Cách viết chữ ai trong tiếng trung

07.04.2022

WElearn Wind

Theo sự hội nhập của thế giới, ngôn ngữ Trung dần được sử dụng nhiều hơn. Vì vậy, các bạn học sinh, sinh viên “đua nhau” đi học tiếng Trung với hy vọng tăng thêm cơ hội việc làm và thành công cho bản thân. Hãy cùng WElearn gia sư tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Trung đầy đủ ở bài viết bên dưới nhé!

>>>> Xem thêm: Gia sư tiếng Trung

Là bảng chữ cái được viết bằng một chuỗi các hình ảnh biểu ngữ và biểu âm chứ không bằng các chữ cái latinh.

Tuy nhiên, theo thời gian, bảng chữ cái tiếng Trung được “sinh ra” nhiều phiên bảng khác nhau như tiếng Quảng Đông, Hán tự, Hán Nôm,…

Bảng chữ cái tiếng Trung giản thể dùng để giúp giảm tỷ lệ mù chữ cho người dân và được dùng phổ biến ở Trung Quốc.

Bảng chữ cái tiếng Trung phồn thể thường được dùng ở Đài Loan và Hồng Kong

Bảng chữ cái tiếng Trung gồm

Vận mẫu

36 Nguyên âm

Thanh điệu

4 thanh điệu

Cách đánh dấu thanh điệu

Quy tắc biến điệu

Thanh mẫu

21 Phụ âm

Liên quan

Các nét chữ Hán

Sáu nguyên âm đơn

a

 Gần giống “a”. Mồm há to, lưỡi xuống thấp. Là nguyên âm dài, không tròn môi

o

Gần giống “ô” [trong tiếng Việt]. Lưỡi rút về sau, tròn môi

e

Nằm giữa “ơ” và “ưa”. Lưỡi rút về sau, mồm há vừa. Là nguyên âm dài, không tròn

i

Gần giống “i”. Đầu lưỡi dính với răng dưới, hai môi giẹp [kéo dài khóe môi].

u

Gần giống “u”. Lưỡi rút về sau. Là nguyên âm dài, tròn môi nhưng không há.

ü

Gần giống “uy”. Đầu lưỡi dính với răng dưới. Là nguyên âm dài

Mười ba nguyên âm kép

ai

Gần giống âm “ai” [trong tiếng Việt]. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang i

ei

Gần giống âm “ây”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang i

ao

Gần giống âm “ao”. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “o”

ou

Gần giống âm “âu”. Đọc hơi kéo dài âm “o” rồi chuyển sang âm “u”

ia

Gần giống âm “ia”. Đọc hơi kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “a”

ie

Đọc kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “ê”

ua

Gần giống âm “oa”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “a”

uo

Đọc kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ô”

iao

Đọc nguyên âm “i” trước sau đó chuyên sang nguyên âm đôi “ao”

iou [iu]

Gần giống âm “i + êu [hơi giống yêu]”. Đọc kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “u”

uai

Gần giống âm “oai”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “ai”

uei

Gần giống âm “uây”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ei”.

üe

Gần giống âm “uê”. Đọc nguyên âm “ü” [uy] rồi chuyển sang âm “ê”

Mười sáu nguyên âm mũi

an

Gần giống âm “an”. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang phụ âm “n”

ang

Gần giống âm “ang” [trong tiếng Việt]. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “ng”

en

Gần giống âm “ân”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang phụ âm “n”

eng

Gần giống âm “âng”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang âm “ng”

in

Gần giống âm “in”. Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang phụ âm “n”.

ian

Gần giống “i + ên” đọc nhanh. Đọc nguyên âm “i” trước sau đó chuyển sang nguyên âm “an”

iang

Gần giống “i + ang” đọc nhanh. Đọc nguyên âm “I” trước rồi chuyển sang nguyên âm “ang”

iong

Gần giống âm “i +ung” đọc nhanh. Đọc hơi kéo dài âm “i” rồi chuyển qua âm

ing

Gần giống âm “inh”. Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang âm “ng”

ong

Gần giống âm “ung”. Đọc hơi kéo dài âm “o” [u] rồi chuyển sang âm “ng”

uan

Gần giống âm “oan”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “an”

uang

Gần giống âm “oang”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “ang”

uen

Gần giống âm “uân”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “en”.

ueng

đọc gần như u+âng của tiếng Việt

ün

Gần giống âm “uyn”. Đọc nguyên âm “ü” [uy] rồi chuyển sang phụ âm “n”

üan

Gần giống âm “uy + en” đọc nhanh. Đọc hơi kéo dài âm “ü” [uy] rồi chuyển qua

Một nguyên âm cuốn lưỡi

er

chỉ duy nhất có một nguyên âm 儿 [er] [ đây là kiểu phát âm phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh] Gần giống âm “ơ”. Đọc uống lưỡi thật mạnh [thanh quản rung mạnh hơn chút].

Nhóm âm hai môi và răng môi

b

Gần giống âm “p” [trong tiếng việt]. Là âm không bật hơi.

p

Âm phát ra nhẹ hơn âm “p” [trong tiếng việt] nhưng bật hơi. Là âm bật hơi.

f

Gần giống âm “ph”. Là âm môi + răng.

m

Gần giống âm “m”.

Nhóm âm đầu lưỡi

d

Gần giống âm “t” [trong tiếng Việt]. Là một âm không bật hơi.

t

Gần giống âm “th”.

n

Gần giống âm “n”. Là âm đầu lưỡi + âm mũi.

l

Phát âm gần giống như lưa của tiếng Việt

Nhóm âm đầu lưỡi trước

z

Giống giữa âm “tr” và “dư” [thiên về tr]. Cách phát âm: Đưa lưỡi ra phía trước nhưng bị chặn lại bởi chân răng [lưỡi thẵng].

c

Gần giống âm giữa “tr và x” [thiên về âm “tr” nhiều hơn] nhưng bật hơi. Cách phát âm: Đưa lưỡi ra phía trước nhưng bị chặn lại bởi chân răng và bật hơi [lưỡi thẳng].

s

Gần giống âm “x và s” [thiên về âm “x” nhiều hơn]. Cách phát âm: Đưa đầu lưỡi phía trước đặt gần mặt sau của răng trên.

r

Gần giống âm “r”. Cách phát âm: Lưỡi hơi uống thành vòm, thanh quản hơi rung.

Nhóm âm đầu lưỡi sau

[ Khi phát âm lưu ý đầu lưỡi cuốn lên phía hàm trên]

zh

Gần giống “tr” [trong tiếng Việt]. Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Không bật

ch

Gần giống “tr” nhưng bật hơi. Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Là âm bật hơi.

sh

Gần giống “s” nhưng nặng hơn. Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi.

Nhóm âm mặt lưỡi

j

Phát âm tương tự chi của tiếng Việt

q

Phát âm tương tự như j nhưng bật mạnh hơi ra ngoài

x

Phát âm tương tự như xi của tiếng Việt

Nhóm âm cuống lưỡi

g

Phát âm gần như âm cưa của tiếng Việt

k

Gần giống âm “kh”. Là âm bật hơi.

Mách nhỏ: Đọc giống âm “g” phía trên nhưng bật hơi.

h

Phát âm gần như âm h hoặc khưa của tiếng Việt

Nguyên âm đầu lưỡi

Nguyên âm i chỉ xuất hiện sau nhóm phụ âm đầu lưỡi: z, c, s, zh, ch, r. Lúc này i  sẽ đọc như ư của tiếng Việt,

Ví d: zi, si, zhi…

Thanh điệu giúp câu nói có sự trầm bổng, hay hơn. Dưới đây là các thanh điệu trong tiếng Trung, bạn có thể tham khảo

Thanh điệu        Cách đọc

Thanh điệu

Cách đọc

bā: Đọc đều, bình thường, giống thanh không của tiếng Việt. Là thanh cao, rất đều.

՛

bá: Đọc như dấu sắc của tiếng Việt. Là thanh cao từ thấp lên cao.

