Cách viết hóa đơn điều chỉnh sai tên hàng hóa

Trường hợp có sai sót về mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng, nếu doanh nghiệp lựa chọn lập hóa đơn điện tử điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì:

  • Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
  • Đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót cần đảm bảo nguyên tắc: Điều chỉnh tăng [ghi dấu dương], điều chỉnh giảm [ghi dấu âm] đúng với thực tế điều chỉnh. 2. Ví dụ minh họa 2.1. Điều chỉnh tăng giá trịLưu ý: Bỏ tích chọn Tự động tính toán số tiền theo công thức để phục vụ việc chỉ khai báo các thông tin cần điều chỉnh.

Điều chỉnh tăng Đơn giá hàng hóa

Hóa đơn gốc ghi sai thông tin đơn giá hàng hóa: Đơn giá ghi trên hóa đơn 250.000 VNĐ, đơn giá đúng là 320.000 VNĐ.

Vì vậy, người dùng cần lập hóa đơn điều chỉnh tăng đơn giá bán hàng hóa lên 70.000 VNĐ. Đơn giá tăng dẫn đến thành tiền theo đơn giá tăng, tiền thuế tăng, tổng tiền thanh toán tăng.

Kế toán lập hóa đơn điều chỉnh khai báo nội dung như sau:

  • Khai báo đơn giá tăng và các giá trị liên quan thay đổi khi đơn giá tăng gồm: Thành tiền, Tổng tiền hàng, Tiền thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán.

  • Hóa đơn điều chỉnh tăng đơn giá bán hàng hóa hiển thị các thông tin điều chỉnh tương ứng.

Điều chỉnh tăng Số lượng hàng hóa

Hóa đơn gốc ghi sai thông tin số lượng hàng hóa: Số lượng ghi trên hóa đơn 50, số lượng đúng là 75.

Vì vậy, người dùng cần lập hóa đơn điều chỉnh tăng số lượng hàng hóa lên 25. Số lượng tăng dẫn đến thành tiền theo số lượng tăng, tiền thuế tăng, tổng tiền thanh toán tăng.

Kế toán lập hóa đơn điều chỉnh khai báo nội dung như sau:

  • Khai báo số lượng hàng hóa tăng và các giá trị liên quan thay đổi khi số lượng tăng gồm: Thành tiền, Tổng tiền hàng, Tiền thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán.

  • Hóa đơn điều chỉnh tăng số lượng hàng hóa hiển thị các thông tin điều chỉnh tương ứng.

Điều chỉnh tăng Tiền thuế

Hóa đơn gốc có hàng hóa áp dụng giảm thuế theo nghị quyết 43 [mức thuế suất 8%], sau đó phát hiện mặt hàng không thuộc đối tượng giảm thuế.

Vì vậy, người dùng cần lập hóa đơn điều chỉnh tăng mức thuế suất lên 10%. Mức thuế suất tăng dẫn đến tiền thuế tăng và tổng tiền thanh toán tăng.

Kế toán lập hóa đơn điều chỉnh khai báo nội dung như sau:

  • Khai báo mức thuế suất 10% và các giá trị liên quan thay đổi khi mức thuế suất tăng gồm: Tiền thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán.

  • Hóa đơn điều chỉnh tăng thuế suất hiển thị các thông tin điều chỉnh tương ứng.

2.2. Điều chỉnh giảm giá trịLưu ý: Bỏ tích chọn Tự động tính toán số tiền theo công thức để phục vụ việc chỉ khai báo các thông tin cần điều chỉnh.

Điều chỉnh giảm Đơn giá hàng hóa

Hóa đơn gốc ghi sai thông tin đơn giá hàng hóa: Đơn giá ghi trên hóa đơn 250.000 VNĐ, đơn giá đúng là 200.000 VNĐ.

Vì vậy, người dùng cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá bán hàng hóa xuống 50.000 VNĐ. Đơn giá giảm dẫn đến thành tiền theo đơn giá giảm, tiền thuế giảm, tổng tiền thanh toán giảm.

Kế toán lập hóa đơn điều chỉnh khai báo nội dung như sau:

  • Khai báo giá trị âm đơn giá giảm và các giá trị liên quan thay đổi khi đơn giá giảm gồm: Thành tiền, Tổng tiền hàng, Tiền thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán.

  • Hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá hàng hóa hiển thị các thông tin điều chỉnh tương ứng.

Điều chỉnh giảm Số lượng hàng hóa

Hóa đơn gốc ghi sai thông tin số lượng hàng hóa: Số lượng ghi trên hóa đơn 50, số lượng đúng là 30.

Vì vậy, người dùng cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa xuống 20. Số lượng giảm dẫn đến thành tiền theo số lượng giảm, tiền thuế giảm, tổng tiền thanh toán giảm.

Kế toán lập hóa đơn điều chỉnh khai báo nội dung như sau:

  • Khai báo giá trị âm số lượng hàng hóa giảm và các giá trị liên quan thay đổi khi số lượng giảm gồm: Thành tiền, Tổng tiền hàng, Tiền thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán.

  • Hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá hàng hóa hiển thị các thông tin điều chỉnh tương ứng.

Điều chỉnh giảm tiền thuế

Hóa đơn gốc có mặt hàng được giảm thuế theo nghị quyết 43 nhưng lại khai báo thuế suất 10%.

Vì vậy, người dùng cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm thuế suất xuống còn 8%. Mức thuế suất giảm dẫn đến tiền thuế giảm và tổng tiền thanh toán giảm.

Kế toán lập hóa đơn điều chỉnh khai báo nội dung như sau:

  • Khai báo mức thuế suất 8% và ghi âm các giá trị liên quan thay đổi khi mức thuế suất giảm gồm: Tiền thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán.

  • Hóa đơn điều chỉnh giảm thuế suất hiển thị các thông tin điều chỉnh tương ứng.

2.3. Điều chỉnh các thông tin không liên quan đến tiền

Điều chỉnh Tên hàng hóa

Hóa đơn gốc ghi sai tên hàng hóa: Tên hàng hóa trên hóa đơn là Áo sơ mi nữ, Tên hàng hóa đúng là Áo sơ mi nam.

Vì vậy, người dùng cần lập hóa đơn điều chỉnh tên hàng hóa. Thao tác thực hiện như sau:

  • Chọn loại hóa đơn Điều chỉnh thông tin. Sau đó nhập nội dung điều chỉnh tên hàng hóa.

  • Hóa đơn điều chỉnh tên hàng hóa hiển thị thông tin điều chỉnh tương ứng.

Điều chỉnh Mã số thuế người mua

Hóa đơn gốc ghi sai Mã số thuế người mua: Mã số thuế trên hóa đơn 0108024302, mã số thuế đúng 0108024302-001

Sai Tên hàng hóa trên hóa đơn thì làm thế nào?

- Cách 1: Lập hóa đơn điều chỉnh: theo điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thực hiện theo các bước sau để xử lý hóa đơn bị sai sót: Bước 1: Người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót sai thông tin hàng hóa, dịch vụ Bước 2: Người bán lập mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan Thuế để ghi nhận sai sót.

Khi nào cần làm mẫu 04 SS Hddt?

Theo đó, thời hạn nộp mẫu 04/SS-HĐĐT là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh. Ví dụ 1: Doanh nghiệp lập hóa đơn vào tháng 4/2023 mà đến tháng 5/2023 phát hiện sai sót phải điều chỉnh thì tương ứng hạn nộp mẫu 04/SS-HĐĐT chậm nhất là ngày 31/5 [theo tháng] hoặc 30/6/2023 [theo quý].

Hủy hóa đơn điện tử khi nào?

Điều kiện hủy/tiêu hủy - Trường hợp phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót; - Trường hợp hóa đơn điện tử xuất trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ sau đó việc cung cấp dịch vụ bị hủy hoặc chấm dứt.

Xuất hóa đơn sai thời điểm bị phạt như thế nào?

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Chủ Đề