Cách trồng hoa thiên lý bằng dây

Thiên lý là cây ưa ẩm, ưa sáng, sinh sản vô tính và hữu tính. Nhiệt độ tối thiểu là 20 – 350C; chịu rét kém, nhiệt độ không khí dưới 10oC cây sẽ không phát triển. Thiên lý là cây thích vươn lên cao theo chiều thẳng đứng, thích nơi nhiều nắng, gió.

Cây thiên lý là loại cây dây leo, ra hoa thành từng chùm. Hoa thiên lý được dùng làm rau ăn. Người ta dùng hoa thiên lý để nấu canh cua, ăn với lẩu hoặc sào với các loại thịt. Rau thiên lý có vị ngọt tương tự như nêm bột ngọt, nên khi chế biến làm các món thức ăn người ta không cần nêm bột ngọt mà món ăn vẫn có vị ngọt vừa miệng và hấp dẫn. Thiên lý còn là cây làm cảnh và cho bóng mát. trước nhà mà có giàn thiên lý vừa có cảnh quan mát mẻ, vừa toả hương thơm ngát thật dễ chịu. Thiên lý là cây ra hoa kéo dài và liên tục, nên nếu trồng kinh doanh cần phải làm giàn riêng và có độ bền chắc chắn.
Hiện nay chưa có một tài liệu nào hưóng dẫn về kỹ thuật trồng cây hoa thiên lý, nên dựa vào kinh nghiệm của bản thân là người đã trồng đã từng trồng loại cây này để trao đổi cùng bà con nông dân, những người muốn trồng thiên lý.
1. Chuẩn bị cọc:
Cọc được đổ bằng beton bên trong có 3-4 cọng sắt [loại sắt 6], nếu cọc làm không chắc thì sau này khi căng dây kẽm và khi giàn nặng sẽ bị gãy.
2. Làm giàn:
Tuỳ theo diện tích đất trồng để bố trí giàn:
-Nếu đất rộng từ 1000m2 trở lên thì nên bố trí giàn thành băng để dễ chăm sóc và thu hoạch. Bố trí giàn theo hướng Đông Tây, giàn cách giàn 1m, chiều rộng của giàn từ 5-8m, chiều cao từ 1,6 –1,7m [đừng cao quá và cũng đừng thấp quá đối với người phải thường xuyên đi dưới giàn để thu hoạch hoa, vì đặc điểm của thiên lý thường ra hoa phía dưới giàn nhiều hơn, còn số hoa phía trên giàn thì có thể bắc ghế vạch lỗ chui lên để hái. Khoảng cách cọc từ 3,5 – 4m một cọc, chôn cọc hai dãy ở hai mép giàn, sau đó dùng dây kẽm căng đan xen ngang, dọc để làm giàn cho dây leo.
3. Chuẩn bị hom và trồng:
Dùng những đoạn dây bánh tẻ [không già quá và cũng không non quá] làm hom, cắt mỗi hom dài khoảng 1m, khoanh tròn phần phía dưới, chừa lại khoảng 1-2 mắt phía trên. Có thể xử lý hom bằng cách phun kích thích sinh trưởng Atonik để kích thích nhanh ra rễ. Nếu trong vườn đã có sẵn giàn thiên lý thì ta có thể dùng những dây lươn mọc gần gốc, vùi đoạn sát gốc xuống đất, khoảng 15-20 ngày sau rễ mọc nhiều, ta có thể cắt tách rời khỏi cây mẹ đem trồng.
Chú ý khi trồng bứng luôn cả đất và rễ thì cây đỡ mất sức, trồng đảm bảo tỷ lệ sống cao hơn.
–  Bố trí hố trồng: Hố trồng được đào vào giữa giàn để dây toả ra bốn bên hoặc nếu bố trí hai bên mép giàn thì phải bố trí trồng so le để dây thiên lý bò dàn đều khắp giàn, không bị chồng lên nhau. Khoảng cách nên 3-4m bố trí một hố, mỗi hố trồng khoảng 2 – 3 hom. Hố trồng: Được đào sâu khoảng 40cm, rộng, dài 0,5m-1m, đổ phân chuồng hoai, càng nhiều càng tốt, trộn với phân DAP, phân vi sinh, thuốc trừ nấm [Zineb hoặc copper Zine…] và một lượng đất mặt vừa phải. Toàn bộ hỗn hợp trộn đó được cho xuống hố [xấp xỉ với miệng hố], sau đó moi lỗ đặt phần khoanh tròn của hom xuống lấp đất chừa 1-2 mắt nằm phía trên mặt đất và nén chặt, tưới nước đủ ẩm, cắm cọc xung quanh và dùng lá chuối buộc che nắng bên trên. Phải thường xuyên tưới đảm bảo đủ độ ẩm. Làm như vậy chỉ khoảng 7-10 ngày sau các mắt trên mặt đất của hom sẽ nảy mầm. Cần phải bảo vệ các mầm này thật kỹ để khi cây bắt đầu leo lên giàn thì chọn những chồi tốt nhất để làm giây cái, những dây nhỏ không đạt yêu cầu thì cắt bỏ. Khi dây leo lên đến sát giàn thì bấm ngọn để cây cho cành cấp 1. Khi cành cấp 1 được khoảng 8-10 lá thì bấm ngọn tiếp để cho ra cành cấp 2, và khi cành cấp 2 được 8-10 lá thì bấm tiếp để cho ra cành cấp 3 và cứ tiếp tục cho đến khi dây leo kín giàn.
Rễ thiên lý là loại rễ ăn cạn nên khi bón phân không cần xới xáo, chỉ cần rải phân và sau đó phủ lên một lớp mùn và phủ lá khô là được. Phân bón dùng cho thiên lý chủ yếu là phân chuồng hoai, bổ sung thêm NPK 20-20-15 hoặc 16-16-8. Bình quân 1 tháng bổ sung phân chuồng 1 lần khoảng 5-10 kg / gốc, đồng thời bón kết hợp khoảng 150 – 200g NPK trên 1 gốc.
Nhu cầu về nước: Thiên lý không chịu được úng nhưng nếu bị khô hạn thì cây phát triển cằn cỗi và cho năng suất thấp. Thường xuyên tưới giữ ẩm cho gốc. buổi trưa nắng cần tưới phun lên khắp giàn để hạ nhiệt độ và làm giảm bốc thoát hơi nước qua lá.
Về sâu hại: Qua nhiều năm trồng thiên lý cho thấy sâu hại chủ yếu là rầy mềm và bọ trĩ thường xuất hiện vào những tháng nắng nóng. Cần quan sát thường xuyên để phát hiện và kịp thời phun thuốc khi rệp, bọ trĩ mới xuất hiện để tránh lây lan. Thường xuyên cắt tỉa bớt những lá già và lá ở những chỗ dây leo chồng lên nhau rậm rạp. làm cho giàn thông thoáng, hạn chế rầy và sâu bệnh khác phát triển đồng thời kích thích cây cho hoa nhiều hơn. Việc tưới phun trên lá cũng hạn chế sự phát triển của bọ trĩ.
Vào những tháng có ngày ngắn [từ tháng 10-12 al] để đảm bảo cho cây ra hoa đều và đạt năng suất ổn định, ngoài việc đảm bảo chế độ bón phân và tưới nước, người ta còn mắc thêm bóng đèn tròn rải rác phía trên giàn thiên lý để kích thích cho cây ra hoa. Thời gian thắp đèn khoảng 4-5 giờ một đêm, chia làm 2 lần: Buổi tối từ 19 giờ đến 22 giờ và 3 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Thu hoạch khi chùm nụ hoa gần nở [khoảng 1 ngày trước khi nở hoa]. Nếu thu hoạch buổi chiều thì khi đem về nhà nên rải ra và để trong bóng tối sẽ hạn chế hoa nở.
Thiên lý là cây lưu niên, nếu chăm sóc tốt, trồng một lần có thể cho thời gian kinh doanh từ 3-4 năm. Hàng năm vào khoảng tháng 11-12, tuỳ theo sức sinh trưởng phát triển của giàn thiên lý, nếu thấy dây leo rậm rạp, cành nhánh nhỏ thì có thể tiến hành cắt bỏ những cành nhánh phụ, để lại bộ khung và cây sẽ cho ra những nhánh mới và tiếp tục ra hoa.

Chúc bà con thành công!

Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC TRANG TRẠI VIETGRAP

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc:  TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE  – 0432161283/ 0942760699

Email:

Website chính: //viencaygiongtrunguong.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

Ở một số vùng hoa Thiên lý trở thành cây trồng chủ lực mang lại thu nhập chính cho các hộ dân. Là giống hoa lạ, thơm và giàu dinh dưỡng đã đem lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 5 lần một số cây rau màu khác.

Quy trình kỹ thuật trồng hoa Thiên lý ra hoa quanh năm

1. Chọn vùng trồng hoa thiên lý năng suất cao

- Hoa Thiên lý là cây không quá khắt khe về điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên để cây ra hoa quanh năm cần chọn vùng trồng có điều kiện thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

- Vùng trồng hoa Thiên lý có nhiệt độ từ 20 – 25oC, có nhiều gió và ánh sáng. Hoa Thiên lý phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, chỉ cần duy trị độ ẩm vừa phải để cây ra hoa liên tục.

- Hoa Thiên lý trồng được ở cả 3 miền Bắc – Trung  - Nam nhưng miền Bắc do có mùa đông lạnh nên thường trồng vào mùa xuân, diện tích trồng không tập trung như vùng Trung và Nam.

Hoa Thiên lý

2. Kỹ thuật chọn giống vào trồng hoa Thiên lý

* Trồng hoa Thiên lý vào mùa nào? Hoa Thiên lý được trồng quanh năm nhưng để tỷ lệ sống và năng suất, chất lượng hoa tốt thì nên trồng từ tháng 6 – 8 dương lịch đối với vùng Trung và Nam. Đối với miền Bắc trồng vào tháng 2 – 4 dương lịch.

* Kỹ thuật lựa chọn giống hoa Thiên lý: Giống hoa Thiên lý nên mua ở các đơn vị cung ứng uy tín, có thể chọn mua dây lươn hoặc dây thân để làm hom trồng.

- Dây lượn: Chọn cây trồng khỏe mạnh, thời gian lưu gốc kéo dài từ 4 – 5 năm. Tuy nhiên ra hoa chậm.

- Dây thân: Cây khỏe ra hoa nhanh nhưng thời gian lưu gốc chỉ từ 2 – 3 năm.

Cây giống hoa Thiên lý

- Lưu ý:

+ Nên chọn dây thân cái để cho ra nhiều hoa. Chọn dây thân bánh tẻ, ngả màu nâu, không quá non và cũng không quá già, đường kính từ 0,5 – 0,7 cm, chiều dài mỗi hom khoảng 50 – 60 cm đảm bảo có từ 4 – 5 mắt.

+ Khoanh tròn phía dưới, để lại 1 – 2 mắt phía trên. Chấm tro vào 2 đầu để vết cắt không bị chảy nhựa, mất nước. Để kích thích hom nảy mầm có thể phun các chế phẩm kích mầm có bán trên thị trường.

* Chuẩn bị cọc làm giàn cho hoa Thiên lý: Để giàn chắc chắn, không bị đổ, tuổi thọ dài, nên chuẩn bị cọc betong hoặc sắt có chiều dài 2 m.

Chuẩn bị giàn trồng hoa Thiên lý

- Dùng cọc đã chuẩn bị để chôn xuống đất khoảng 20 - 30 cm giúp cọc chắc chắn, không bị đổ. Khoảng cách giữa các cọc nên từ 3 - 3,5 m. Đóng cọc thành 2 dãy ở 2 mép giàn hoa Thiên lý, phía trên dùng dây kẽm căng đan xen với nhau thành giàn.

- Nếu đất rộng, nên chia thành nhiều giàn hoa thiên lý khác nhau, mỗi giàn cách nhau 1m, rộng từ 5 - 8 m, bố trí theo hướng đông tây. 