ˇ

bǎ: Đọc như dấu hỏi của tiếng Việt. Là thanh thấp, xuống thấp lại lên cao

bà: Đọc từ cao xuống thấp

Cách đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.

  • Thanh 1 [thanh ngang]: bā: Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt [độ cao 5-5].
  • Thanh 2 [thanh sắc]: bá: Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt. Đọc từ trung bình lên cao [độ cao 3-5].
  • Thanh 3 [thanh hỏi]: bǎ: Đọc gần giống thanh hỏi nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa [độ cao 2-1-4].
  • Thanh 4 [thanh huyền]: bà: Thanh này giống giữa dấu huyền và dấu nặng. Đọc từ cao nhất xuống thấp nhất [độ cao 5-1].

Lưu ý: Trong tiếng Phổ Thông Trung Quốc, một số từ có cách đọc ngoại lệ, không theo thanh điệu đúng của nó mà phải đọc vừa nhẹ vừa ngắn → thanh nhẹ. Các trường hợp của thanh nhẹ:

  • Trong một vài từ láy âm → âm thứ 2 đọc nhẹ. Ví dụ: māma, yéye
  • Trong một vài từ 2 âm tiết → âm thứ 2 đọc nhẹ.  Ví du: yàoshi
  • Khi hai thanh ba đi liền nhau thì thanh 3 của từ thứ nhất đọc thành thanh 2, thanh 3 của từ thứ hai vẫn giữ nguyên. Ví dụ: nĭ hăo →ní hăo

Cách đánh dấu thanh điệu

  • Từ chỉ có một nguyên âm đơn: Đánh dấu trực tiếp vào nó: ā ó ě ì…
  • Nguyên âm kép: Đánh theo thứ tự ưu tiên như sau:
  • Nguyên âm “a”: hǎo, ruán… đầu tiên
  • Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “o” thì đánh vào “o“: ǒu, iōng…
  • Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “e” thì đánh vào “e“: ēi, uěng…
  • Nếu là nguyên âm kép “iu”, thì đánh dấu trên nguyên âm “u“: iǔ
  • Nếu là nguyên âm kép “ui”, thì đánh dấu trên nguyên âm “i“: uī
  • Hai thanh 3 đứng cạnh nhau
  • Với 2 âm tiết thì thanh thứ nhất sẽ chuyển thành thanh 2. Ví dụ: Nǐ hǎo biến âm sẽ thành Ní hǎo
  • Với 3 âm tiết thì sẽ biến âm thanh ở giữa. Ví dụ: Wǒ hěn hǎo sẽ thành Wǒ hén hǎo
  • Biến thanh đặc biệt với bù và yī
  • Âm tiết đăng sau manh thanh 4 → bù và yī sẽ chuyển sang thanh 2
  • Yīyàng đọc thành Yíyàng
  • bù + biàn:  bú biàn
  • bù + qù: bú qù
  • bù + lùn:  bú lùn
  • yī + gè: yí gè
  • yī + yàng: yí yàng
  • yī + dìng: yí dìng
  • yī + gài        : yí gài

Lưu ý: Khi biến âm, cách viết giữ nguyên.

Để học bảng chữ cái tiếng Trung, trước hết bạn cần nắm rõ các nguyên tắc viết cũng như đọc của nó.

Thêm vào đó, bạn cũng cần biết được các trường hợp ngoại lệ khi ghép từ, ghép âm để xử lý khi gap

Để học tốt bảng chữ cái tiếng Trung, bạn có thể tham khảo các cách dưới dây:

  • Nắm rõ các nguyên tắc đọc, viết của các chữ trong bảng chữ cái
  • Nắm rõ các trường hợp ngoại lệ khi sử dụng ghép từ, ghép âm
  • Chăm chỉ, luyện tập thường xuyên
  • Kết hợp giữa đọc, viết, nghe cùng một lúc

Tùy vào mục đích sử dụng, bạn sẽ có số lượng từ cần học với nhu cầu của bản thân.

  • Để có thể sử dụng tiếng Trung trong giao tiếp hằng ngày, bạn cần biết 500 – 750 chữ
  • Để đọc báo, đọc tin tức,… bạn cần có khoảng 2000 từ vựng tiếng Hán
  • Để có thể vượt qua kỳ thi HSK cấp 6, bạn cần nắm trong đầu 2700 chữ Hán
  • Để có thể sử dụng thành thạo tiếng Trung như người bản xứ, bạn cần biết khoảng 2.700 chữ Hán

Là thành tố đồ họa của chữ Hán trong truyền thống để sắp xếp các chữ trong từ điển tiếng Trung. Bộ thành tố này dùng để chỉ nghĩa của chữ.

Có 214 bộ thủ khác nhau. Có bộ được đặt bên trái của từ, có bộ đặt ở bên phải chữ, có bộ được đặt ở trên đầu hoặc ở dưới.

Bính âm là công cụ hỗ trợ giúp người nước ngoài học tiếng Trung một cách dễ dàng hơn.

Bính âm là hệ thống ký âm bằng chữ la-tinh chính thức của tiếng Quan Thoại ở Trung Quốc đại lục và một phần của Đài Loan

  • Dùng để dạy và học tiếng Quan Thoại viết bằng chữ Hán.
  • Được xây dựng vào những năm 1950s.
  • Thường được đặt bên phải của chữ Hán.
  • Có các thanh điệu, được đặt bên phải chữ Hán

Đặc điểm

  • Có 2 phần phụ âm và nguyên âm
  • Mỗi chữ tiếng Trung sẽ được tạo thành bởi một phụ âm và một nguyên âm
  • Thanh điệu được đặt phía trên phần cuối.
  • Có 21 phụ âm và 37 nguyên âm để tạo thành Bính âm.

Khi sử dụng Bính âm, bạn cần lưu ý những điều sau

  • Học các thanh âm và cách phát âm các nguyên âm và phụ âm
  • Không phải nguyên âm, phụ âm nào cũng có cách phát âm tương tự nhau
  • Đừng cố gắng Việt hóa cách phát âm cho giống tiếng Việt
  • Luyện tập thường xuyên để phân biệt được sự khác nhau giữa các bính âm có cách phát âm khá giống nhau.

Tuy tiếng Trung là chữ cái tượng hình, có cách ghi khác tiếng Việt nhưng cách đọc của nó thì có rất nhiều từ giống.

Để đọc được chữ Hán, bạn cần dùng bảng phiên âm. Bảng phiên âm này dựa vào bảng chữ cái tiếng Anh và được phiên âm sang tiếng Trung.

Dưới đây là 10 chữ Hán phổ biến thường gặp nhất kèm các ví dụ, các bạn có thể tham khảo và học để tiện sử dụng trong quá trình giao tiếp hơn.

