Cách viết khung khái niệm

Nghiên cứu khoa học

KHUNG NGHIÊN CỨU [RESEARCH FRAMEWORK]


          Khung lý thuyết [framework] bao gồm tập hợp các khái niệm, sử dụng để giải thích, mô tả cho một hiện tượng được nghiên cứu, được xây dựng dựa trên các học thuyết.  Nhà nghiên cứu sẽ giải thích mối quan hệ giữa các khái niệm. Khung lý thuyết chính là cơ sở lý luận mà tác giả dựa vào để hình thành ý tưởng và phương pháp nghiên cứu phù hợp. 

Các bước để xây dựng khung nghiên cứu:
1. Lựa chọn và xác định các khái niệm [Concept]: dựa trên hiện tượng/vấn đề được nghiên cứu.

Ví dụ: Mục đích nghiên cứu là: nghiên cứu thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tự quản lý bệnh ở người bệnh Đái tháo đường type 2.

Các khái niệm có thể được tìm hiểu là: tự quản lý, nhân khẩu học, thời gian mắc bệnh, kiến thức về bệnh Đái tháo đường, niềm tin vào bản thân, niềm tin vào điều trị, niềm tin tín ngưỡng, sự trao quyền, hỗ trợ từ xã hội…

• Người nghiên cứu tự phát triển các định nghĩa về các khái niệm trong nghiên cứu: có thể xây dựng khái niệm dựa trên những học thuyết điều dưỡng, những nghiên cứu trước đây, những tài liệu phát triển bộ công cụ hoặc từ bộ công cụ.
• Mỗi biến nghiên cứu cần liên quan đến 1 khái niệm, định nghĩa của khái niệm và phương pháp đánh giá.

2. Xây dựng mối liên hệ giữa các khái niệm:
• Khi viết về mối liên hệ giữa các khái niệm cần phải dựa trên những học thuyết hoặc đã được kiểm chứng thông qua các nghiên cứu khác.

Ví dụ:Hỗ trợ từ vợ/chồng có mối tương quan thuận với tự quản lý bệnh Đái tháo đường

Niềm tin tín ngưỡng có mối tương quan nghịch với tự quản lý bệnh Đái tháo đường.


3. Viết các giả thiết nghiên cứu hoặc câu hỏi nghiên cứu

4. Xây dựng 1 bản đồ khái niệm

• Bản đồ khái niệm được sử dụng để mô tả mối liên quan bên trong các khái niệm, giải thích những khái niệm nào là liên quan hay là nguyên nhân dẫn đến kết quả. Bản đồ khái niệm tóm tắt và tích hợp về hiện tượng một cách ngắn gọn và rõ ràng hơn so với giải thích hiện tượng bằng lý thuyết. Bản đồ khái niệm sẽ bao gồm những khái niệm chính của học thuyết hoặc khung lý thuyết, những khái niệm được liên kết bằng những mủi tên thể hiện mối liên hệ giữa chúng.

Ví dụ: những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

 

T test hoặc ANOVA để tìm mối quan hệ giữa huyết áp và những yếu tố ảnh hưởng

Tài liệu tham khảo: - Burns, N., Grove, S.K. [1999]. Understanding Nursing Research [2nd ed] . Philadelphia: WB. Saunders

- Research process: framework, Burapha Univerity

                                                                                                                 Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Khung khái niệm là một phần rất quan trọng để hiểu được các nguyên tắc và khái niệm làm cơ sở cho các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế [IFRS] và thường là phần mà sinh viên hay bỏ qua khi thi môn F7 – Lập báo cáo tài chính. Phần này được đề cập đến trong phần A & B của đề cương môn F7 và thường là câu 4 của bài thi

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số nội dung cơ bản và quan trọng về khung khái niệm.

Khung khái niệm là gì?

Theo nghĩa rộng, khung khái niệm có thể được xem như một cơ sở để xác định bản chất và mục đích của kế toán. Khung khái niệm phải xem xét đến các vấn đề về nhận thức và lý thuyết xung quanh việc lập báo cáo tài chính và thiết lập một nền tảng nhất quán và chặt chẽ làm cơ sở cho sự phát triển của các chuẩn mực kế toán.  Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi các bài viết đầu tiên về chủ đề này lại bắt nguồn chủ yếu từ các viện nghiên cứu.

Khung khái niệm có thể áp dụng cho nhiều môn học nhưng đối với môn học cụ thể như môn lập báo cáo tài chính thì khung khái niệm có thể được xem là một báo cáo về các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung [GAAP] giúp định hình một khuôn khổ để tham khảo cho quá trình đánh giá các nguyên tắc hiện tại và phát triển các nguyên tắc mới. Vì mục đích của lập báo cáo tài chính là cung cấp thông tin hữu ích làm cơ sở để ra các quyết định kinh tế nên khung khái niệm sẽ thiết lập một nền tảng lý thuyết để xác định cách thức đo lường [theo giá gốc hay theo giá hiện hành] và báo cáo các sự kiện cũng như giao dịch. – chúng được trình bày và chuyển tới người sử dụng bằng cách nào.

Một số kế toán viên đã đặt câu hỏi rằng liệu khung khái niệm có cần thiết để có thể tạo ra các báo cáo tài chính đáng tin cậy hay không. Lịch sử phát triển của các cơ quan thiết lập chuẩn mực trên khắp thế giới đã cho thấy điều đó thực sự là cần thiết. Nếu không có khung khái niệm, các chuẩn mực kế toán thường bị mắc phải các thiếu sót và sai lầm nghiêm trọng sau:

  • Chúng không nhất quán với nhau đặc biệt là vai trò của nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc dồn tích/phù hợp
  • Chúng cũng không nhất quán về mặt nội bộ và thường những tác động của các giao dịch lên bảng cân đối kế toán được xem là quan trọng hơn so với tác động lên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Các chuẩn mực được thiết lập trên cơ sở ‘chữa cháy’, tức là để đối phó lại với các sự cố hay các vụ bê bối của doanh nghiệp chứ không phải tiên phong thực hiện để xác định chính sách tốt nhất.
  • Một số cơ quan thiết lập chuẩn mực có xu hướng thiên vị các chuẩn mực do họ thiết lập [dẫn đến không công bằng cho tất cả các đối tượng sử dụng] và điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và định hướng của các chuẩn mực.
  • Các vấn đề lý thuyết giống nhau được xem nhiều lần trong các chuẩn mực liên tiếp – ví dụ, môt giao dịch này làm tăng tài sản [chi phí nghiên cứu và phát triển] hoặc nợ [dự phòng môi trường]?

Như vậy từ những liệt kê trên ta thấy việc thiếu một khung khái niệm dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều của các hệ thống hạch toán kế toán ‘dựa trên quy tắc’ với mục tiêu chủ yếu là hạch toán tất cả các giao dịch kế toán theo các quy định hoặc quy tắc cụ thể. Hệ thống này rất cứng nhắc và kém linh hoạt.

Ngược lại, sự xuất hiện của khung khái niệm có thể tạo ra một hệ thống ‘dựa trên nguyên tắc’ trong đó các chuẩn mực kế toán được phát triển từ một cơ sở khái niệm đã được thống nhất với các mục tiêu cụ thể.

Tất cả các điều trên đã mang đến cho chúng ta một khung khái niệm về lập báo cáo tài chính của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế [IASB], đó chính là quá trình giải thích một khung khái niệm của IASB và quá trình này vẫn đang được cập nhật liên tục. Mục tiêu chủ yếu của khung khái niệm là:

  • Hỗ trợ phát triển IFRS trong tương lai và đánh giá các chuẩn mực hiện tại bằng cách thiết lập các khái niệm cơ sở
  • Thúc đẩy sự hài hòa các quy định và chuẩn mực kế toán bằng cách giảm thiểu các cách hạch toán kế toán được chấp nhận.
  • Hỗ trợ người lập báo cáo tài chính áp dụng IFRS, trong đó bao gồm việc xử lý các giao dịch kế toán chưa được đưa vào chuẩn mực kế toán.

Khung khái niệm cũng giúp các kiểm toán viên, những người sử dụng báo cáo tài chính và các bên liên quan khác hiểu được các phương pháp thiết lập một chuẩn mực kế toán của IASB.

Nội dung của khung khái niệm có thể được tóm tắt như dưới đây:

  • Xác định mục tiêu của các báo cáo tài chính
  • Đơn vị báo cáo [được phát hành]
  • Xác định các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính
  • Các đặc trưng định tính làm cho các báo cáo tài chính trở nên hữu ích
  • Các nội dung còn lại của khung khái niệm liên quan đến các yếu tố của báo cáo tài chính bao gồm: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập & chi phí và khi nào thì các yếu tố đó được ghi nhận cũng như cách thức đo lường ra sao [ví dụ, theo giá gốc hay giá hiện hành] và các khái niệm liên quan đến bảo toàn vốn.

Sự phát triển của khung khái niệm trong nhiều năm qua đã khiến IASB phải tạo ra một cơ quan thiết lập chuẩn mực tầm cỡ thế giới cho các công ty có thể áp dụng chúng với các ưu điểm dưới đây:

  • IFRS được chấp nhận rộng rãi như một bộ các chuẩn mực toàn cầu mang tính minh bạch, đạt chất lượng cao, có tính so sánh và xu hướng nhất quán trên toàn thế giới.
  • Chúng được thiết lập cùng với sự kết hợp của các chuyên gia thiết lập chuẩn mực lừng danh khác trên thế giới với mong muốn đạt được sự nhất trí và thống nhất toàn cầu.
  • Các công ty sử dụng IFRS và có báo cáo tài chính được kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán quốc tế [ISA] sẽ có danh tiếng và vị trí rất cao.
  • Tổ chức quốc tế của các ủy ban chứng khoán [IOSCO] đã công nhận IFRS cho mục đích niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán – vì vậy, các công ty sử dụng IFRS chỉ cần lập duy nhất một bộ báo cáo tài chính cho bất kỳ loại chứng khoán nào niêm yết tại các quốc gia là thành viên của IOSCO. Điều này sẽ giúp việc huy động vốn trên thị trường quốc tế trở nên dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn.
  • Các công ty sở hữu các công ty con tại nước ngoài sẽ tìm được lộ trình hợp nhất báo cáo tài chính đơn giản nếu tất cả các công ty con của họ đều sử dụng IFRS.
  • Các công ty sử dụng IFRS sẽ phát hiện ra rằng các kết quả hoạt động kinh doanh của họ sẽ được so sánh một cách dễ dàng hơn với các công ty khác cũng sử dụng IFRS. Điều này sẽ loại bỏ việc phải đối chiếu từ GAAP địa phương sang IFRS khi các nhà phân tích đánh giá kết quả hoạt động của các công ty.

Bài viết này sẽ không đi xuyên xuyết nội dung chi tiết của khung khái niệm. Chúng ta có thể tìm thấy các nội dung này trong rất nhiều cuốn sách khác nhauViệc hiểu rõ về nội dung của khung khái niệm là thực sự quan trọng để có thể hiểu và vận dụng nội dung về khung khái niệm trong bài thi môn F7 chứ không chỉ đơn thuần là ‘học vẹt’ các nguyên tắc hay định nghĩa.

Như đã đề cập từ trước, chủ đề về khung khái niệm sẽ được kiểm tra vào câu hỏi số 4 [chiếm 15 điểm]. thường thì câu hỏi này sẽ xoay quanh hai hoặc 3 phần nội dung trong khung khái niệm và yêu cầu giải thích hay định nghĩa về chúng – ví dụ, định nghĩa tài sản hoặc nợ phải trả, giải thích các nguyên tắc kế toán như nguyên tắc bản chất hơn hình thức hoặc nguyên tắc trọng yếu hay các đặc trưng định tính như tính thích hợp và tin cậy. Phần này thường sẽ được cho dưới dạng các câu hỏi tình huống ngắn chú trọng vào sự hiểu biết của thí sinh và khả năng vận dụng những kiến thức để trả lời câu hỏi.

Cuối cùng, trung tâm chúc các bạn hoàn thành tốt bài thi F7

Chuyên đề này phù hợp với các học viên đang theo học các môn:

ACCA – F7 – Lập báo cáo tài chính

ACCA – F3 – Kế toán tài chính

ICAEW – Accounting – Kế toán

Xem lịch học tại Vietsourcing: 

Khóa học ACCA tại Hà Nội

Khóa học ACCA tại TPHCM

 [Nguồn: accaglobal.com]

{loadposition moduleinarticle}

Video liên quan

Chủ Đề