2016 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương. Từ ngày 1-1-2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Với cách tính trên, quyền lợi của người lao động sẽ tăng, bởi mức hưởng sau này dựa trên mức đóng và thời gian đóng. Đóng BHXH càng cao thì hưởng lương hưu sau này càng nhiều.

Người dân nhận lương hưu tại Bưu điện tỉnh. Ảnh: MINH TÂM

* Luật BHXH sửa đổi vừa qua còn có quy định từ ngày 1-1-2018, lao động nam và nữ sẽ có cách tính tỷ lệ % để lương hưu khác nhau. Ông có thể nói rõ hơn về quy định này?

- Theo quy định của Luật, sẽ tăng dần thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%, tiến tới người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam thì đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% [hiện tại nữ đóng đủ 25 năm, nam đóng đủ 30 năm là được hưởng 75%].

Cụ thể, kể từ ngày 1-1-2018 trở đi, khi lao động nữ nghỉ hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Còn đối với lao động nam mốc đầu tiên để xác định tỷ lệ 45% sẽ tăng dần: năm 2018 sẽ là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Như vậy trong năm 2016 và 2017, người lao động nghỉ hưu nếu nữ đóng đủ 25 năm, nam đóng đủ 30 năm vẫn được tính mức hưởng tối đa là 75%.

* Xin cảm ơn ông!

Nguồn: baobariavungtau.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề