Cách viết giấy de nghị thanh toán tạm ứng

Giả sử bạn là trưởng bộ phận sửa chữa máy thi công công trình của công ty, trong quá trình làm việc máy bị hỏng, bạn tự bỏ tiền túi ra để sửa máy cho kịp tiến độ, sau đó kho hoàn thành công trình, bạn muốn công ty hoàn trả số tiền này cho bạn, vì số tiền bạn bỏ ra phục vụ cho lợi ích của công ty. Trong trường hợp này bạn cần làm Giấy đề nghị thanh toán chi tiết để trình cho kế toán. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết giúp bạn.

1. Mẫu giấy đề nghị thanh toán ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

2. Mẫu giấy đề nghị thanh toán ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

3. Hướng dẫn cách viết giấy đề nghị thanh toán

Giấy đề nghị thanh toán dùng trong trường hợp đã chi nhưng chưa được thanh toán hoặc chưa nhận tạm ứng để tổng hợp các khoản đã chi kèm theo chứng từ [nếu có] để làm thủ tục thanh toán, làm căn cứ thanh toán và ghi sổ kế toán.
 

Cách viết giấy đề nghị thanh toán

- Góc trên bên trái của Giấy đề nghị thanh toán ghi rõ tên đơn vị, bộ phận. Giấy đề nghị thanh toán do người đề nghị thanh toán viết 1 liên và ghi rõ gửi giám đốc doanh - nghiệp [Hoặc người xét duyệt chi].

- Người đề nghị thanh toán phải ghi rõ họ tên, địa chỉ [đơn vị, bộ phận] và số tiền đề nghị thanh toán [viết bằng số và bằng chữ].

- Nội dung thanh toán: Ghi rõ nội dung đề nghị thanh toán.

- Giấy đề nghị thanh toán phải ghi rõ số lượng chứng từ gốc đính kèm.

Sau khi mua hàng hoặc sau khi chi tiêu cho những nhiệm vụ được giao, người mua hàng hoặc chi tiêu lập giấy đề nghị thanh toán. Giấy đề nghị thanh toán được chuyển cho kế toán trưởng soát xét và ghi ý kiến đề nghị giám đốc doanh nghiệp [Hoặc người được ủy quyền] duyệt chi. Căn cứ quyết định của giám đốc, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị thanh toán và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.

>>> Tham khảo thêm Mẫu biên bản kiểm kê tài sản trên excel
Lưu ý: 

- Thông tin ngắn gọn, rõ ràng, chỉ cần ghi những gì cần thiết.

- Số tiền thanh toán được viết bằng chữ

- Có chứng từ gốc kèm theo

- Có chữ ký đầy đủ

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách viết giấy đề nghị thanh toán cho bạn. Cùng với đó, bạn cũng có thể tham khảo cách lập báo cáo, lưu trữ và xử lý giấy tờ cũng như định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác nhất, chuẩn bị cho các kỳ kiểm toán với khóa học "THÀNH THẠO Kế toán tổng hợp trên Excel sau 30 ngày - Học xong LÀM NGAY" của giảng viên Nguyễn Lê Hoàng. 

Tham khảo khóa học "Thành thạo kế toán tổng hợp trên Excel sau 30 ngày- Học xong làm ngay" 

Điểm đặc biệt của khóa học kế toán này là mua một lần bảo hành trọn đời. Bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi, không giới hạn số lần học cho đến khi thành thạo. Ưu đãi này giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và chủ động hơn trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Kết thúc khóa học, bạn có thể thành thạo kế toán tổng hợp trên Excel như: lập báo cáo tài chính, lập và in sổ sách kế toán cuối kỳ, kê khai thuế giá trị gia tăng, hach toán chứng từ phát sinh, công tác kế toán cuối kỳ, lập sổ sách kế toán,...

XEM NGAY: Thành thạo kế toán tổng hợp trên Excel sau 30 ngày- Học xong làm ngay

>> Cách viết mẫu giấy đề nghị tạm ứng trên excel

>> Mẫu bảng theo dõi công nợ bằng excel kèm link tải miễn phí


Tags: Kế Toán

 

Mẫu giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, mục đích, hướng dẫn cách lập… theo Thông tư 200

Mẫu giấy đề nghị:

Các bạn tải mẫu về tại đây:

+  File word:        TẢI VỀ 

+  File excel:        TẢI VỀ

1. Mục đích: Giấy thanh toán tiền tạm ứng là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán.           

2.  Phương pháp và trách nhiệm ghi

 –  Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận. Phần đầu ghi rõ ngày, tháng, năm, số hiệu của giấy thanh toán tiền tạm ứng; Họ tên, đơn vị người thanh toán.

 –  Căn cứ vào chỉ tiêu của cột A, kế toán ghi vào cột 1 như sau:

Mục I- Số tiền tạm ứng: Gồm số tiền tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết và số tạm ứng kỳ này, gồm:

     +  Mục 1: Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết: Căn cứ vào dòng số dư tạm ứng tính đến ngày lập phiếu thanh toán trên sổ kế toán để ghi.

     +  Mục 2 : Số tạm ứng kỳ này: Căn cứ vào các phiếu chi tạm ứng để ghi, mỗi phiếu chi ghi 1 dòng.

Mục II- Số tiền đã chi: Căn cứ vào các chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng để ghi vào mục này. Mỗi chứng từ chi tiêu ghi 1 dòng.

Mục III- Chênh lệch: Là số chênh lệch giữa Mục I và Mục II.

      +  Nếu số tạm ứng chi không hết ghi vào dòng 1 của Mục III.

     +  Nếu chi quá số tạm ứng ghi vào dòng 2 của Mục III.

 –  Sau khi lập xong giấy thanh toán tiền tạm ứng, kế toán thanh toán chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc doanh nghiệp duyệt. Giấy thanh toán tiền tạm ứng kèm theo chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.

 –  Phần chênh lệch tiền tạm ứng chi không hết phải làm thủ tục thu hồi nộp quỹ hoặc trừ vào lương. Phần chi quá số tạm ứng phải làm thủ tục xuất quỹ trả lại cho người tạm ứng. Chứng từ gốc, giấy thanh toán tạm ứng phải đính kèm phiếu thu hoặc phiếu chi có liên quan.

Tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng [kèm theo chứng từ gốc] để thanh toán số tạm ứng đã nhận. Sau đây Lamketoan.vn giới thiệu mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng; Cách lập mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC mới nhất 2018.

1. Mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng theo Thông tư 133

Theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính, áp dụng mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:

Tải: Mẫu Giấy thanh toán tiền tạm ứng – mẫu 04-TT theo thông tư 133/2016/TT-BTC tại đây

2. Mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng theo Thông tư 200

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính, áp dụng mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:

Tải: Mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng – mẫu 04-TT theo thông tư 200/2014/TT-BTC tại đây

3. Cách lập Giấy thanh toán tiền tạm ứng – Mẫu 04-TT

Mẫu 04-TT theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC đều có cách lập giống nhau

3.1 Mục đích:

Giấy thanh toán tiền tạm ứng là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán.

3.2 Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận. Phần đầu ghi rõ ngày, tháng, năm, số hiệu của giấy thanh toán tiền tạm ứng; Họ tên, đơn vị người thanh toán.

Xem thêm: Phương pháp hạch toán tạm ứng Tài khoản 141 theo Thông tư 133

Căn cứ vào chỉ tiêu của cột A, kế toán ghi vào cột 1 như sau:

Mục I- Số tiền tạm ứng: Gồm số tiền tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết và số tạm ứng kỳ này, gồm:

Mục 1: Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết: Căn cứ vào dòng số dư tạm ứng tính đến ngày lập phiếu thanh toán trên sổ kế toán để ghi.

Mục 2: Số tạm ứng kỳ này: Căn cứ vào các phiếu chi tạm ứng để ghi, mỗi phiếu chi ghi 1 dòng.

Mục II- Số tiền đã chi:

Căn cứ vào các chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng để ghi vào mục này. Mỗi chứng từ chi tiêu ghi 1 dòng.

Mục III- Chênh lệch: Là số chênh lệch giữa Mục I và Mục II.

– Nếu số tạm ứng chi không hết ghi vào dòng 1 của Mục III.

 – Nếu chi quá số tạm ứng ghi vào dòng 2 của Mục III.

Sau khi lập xong giấy thanh toán tiền tạm ứng, kế toán thanh toán chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc doanh nghiệp duyệt. Giấy thanh toán tiền tạm ứng kèm theo chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Phần chênh lệch tiền tạm ứng chi không hết phải làm thủ tục thu hồi nộp quỹ hoặc trừ vào lương. Phần chi quá số tạm ứng phải làm thủ tục xuất quỹ trả lại cho người tạm ứng. Chứng từ gốc, giấy thanh toán tạm ứng phải đính kèm phiếu thu hoặc phiếu chi có liên quan.

Ví dụ minh họa.

Anh H là nhân viên kinh doanh tại công ty TNHH C. Số dư tạm ứng đến ngày 31/03/2018 là 3.560.000 đồng. Ngày 05/04/2018, anh H ứng 5.000.000 đồng [phiếu chi số 02, ngày 05/04/2018] để đi tiếp khách. Đến ngày 30/04/2018, anh H làm giấy đề nghị thanh toán [GĐNTT] với tổng số tiền đã chi hết là 7.600.000 đồng. Kế toán thanh toán sẽ lập Giấy đề nghị thanh toán tháng 04 /2018 cho anh H như sau:

Đơn vị: Công ty TNHH C

Bộ phận: P.NVKD

Mẫu số 04 – TT

[Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC

ngày 22/12/2014 của BTC]

GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG

Ngày 30 tháng 04 năm 2018

                                                                                                                                              Số: 01

                                                                                                                                              Nợ: TK 642, TK 133

                                                                                                                                              Có: TK 141

– Họ và tên người thanh toán: Nguyễn Văn H

– Bộ phận [hoặc địa chỉ]: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh

– Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:

Diễn giải Số tiền
A 1
I . Số tiền tạm ứng 8.560.000 đồng
1. Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết 3.560.000 đồng
2. Số tạm ứng kỳ này: 5.000.000 đồng
           – Phiếu chi số 02 ngày 05/04/2018 5.000.000 đồng
II . Số tiền đã chi 7.600.000 đồng
1. Chứng từ số GĐNTT ngày 30/04/2018 7.600.000 đồng
III . Chênh lệch 960.000 đồng
1. Số tạm ứng chi không hết [ I – II ] 960.000 đồng
2. Chi quá số tạm ứng [ II – I ]
Giám đốc

[Ký, họ tên]

Kế toán trưởng

[Ký, họ tên]

Kế toán thanh toán

[Ký, họ tên]

Người đề nghị

thanh toán

[Ký, họ tên]

  • Số tạm ứng chi không hết 960.000 đồng sẽ:

+ Để bù trừ vào số tiền tạm ứng của các tháng sau [nếu có phát sinh tạm ứng]

+ Kế toán thanh toán làm phiếu thu hoàn ứng số tiền 960.000 đồng lại cho công ty.

Video liên quan

Chủ Đề