Cách trở nên trầm tĩnh hơn

MỤC LỤC
  1. CÁCH LUYỆN TẬP SỰ BÌNH TĨNH VÀ ĐIỀM ĐẠM
    1. « Cách thức thực hành để làm cho ta trở thành người bình tĩnh, tự tin và điềm đạm ».
      1. Một là : Thực hành các pháp bố thí
      2. Hai là : Giữ cho mình đừng để bị tổn phước, bị phạm tội lỗi
      3. Ba là : Tập ngồi im lặng mỗi ngày
      4. Bốn là : Bước đi chánh niệm tĩnh giác
      5. Năm là : Tập không phản ứng trước các trần cảnh

CÁCH LUYỆN TẬP SỰ BÌNH TĨNH VÀ ĐIỀM ĐẠM

Bình tĩnh, bình thản, tự tin, mạnh mẽ và điềm đạm, đây là những phẩm chất rất quý của mỗi một con người.

Có được những phẩm chất ấy, sẽ giúp Quý Vị thành công, sống hạnh phúc và an lạc hơn trong cuộc sống.

Tuy nhiên để luyện tập ra sao, hay tu tập thế nào để ta trở thành một con người như vậy, thì không phải ai cũng biết cách.

Ở bài pháp hôm nay, tôi muốn nói đến chủ đề, đó là :

« Cách thức thực hành để làm cho ta trở thành người bình tĩnh, tự tinđiềm đạm ».

Quý Vị cần để ý các cách thức sau :

Một là : Thực hành các pháp bố thí

Bố thí gồm có ba pháp là :
Tài thí, pháp thí và vô úy thí.

Tại sao tôi lại đặt sự bố thí vào phần thứ nhất để rèn luyện sự bình tĩnh ?
Liệu bố thí có liên hệ với sự bình tĩnh, tự tin hay không ?

Nếu Quý Vị để ý một chút, thì sẽ thấy những người mà nhiều phước báu, thì thường họ sẽ trở nên rất bình thản, bình tĩnh và tự tin [ Như những người giàu có, những người làm chủ, làm chức lớn ].

Mà để có phước báu, thì bắt buộc chúng ta phải thực hành pháp bố thí, có bố thí thì phước mới được sinh ra.

Hai là : Giữ cho mình đừng để bị tổn phước, bị phạm tội lỗi

Bố thí để tăng phước, tích phước là điều rất quan trọng rồi.

Nhưng nếu Quý Vị không biết giữ gìn, mà phá chúng, hưởng thụ quá mức thì sẽ làm phước tạo ra bị hao mòn dần, thậm chí cạn kiệt, khô cạn.

Do đó, Quý Vị cần giữ cho mình đừng bị tổn phước, như khi ăn uống, mua sắm, nói năng, hay trong các sinh hoạt khác của cuộc sống.

Kế đến nữa là : Đừng để mình bị phạm tội lỗi, như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, dối láo, và nghiện ngập.

Vì Quý Vị để ý là :
Có tử tù, hay có tội phạm nào khi bị bắt mà còn tự tin, hay giữ được sự bình tĩnh nữa không.

Nên người không phạm tội lỗi mới là người tự tin.

Ba là : Tập ngồi im lặng mỗi ngày

Sáng sớm thức dậy, Quý Vị phải tập ngồi im lặng, bất động ít nhất là 15 phút mỗi ngày.
Hoặc ngồi thêm ít nhất 15 phút trước khi đi ngủ.
[ Cách ngồi thế nào, là hôm trước tôi đã nói rồi đó ].

Sự điềm tĩnh của tâm, chúng có mối liên hệ mật thiết với sự bất động của thân.
Do đó, Quý Vị muốn tâm tĩnh, thì buộc phải giữ cho cái thân nó ngồi im cái, thân chịu im, thì tâm khắc an.

Bốn là : Bước đi chánh niệm tĩnh giác

Mỗi khi Quý Vị bước đi thì hãy xoay tâm lại và để ý thân tâm mình, chú ý và biết thật rõ chính mình.

Các bước đi cần thư giản, thong thả, điềm nhiên, không nên bước vội vã hay hấp tấp.

Năm là : Tập không phản ứng trước các trần cảnh

Trần là sự phơi bày.
Cảnh là hình sắc, những cái có tướng trạng.

Khi các duyên bên ngoài đưa đến, tác động vào thân và tâm Quý Vị.
Thì hãy thực tập sự không phản ứng, tập bất động, chú ý duy trì sự biết rõ, biết nhưng không phản ứng.

Ví dụ :

Khi ăn, khi uống món ngon, món dở, chua cay, mặn ngọt,
Ta tập ăn uống nhưng tập không phản ứng như Ôi ngon quá, rồi ăn ngấu nghiến.
Hoặc ôidở quárồi bực tức.

Người khéo là ngon biết ngon, dở biết dở, nhưng tâm thì giữ như như bất động, không duyên theo vị.

Và cũng tương tự như các sự trái ý nghịch lòng, hay những sự thuận lợi khác.
Quý Vị cũng tập không phản ứng, tập không biểu lộ cảm xúc.

Vẫn duy trì sự biết rõ, biết rõ mọi thứ đang diễn ra, nhưng tác ý tâm dừng, không duyên theo cảnh.

Trên đây tôi đã trình bày năm cách cơ bản để giúp Quý Vị luôn sống bình thản, mạnh mẽ, điềm đạm và tự tin.

Quý Vị hãy thực hành chúng, thì sẽ thấy có kết quả .

Nam Mô A Di Đà Phật.

Cư sĩ Nhuận Hòa

>> Đọc thêm tại: //xnhay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/


FB: Tu học mỗi ngày

Tags: an lạcbố thíchánh niệmCư Sĩ Nhuận Hòacuộc sốnggiàu cóhạnh phúcphúc đức phước báusát sinhthành côngtu tập

Video liên quan

Chủ Đề