* Kỹ thuật trồng hoa Thiên lý bằng hom

- Đào hố trồng vào giữa hoặc 2 mép giàn đã chuẩn bị. Nếu bố trí bên mép thì hố phải trồng so le để dây Thiên lý khi lên sẽ bò đều xung quanh giàn.

Mô hình trồng hoa Thiên lý đạt năng suất cao

- Kích thước hố trồng: sâu 40 cm, rộng và dài từ 0,5 - 1 m. Mỗi hố cách nhau từ 3 - 4 m, dùng để trồng 2 - 3 hom.

- Phần đất đào đánh tới xốp, trồn đều với phân bón lót là phân chuồng, phân vô cơ, phân vi sinh rồi cho xuống hố ngập 2/3 hố.

- Dùng hom dây thiên lý cắm phần đã khoanh tròn xuống hố, tiếp tục lấp đất lên mặt, nén chặt. Sau khi trồng, tưới nước đẫm để tăng độ ẩm giúp bộ rễ của cây thiên lý phát triển nhanh hơn.

3. Kỹ thuật chăm sóc hoa Thiên lý sau trồng

3.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

- Sau khi trồng, duy trì tưới nước từ 7 - 10 ngày thì phần mắt để chừa lại bên trên sẽ bắt đầu đâm chồi non. Các chồi này cần được bảo vệ, tránh bị gãy, hỏng.

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ cho cây hoa Thiên lý

- Khi cây bắt đầu ra dây nên chọn dây mập mạp, khỏe mạnh làm thân chính – dây cái, đồng thời cắt bỏ các dây nhỏ, không đạt yêu cầu.

- Dây Thiên lý bắt đầu leo lên đến giàn thì bấm ngọn để tạo tán cấp 1. Trên tán cấp 1 có từ 8 - 10 lá, tiếp tục bấm ngọn các cành để tạo thành tán cấp 2 và phát triển tán cấp 3 tương tự đến khi toàn bộ dây Thiên lý đã leo kín giàn.

- Trong suốt quá trình chăm sóc cần chủ đồng điều chỉnh nhánh cho dây Thiên lý tránh các dây cuốn vào nhau. Bên cạnh đó tỉa lá già, lá vàng, lá úa cho giàn thông thoáng tránh sâu bệnh hại.

- Từ năm thứ 2 cần tiến hành tỉa bớt cành nhỏ, cành yếu khi bắt đầu vào mùa đông và cắt tỉa các dây bị sâu bệnh hại.

Xem thêm < Kali Cacbonat - Kali hữu cơ >

3.2 Kỹ thuật bón phân cho hoa Thiên lý trĩu bông

- Khi cây bắt đầu leo đến giàn, tiến hành bón phân lần đầu tiên bằng cách pha loãng phân với nước theo tỉ lệ 1 : 20, đem tưới xung quanh gốc, cách gốc khoảng 60 cm tránh làm xót rễ.

Bón phân kết hợp chăm sóc định kỳ cho cây hoa Thiên lý

- Khi cây hoa Thiên lý bắt đầu ra hoa thì tiến hành bón bổ sung. Liều lượng tính cho 1 gốc/ tháng: 5 – 10 kg phân chuồng hoai mục + 30 gram phân ure+ 80 gram phân lân + 10 gram phân Kali. Khi bón không cần xới đất chỉ cần rải quanh gốc, cách gốc  30 – 50 cm. Sau khi rải phân thì phủ thêm một lớp mùn hoặc lá khô lên trên tránh phân bón bị bốc hơi khi trời nắng nóng.

3.3 Kỹ thuật tưới nước cho cây hoa Thiên lý

- Rễ cây hoa Thiên lý không ăn sâu nên không chịu được ngập úng. Nhưng cần tưới đủ nước nếu không cây sẽ bị khô hạn, cằn cỗi, ra hoa ít, năng suất thấp. Trung bình ngày tưới 2 lần, tưới vào sáng sớm và chiều mát.

Kỹ thuật tưới nước cho cây hoa Thiên lý

- Có thể lắp hệ thống tưới phun sương trên mặt lá vào những ngày thời tiết nắng nóng. Tưới trên mặt lá để giảm thoát hơi nước qua lá, hạn chế tối đa các tổn hại đến hoa.

3.4 Kỹ thuật kích thích cây Thiên lý ra hoa quanh năm

- Khi thời tiết trở lạnh cây Thiên lý sẽ ngừng ra hoa, để cây Thiên lý ra hoa quanh năm cần lưu ý một số kỹ thuật như sau:

+ Tiến hành tỉa bớt cành nhỏ, yếu, cành bị sâu bệnh, nhánh phụ, chỉ để lại nhánh chính trên giàn.

+ Kết hợp bón phân hữu cơ, phân vi sinh, tưới nước để kích thích bộ rễ cây phát triển.

+ Phun phân bón qua lá kích thích cây ra chồi mới, nhánh mới và ra hoa.

+ Vào mùa đông, những tháng ngắn ngày, như tháng 2 âm lịch, có thể mắc thêm bóng đèn rải đều trên giàn để sưởi ấm cho cây Thiên lý. Mỗi đêm duy trì thời gian thắp từ 4 - 5 tiếng, chia làm 2 khung giờ: từ 19 h đến 22 h và từ 3 h đến 5h sáng hôm sau.

Xem thêm < Gibberellic Acid GA3 nguyên chất 90% >

4. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây Thiên lý

- Cây thiên lý là khả năng chống chịu bệnh tốt, ít bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên khi trồng Thiên lý, cũng cần để ý một số loại sâu bệnh hại như: rệp, rầy mềm, nấm đen và bọ trĩ. 

- Các loại sâu bệnh hại này sẽ phát triển rất nhanh vào mùa nắng nóng, đúng vào thời điểm hoa thiên lý nở rộ.

- Với rệp và rầy mềm, khi mới phát hiện, có thể dùng chổi lông và tờ giấy bìa cứng để quét rệp vào rồi giấy rồi mang đi đốt, tránh để lây lan ra khắp giàn. 

Giàn hoa Thiên lý

- Khi bắt đầu ra nụ hoa, rệp cũng có thể chui vào bên trong và tấn công. Cần thường xuyên kiểm tra bằng cách dùng tăm nhọn cho vào kẽ chùm nụ, nếu thấy rệp thì đẩy chúng ra. 

- Nếu như dịch bệnh phát triển mạnh, cần dùng thuốc đặc trị theo khuyến cáo của đơn vị cung cấp thuốc bảo vệ thực vật để phun trên mặt, tránh để lây lan trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến hoa ở thời điểm thu hoạch. 

- Phải có thời gian cách ly từ 15 - 20 ngày mới được thu hoa, nếu không sẽ gây ngộ độc, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. 

- Tiến hành cắt tỉa những cành, lá bị sâu bệnh, cành yếu, cành già giúp giàn thiên lý trở nên thông thoáng, quang hợp tốt, hạn chế mầm bệnh. 

5. Kỹ thuật thu hoạch hoa Thiên lý

- Nếu chăm sóc và tưới tiêu đúng quy trình, bón đủ liều lượng phân thì sẽ thu hoạch hoa thiên lý từ thời điểm tháng 5 đến tháng 10 trong năm. Sau tháng 10 thu hoạch, cần tiến hành thêm kỹ thuật kích thích ra bông thiên lý vào đàu mùa xuân thì sẽ thu hái được quanh năm. Hoa có mùi thơm nhẹ, mọc thành từng chùm từ những nách lá. Mỗi bông hoa có màu xanh lục hoặc màu vàng bắt mắt, có 5 cánh nở đều, đẹp. 

- Thu hoạch hoa Thiên lý vào buổi chiều. Dùng kéo cắt nhẹ từng chùm. Sau khi cắt thì đem về rải rộng ra nhà, nên để trong bóng tối hạn chế hoa nở để tăng giá trị xuất bán ngày hôm sau.

Kỹ thuật thu hoạch hoa Thiên lý

Nguồn: Admin tổng hợp - NO

Video liên quan

Chủ Đề