    • 我的手机 – wǒ de shǒujī: Điện thoại di động của tôi
    • 我们的老师 – wǒmen de lǎoshī: Giáo viên của tôi
    • 你的猫 – nǐ de māo: Con mèo của bạn
    • 我爸爸的车 – Wǒ bàba de chē: Xe của ba tôi
    • 一瓶牛奶 – Yī píng niúnǎi: Một bình sữa
    • 第一名 – Dì yī míng: Giải Nhất
    • 我们看起来一样 – Wǒmen kàn qǐlái yīyàng: Chúng ta trông giống như một.
    • 我是学生。– Wǒ shì xuésheng:  Tôi là một học sinh.
    • 你是老板吗?– Nǐ shì lǎobǎn ma?: Bạn là ông chủ hả?
    • 你是越南人吗?– Nǐ shì yuènán rén ma?: Bạn có phải là người Việt Nam không?
    • 我是学生。– Wǒ shì xuésheng: Tôi là một học sinh.
    • 我不是学生。– Wǒ bù shì xuésheng: Tôi không phải là một học sinh.
    • 我是澳大利亚人 – Wǒ shì àodàlìyǎ rén: Tôi là người Úc.
    • 我不是澳大利亚人 – Wǒ bù shì àodàlìyǎ rén: Tôi không phải là người Úc.
    • 现在太晚了 。– Xiànzài tài wǎn le.: Giờ thì trễ quá rồi.
    • 他太帅了 。– Tā tài shuài le.: Anh ta rất đẹp trai.
    • 他买了一个新手机。– Tā mǎi le yī gè xīn shǒujī.: Anh ấy đã mua một cái điện thoại mới.
    • 我们看过了。– Wǒmen kàn guo le.: Chúng tôi đã xem nó [rồi]
    • 三个人 – Sān gè rén: Ba người
    • 别人 – Bié rén: Người khác
    • 工人 – Gōng rén: Công nhân
    • 我很好 – Wǒ hěn hǎo: Tôi rất khoẻ.
    • 我们是意大利人 – Wǒmen shì yìdàlì rén: Chúng tôi là người Ý.
    • 我34岁– Wǒ 34 suì: Tôi 34 tuổi.
    • 我喜欢吃比萨 – Wǒ xǐhuān chī bǐsà: Tôi thích ăn Pizza.
    • 我在上海。- Wǒ zài Shànghǎi.: Tôi đang ở Thượng Hải.
    • 他们在英国。– Tāmen zài Yīngguó.: Họ đang ở nước Anh.
    • 谁在楼上?– Shéi zài lóushàng?: Ai đang ở trên lầu?
    • 你住在哪里?– nǐ zhù zài nǎ lǐ: Bạn sống ở đâu?
    • 今天你有课吗?– Jīntiān nǐ yǒu kè ma?: Hôm nay bạn có lớp nào không?
    • 我们有三个女儿 。– Wǒmen yǒu sān gè nǚ’ér.: Chúng tôi có ba đứa con gái.
    • 我没有钱。– wǒ méi yǒu qián: Tôi không có tiền.
    • 日本有很多中国人。– Rìběn yǒu hěn duō Zhōngguó rén.: Có rất nhiều người Trung Quốc ở Nhật Bản.
  • 他 [tā]: anh ta, của anh ta
    • 他们 – tāmen: Họ
    • 他几岁了– tā jĭ suì le: Anh ấy bao nhiêu tuổi?
    • 他的书 – Tā de shū: Quyển sách của anh ấy
    • 他上周去了上海 – Tā shàng zhōu qùle shànghǎi: Anh ấy đã đi Thượng Hải tuần rồi.

Dưới đây là các nét cơ bản của tiếng Trung để bạn có thể tham khảo và bắt đầu học viết tốt hơn

Tiếng Trung có 8 nét cơ bản: Ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập và móc được viết theo hình bên dưới:

Để viết chữ cái tiếng Trung dễ dàng hơn, bạn cần tuân thủ các quy tắc:

  • Ngang trước số sau
  • Phẩy trước mác sau
  • Trên trước dưới sau
  • Trái trước phải sau
  • Ngoài trước trong sau
  • Vào trước đóng sau
  • Giữa trước 2 bên sau

Trong tiếng Hán, khi ngắt chữ, bạn phải ngắt sau mỗi từ đơn. Nếu các danh từ cố hữu được tạo nên từ nhiều từ đơn thì hết cả danh từ mới ngắt.

Khó khăn nhất khi gõ tiếng Hán trên máy tính là thể hiện thanh điệu. Vì vậy:

  • Đối với các văn bản dạng html, sử dụng UTF-8 trong Unicode hoặc với GB2312 để biểu diễn thanh điệu.
  • Đối với các trường hợp khác: dùng số để thể hiện thanh điệu

Ví dụ: để gõ bính âm của câu 我是越南人 [Tôi là người Việt Nam], nếu không gõ được Wǒ shì Yuènánrén, thì có thể gõ Wo3 shi4 Yue4nan2ren2.

Như vậy, bài viết đã Bật Mí Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất. Hy vọng những kiến thức mà bài viết chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc học tốt tiếng Trung hơn. Chúc bạn thành công nhé!

Xem thêm những bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề