Cán bộ đánh bạc bị xử lý như thế nào

Giáo viên đánh bạc có bị buộc thôi việc không?Viên chức vi phạm hành chính có bị buộc thôi việc?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Em tôi là giáo viên tiểu học bị vi phạm pháp luật về hành vi đánh bạc và cả hai đều bị phạt tiền. Vậy em tôi có bị buộc thôi việc không? Và nếu bị buộc thôi việc gia đình tôi muốn khiếu nại thì gửi cơ quan nào?

Luật sư tư vấn:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức theo Điều 52 Luật viên chức 2010 bao gồm:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Cách chức;

– Buộc thôi việc;

Căn cứ Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định buộc thôi việc được áp dụng trong các trường hợp sau:

1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;

6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn chỉ mới bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc chứ chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Do đó, nhà trường không có quyền áp dụng hình thức buộc thôi việc với em của bạn.

Nếu áp dụng hình thức buộc thôi việc thì em của bạn có quyền khiếu nại đến hiệu trưởng nhà trường để được giải quyết. Trình tự, thủ tục khiếu nại thực hiện theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011:

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Nếu không được giải quyết thỏa đáng thì bạn có quyền khiếu nại lần hai đến chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện để được giải quyết.

1. Giáo viên đánh bạc bị khai trừ ra khỏi Đảng

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư! Hiện tôi đang là một giáo viên trung học phổ thông. Vừa rồi tôi có đánh bạc và bị khởi tố về hành vi này. Khi ra tòa, tôi bị tòa tuyên áp dụng hình phạt tiền, tôi đã chấp hành hình phạt của tòa. Sau đó, Đảng bộ nơi tôi công tác có tiến hành khai trừ Đảng với tôi và họ nói tôi còn phải chịu những hình thức xử lý nữa, có thể bị cho thôi việc. Vậy tôi muốn hỏi, tôi đã chấp hành hình phạt tòa án tuyên và cũng đã bị khai trừ ra khỏi Đảng, liệu tôi có còn bị áp dụng hình thức xử lý nào nữa không? Xin cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam [ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011] quy định các hình thức kỷ luật đối với đảng viên:

  “2. Hình thức kỷ luật:

– Đối với tổ chức đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

– Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

– Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo”.

Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 2 Quy định số 181/QĐ-TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm: “ 7. Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong thời điểm kiểm tra, xem xét xử lý vụ việc, nếu đảng viên có từ hai nội dung vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật; không tách riêng từng nội dung vi phạm của đảng viên để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau”.

 Như vậy, theo quy định trên thì do anh đã bị áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng rồi thì không bị xử lý kỷ luật theo hình thức kỷ luật khác nữa trong Đảng. Tuy nhiên vì anh là giáo viên – viên chức nhà nước nên ngoài xử lý kỉ luật về mặt Đảng còn bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật viên chức, cụ thể như sau:

Các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức theo Điều 52 Luật viên chức 2010 bao gồm:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Cách chức;

– Buộc thôi việc;

Căn cứ Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định buộc thôi việc được áp dụng trong các trường hợp sau:

“1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;

6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.”

Theo đó nếu anh chỉ bị phạt tiền không bị phạt tù thì sẽ không bị áp dụng hình thức kỉ luật buộc thôi việc.

2. Đảng viên có hành vi đánh bạc thì bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư tư vấn trong trường hợp đảng viên, giáo viên, phó hiệu trưởng trường THCS bị bắt về tội đánh bài thu trên chiếu là 2.650.000 đồng và trong người 2.579.000 đồng của cả 4 người [trường hợp này vi phạm lần đầu] thì bị xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Hành vi đánh bạc trái phép sẽ bị xử phạt theo Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

…”

Tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn như sau:

“3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a] Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b] Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c] Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.”

Theo thông tin anh trình bày 4 người bị bắt quả tang đang đánh bạc, số tiền thu trên chiếu bạc là 2.650.000 đồng và trong người 2.579.000 đồng. Trong trường hợp này nếu có đủ cơ sở chứng minh số tiền thu giữ trong người là dùng để đánh bạc thì tổng số tiền đánh bạc là hơn 5 triệu đồng thì 4 người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 nêu trên.

Trong trường hợp số tiền thu giữ trong người không được xác định là tiền dùng để đánh bạc thì 4 người sẽ bị xử phạt hành chính theo quy đinh tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a] Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b] Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c] Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d] Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.”

3. Công chức đánh bạc được hưởng án treo có bị cách chức ?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là giáo viên dạy học cấp III, đã được xếp vào công chức biên chế, tôi có tham gia đánh bạc và bị bắt sau khi xử tôi được hưởng án treo, cho tôi hỏi khi tôi bị án treo thì tôi có bị cách chức công chức hay không? Tôi cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo Nghị định 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức quy định

“Điều 10. Cảnh cáo

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

2. Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi;

3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;

4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức;

5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng;

6. Sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác;

7. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

8. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.”

Như vậy, nếu bạn chỉ là giáo viên không phải là người lãnh đạo, quản lý thì sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật về cảnh cáo.

4. Cấm cán bộ, công chức, viên chức vào casino đánh bạc

Căn cứ Chỉ thị 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 05 tháng 09 năm 2016 quy định về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp.

Theo đó, yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:

– Không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức.

– Không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực.

– Tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền khi thực thi nhiệm vụ, công vụ.

– Nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ; không đùn đẩy trách nhiệm, né tránh công việc; phải đeo thẻ công chức, viên chức, nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ.

– Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa của người cán bộ, công chức, viên chức; không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng.

– Nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của Chính phủ, chính quyền các cấp đối với Nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố niềm tin của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

– Các bộ, ngành, địa phương rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơn vị; quán triệt, triển khai đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cấp trên.

– Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác cụ thể trên cơ sở nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đánh giá đúng chất lượng, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở sắp xếp, điều chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm để nâng cao hiệu quả hoạt động…

– Thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước.

– Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời các nội dung được lấy ý kiến, hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phải đầy đủ thủ tục, nội dung…

– Các bộ, ngành, địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tính chất nghiêm trọng; xử lý nghiêm việc chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các vấn đề xã hội quan tâm.

– Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm túc việc xử lý trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục cấp các loại giấy phép, đăng ký tài sản, đăng ký kinh doanh, xuất nhập cảnh, thuế, hải quan, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, tuyển sinh, công chứng…

– Các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát, tích cực tham gia phát hiện và góp ý, phê phán trước công luận những hành vi vi phạm, gây sách nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính, đồng thời, cổ vũ, động viên kịp thời những điển hình tốt về tinh thần và thái độ phục vụ trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính phải bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

5. Phó hiệu trưởng nhà trường đánh bạc có bị cách chức không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư: Tôi là viên chức, giữ chức vụ phó hiệu trưởng. Tôi có tham gia đánh bài, bị công an kết luận là có hành vi đánh bài ăn tiền và bị phạt hành chính. Tổ chức Đảng xử lý kỷ luật tôi là cảnh cáo. Xin hỏi tôi có bị cách chức không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Luật viên chức 2010, Điều 19 quy định những việc viên chức không được làm, bao gồm:

“1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

 Đồng thời theo quy định tại Điều 12 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật cách chức như sau: 

“Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;

2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;

3. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;

4. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.”

Theo thông tin bạn kể trên, hành vi đánh bài ăn tiền của bạn chỉ bị xử lý hành chính, và tổ chức Đảng chỉ xử lý kỷ luật bạn dưới hình thức cảnh cáo; kết hợp với quy định của pháp luật về hình thức kỷ luật cách chức thì hành vi của bạn chưa đến mức bị cách chức. Và hình thức kỷ luật mà bạn phải chịu đó là khiển trách, căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 27/2012/NĐ-CP:

“Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

3. Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng;

4. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao;

…”.

6. Viên chức đánh bạc thì có được trả lương trong khoảng thời gian chưa có bản án không?

Tóm tắt câu hỏi:

Hiện nay tôi đang giảng dạy tại một trường THCS nhưng do tôi vừa vi phạm pháp luật và bị khởi tố về tội dánh bạc theo khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự 2015. Hiệu trưởng cho tôi nghỉ dạy và không trả lương cho đến khi nào có quyết định xử lý của UBND huyện nơi tôi công tác. Vậy việc làm của hiệu trưởng có đúng luật không kính mong công ty giúp tôi tư vấn về vấn đề này tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Thông tin bạn cung cấp không đầy đủ, nên sẽ chia ra 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nếu là viên chức

– Điều 2 Luật viên chức năm 2010 có quy định như sau:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

– Điều 23 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức quy định như sau:

Điều 23. Chế độ, chính sách đối với viên chức đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam và tạm đình chỉ công tác

1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật thì viên chức được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.

2. Trường hợp viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

3. Trường hợp viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam”.

Như vậy, nếu như bạn là viên chức thì trong trường hợp bạn bị tạm giam, tạm giữ bạn được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Việc hiệu trưởng cho bạn nghỉ dạy và không trả lương là không đúng với quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: Nếu chỉ ký hợp đồng lao động chưa trở thành viên chức

Trong trường hợp này sẽ dựa vào quy định của “Bộ luật lao động năm 2019”.

Khoản 2 Điều 32 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, có quy định:

“Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự” được tạm hoãn thực hiện hợp đồng.

Như vậy, trường bạn chỉ có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi bạn đang bị tạm, tạm giữ.

7. Đánh bạc bị khai trừ ra khỏi Đảng

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư!

Em trai tôi đánh bạc và đã bị cơ quan công an tạm giữ, giá trị tài sản thu giữa được tại đó là 6 triệu đồng. Vậy tôi muốn hỏi là em trai tôi có bị truy tố TNHS về tội này không? Em trai tôi là Đảng viên thì có bị làm sao không?

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 321  Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

“Điều 321. Tội đánh bạc 

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Như vậy, với quy định trên thì em trai bạn sẽ bị truy tố TNHS về tội đánh bạc tại Khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự 2015.

Thứ hai,  về hình thức kỷ luật đối với em bạn trong trường hợp em bạn là đảng viên:

Theo quy định tại Quyết định 181/QĐ-TW năm 2013 xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:    

“Điều 30. Vi phạm về tệ nạn xã hội

1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a] Để bố, mẹ, vợ [chồng], con cùng sống trong gia đình tham gia đánh bạc, cho vay nặng lãi dưới mọi hình thức mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b] Để bố, mẹ, vợ [chồng], con cùng sống trong gia đình sử dụng, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại mà không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức [nếu có chức vụ]:

a] Bản thân sử dụng các chất ma túy hoặc tham gia các tệ nạn xã hội khác.

b] Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội mà dung túng, bao che, tiếp tay hoặc không kịp thời xử lý người vi phạm các hành vi mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy, đánh bạc, cho vay nặng lãi hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.

c] Tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
d] Dung túng, chứa chấp hoặc do thiếu trách nhiệm để hành vi mại dâm, ma túy, đánh bạc và tệ nạn xã hội khác xảy ra trong đơn vị, cơ quan, tổ chức, địa bàn do mình quản lý, phụ trách.

3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a] Đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.b] Tổ chức sản xuất, bán hoặc lưu hành, tán phát các văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.

c] Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy; tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy.

d] Cho vay nặng lãi, sử dụng các hành vi trái pháp luật dưới mọi hình thức để đòi nợ.

đ] Tổ chức chứa chấp và môi giới mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.”

Căn cứ theo quy định trên thì em trai của bạn sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật tại các Khoản 1, Khoản 2 hay Khoản 3 tùy thuộc vào mức độ phạm tội cũng mức độ về hậu quả của hành vi vi phạm.

8. Bị xử phạt đánh bạc có được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi được phố nơi sinh sống giới thiệu ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân phường. Trước đây, tôi có chơi tú lơ khơ nhằm mục đích hùn tiền để ăn sáng của những người thua lại nhưng đã bị công an xã xử phạt hành chính. Vậy tôi có đủ điều kiện ứng cử đại biệu Hội đồng nhân dân không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

– Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Hành vi đánh bạc của anh đã vi phạm một trong những tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân là không chấp hành pháp luật do đó anh sẽ không đủ điều kiện ứng cử vào Hội đồng nhân dân cấp xã.

Anh chưa nói rõ anh bị xử phạt hành chính là từ khi nào?

Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

“1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”

Nếu anh bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc, thì sau 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính mà không tái phạm anh được coi là chưa bị xử phạt hành chính.

Như vậy, anh phải xác định rõ anh đã được xóa tiền sự hay chưa? Nếu đã được xóa thì có thể anh sẽ được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

9. Đã từng bị xử phạt đánh bạc có được ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Cách đây 19 năm tôi có bị công an huyện phạt hành chính về hành vi đánh bạc. Nay được giới thiệu vào hội đồng nhân dân cấp xã. Đã hiệp thương vòng 2. Nay hội đồng bầu cử xã yêu cầu tôi xin rút ra khỏi danh sách. Vậy có đúng luật bầu cử không? Cảm ơn Luật sư! 

Luật sư tư vấn:

Về điều kiện để ứng cử và trở thành đại biểu hội đồng nhân dân được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015Luật Bầu cử Đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân 2015 như sau:

Điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

“- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.”

Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

“- Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

– Người đang bị khởi tố bị can.

– Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.

– Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.

– Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trường hợp của bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc cách đây 19 năm, không thuộc trường hợp không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, bạn vẫn có quyền ứng cử và trở thành đại biểu hội đồng nhân dân khi đáp ứng đủ các điều kiện trên.

Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, tại  hội nghị hiệp thương lần thứ ba căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, cơ câu, thành phần, số lượng những được được giới thiệu ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND.

Khoản 2 Điều 60 Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 cũng có quy định về việc xóa tên người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân như sau:

“2. Danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đã được Ủy ban bầu cử công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Ủy ban bầu cử, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, quyết định xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.”

Như vậy, theo quy định này, chỉ những trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân đã được Ủy ban bầu cử công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu mà bạn bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì có thể bị xóa tên trong danh sách ứng cử

Pháp luật không có quy định nào cho phép Hội đồng bầu cử được phép yêu cầu người ứng cử rút khỏi danh sách ứng cử. Vì vậy, việc hội đồng bầu cử vì lý do đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc của bạn cách đây 19 năm mà yêu cầu bạn rút khỏi danh sách ứng cử là không có căn cứ pháp luật. 

10. Kết luận vô tội hành vi đánh bạc có bị xử lý kỷ luật bên Đảng không?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi phạm tội đánh bạc số tiền thu tại chiếu là 2.350.000 VNĐ vào ngày 16/11/2015 bị tòa án xử ngày 31/5/2016 kết luận tôi vô tội theo luật hình sự mới, tôi bị vi phạm hành chính. Vậy tôi sẽ bị kỷ luật đảng ở mức nào?

Luật sư tư vấn:

– Căn cứ Điều 30 Quy định 181-QĐ/TW về xử lý kỉ luật Đảng viên vi phạm như sau:

“Điều 30. Vi phạm về tệ nạn xã hội

1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a] Để bố, mẹ, vợ [chồng], con cùng sống trong gia đình tham gia đánh bạc, cho vay nặng lãi dưới mọi hình thức mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b] Để bố, mẹ, vợ [chồng], con cùng sống trong gia đình sử dụng, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại mà không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức [nếu có chức vụ]:

a] Bản thân sử dụng các chất ma túy hoặc tham gia các tệ nạn xã hội khác.

b] Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội mà dung túng, bao che, tiếp tay hoặc không kịp thời xử lý người vi phạm các hành vi mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy, đánh bạc, cho vay nặng lãi hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.

c] Tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

d] Dung túng, chứa chấp hoặc do thiếu trách nhiệm để hành vi mại dâm, ma túy, đánh bạc và tệ nạn xã hội khác xảy ra trong đơn vị, cơ quan, tổ chức, địa bàn do mình quản lý, phụ trách.

3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a] Đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.

b] Tổ chức sản xuất, bán hoặc lưu hành, tán phát các văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.

c] Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy; tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy.

d] Cho vay nặng lãi, sử dụng các hành vi trái pháp luật dưới mọi hình thức để đòi nợ.

đ] Tổ chức chứa chấp và môi giới mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.“

– Căn cứ Điều 11 Hướng dẫn số 09-HD/UBKTTW thực hiện một số điều của Quy định 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đẩng viên vi phạm như sau: 

“11. Vi phạm về tệ nạn xã hội [Điều 30 của Quy định]

a] Về Điểm a, Khoản 1, Điều 30:

Để bố, mẹ, vợ [chồng], con cùng sống trong gia đình tham gia đánh bạc, cho vay nặng lãi dưới mọi hình thức mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đảng viên trực tiếp thực hiện hoặc không can ngăn để bố, mẹ, vợ [chồng], con thực hiện một trong các hành vi đánh bạc sau đây mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

– Mua, bán số đề, bảng đề hoặc bán thơ đề, ghi đề thuê để hưởng hoa hồng.

– Đánh bạc dưới các hình thức như: xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, ba cây, tứ sắc, đỏ đen, đánh cờ hoặc các hình thức khác được, thua bằng tiền, hiện vật.

– Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử hoặc dưới các hình thức “cá độ” khác.

– Cá cược ăn tiền dưới mọi hình thức trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí và các hoạt động khác.

b] Về Điểm a, Khoản 2, Điều 30:

Bản thân sử dụng các chất ma túy hoặc tham gia các tệ nạn xã hội khác.

– Đảng viên có hành vi sử dụng các chất ma túy dưới mọi hình thức nhưng chưa đến mức nghiện.

– Đảng viên nghiện ma túy đã được giáo dục, nghiêm túc tiếp thu sửa chữa.

– Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác.

– Làm bảo vệ tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác hoặc che dấu việc đánh bạc; làm thơ đề.

c] Về Điểm c, Khoản 2, Điều 30:

Tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

– Tổ chức trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực hoặc có nội dung độc hại khác.

– Bán tranh ảnh, băng, đĩa hoặc cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, có nội dung độc hại khác hoặc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán đồ chơi gây hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, khuyến khích bạo lực, kinh dị.

– Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay hiện vật khác có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke hoặc tại nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.

– Lưu hành băng đĩa ca nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi, tịch thu hoặc có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hóa kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.

d] Về Điểm a, Khoản 3, Điều 30:

Đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.

Đảng viên vi phạm một trong các hành vi sau đây chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

– Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác.

– Làm bảo vệ trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác.

– Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép.

– Tổ chức hoặc tham gia hoạt động cá cược ăn tiền, làm chủ lô, đề; tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh đề.

– Tổ chức hoặc tham gia các loại chơi cá cược, cá độ trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc bằng các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

– Bản thân tổ chức, tham gia đánh bạc hoặc rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc; dùng nhà của mình hoặc địa điểm khác để chứa bạc, gá bạc.

đ] Về Điểm c, Khoản 3, Điều 30:

Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy; tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy.

– Có hành vi sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Buôn bán, chứa chấp, tàng trữ các chất ma túy, vận chuyển qua biên giới kể cả từ nước ngoài vào và từ trong nước ra và buôn bán, vận chuyển từ địa phương này đến địa phương khác các chất ma túy bị cơ quan có thẩm quyền bắt giữ với số lượng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Nghiện ma túy đã được giáo dục nhiều lần mà không sửa chữa.

– Tổ chức sử dụng các chất ma túy dưới mọi hình thức.

e] Về Điểm d, Khoản 3, Điều 30:

Cho vay nặng lãi, sử dụng các hành vi trái pháp luật dưới mọi hình thức để đòi nợ.

– Trực tiếp đứng ra làm “chủ hụi, họ” hoặc “cái hụi, họ”, dù một hay nhiều dây hụi, họ làm tổn hại tiền, tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của công dân để trục lợi.

– Tuy không trực tiếp nhưng thông qua người thân [cha, mẹ, vợ, chồng, con] đứng ra làm chủ hụi, họ để thu lợi bất chính, thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm để xem xét, xử lý thích hợp.

– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để lừa dối lấy tiền công quỹ hoặc vay tiền của các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng dùng vào mục đích cho vay nặng lãi hoặc chơi hụi, họ.

– Trực tiếp thu gom hoặc môi giới trong việc thu gom tiền của người khác để cho vay với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch.

– Có trách nhiệm hoặc được giao trách nhiệm giải quyết những trường hợp vỡ hụi, họ, lừa đảo, trốn nợ mà giải quyết có lợi cho người trong gia đình, người thân quen không đúng quy định.”

– Trong trường hợp của bạn, hành vi đánh bạc của Đảng viên bị xử lí kỷ luật, hình thức xử lí kỷ luật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi. Đối với hành vi đánh bạc bị xử phạt hành chính mà không cấu thành tội phạm hình sự thì ở mức độ ít nghiêm trọng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Quy định 181-QĐ/TW và Điều 11 Hướng dẫn số 09-HD/UBKTTW, đối với trường hợp Đảng viên trực tiếp thực hiện hành vi đánh bạc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lí kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

11. Bị xử phạt hành chính hành vi đánh bạc có được kết nạp Đảng không?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư. Em đang là đối tượng kết nạp Đảng nhưng tháng 3 năm 2017. Em có bị phạt 1 triệu vì hành vi đánh bạc, đến thời điểm hiện tại em nộp phạt được 7 tháng, em xin hỏi em có được kết nạp đảng nữa không? Em cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định như sau:

“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.

Điểm 3.2 Mục 3 Hướng dẫn số 01-HD/TW của Ban Tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ: 

+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận. 

+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận. 

+ Nếu những người thân [ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…] có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp. 

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại Khoản 2, Điều 2 quy định người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp:

“Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng: 

2.1- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.

2.2- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.”

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn vi phạm hành vi đánh bạc và đã bị phạt hành chính được 07 tháng nên bạn có thể không được xét kết nạp Đảng do vấn đề nhân thân. 

Tuy nhiên, để biết chính xác thông tin này, bạn nên hỏi lại bên Chi bộ nơi bạn chuẩn bị kết nạp Đảng để biết rõ.

Được đăng bởi:

Chuyên mục:

Các giải pháp đưa ra? Một số giải pháp cần đặc biệt tập trung thực hiện? Nhận thức và tự liên hệ về việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống? Phương hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của bản thân?

Viên chức là ai? Hạng viên chức là gì? Tiêu chuẩn viên chức hạng 1, 2, 3?

Thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao? Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao của Đảng viên? Giải pháp phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc?

Tác phong, lề lối làm việc là gì? Quy định về tiêu chí tác phong, lề lối làm việc của Đảng viên?

Mẫu phiếu nhận xét Đảng viên nơi cư trú theo Quy định 213-QĐ/TW là gì? Hướng dẫn soạn thảo mẫu phiếu nhận xét Đảng viên. Tìm hiểu về piếu nhận xét Đảng viên nơi cư trú?

Phẩm chất là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Các phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của một người Đảng viên? Ý nghĩa của các phẩm chất là gì?

Đơn xin quay trở lại công tác dành cho viên chức là gì? Mẫu đơn xin quay trở lại công tác dành cho viên chức mới nhất năm 2022? Hướng dẫn viết đơn xin quay trở lại công tác dành cho viên chức?

Vị trí, vai trò của Đảng viên? Nhiệm vụ của Đảng viên? Nội dung phấn đấu rèn luyện của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay?

Xóa kỷ luật [Remove discipline] là gì?Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh? Thời gian xóa kỷ luật đối với lao động, công chức, viên chức?

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 6788/UBND-TM về việc ngăn chặn hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, nhập khẩu và sử dụng trái phép các loại pháo do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Lạc Thủy? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy mới nhất.

Tai nạn giao thông là gì? Tai nạn giao thông được dịch sang tên tiếng Anh là gì? Nguyên nhân của tai nạn giao thông đối với xã hội? Hậu quả của tai nạn giao thông đối với xã hội?

Ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Yên Thủy? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Lạc Sơn? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Mai Châu? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Kim Bôi? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Tân Lạc? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Cao Phong? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Đà Bắc? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Lương Sơn? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn mới nhất.

Ủy ban nhân dân thị xã Long Mỹ ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND thị xã Long Mỹ? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân thị xã Long Mỹ mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Châu Thành? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Vị Thủy ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Vị Thủy? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Vị Thủy mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Phụng Hiệp? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp mới nhất.

Ủy ban nhân dân TP Ngã Bảy ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND TP Ngã Bảy? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân TP Ngã Bảy mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành A ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Châu Thành A? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành A mới nhất.

Cơ cấu tổ chức là gì? Cơ cấu tổ chức có tên trong tiếng Anh là gì? Các loại cơ cấu tổ chức phổ biến nhất?

Ủy ban nhân dân huyện Kim Thành ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Kim Thành? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Kim Thành mới nhất.

Khái quát về trường mầm non? Trường mầm non có tên trong tiếng Anh là gì? Điều kiện mở trường mầm non? Hiệu trưởng cần bằng cấp gì?

Công hàm là gì? Mẫu công hàm ngoại giao mới nhất năm 2022? Quy định về cách thức, thể thức trình bày công hàm ngoại giao?

Video liên quan

Chủ Đề