Cần thơ giản cách bao nhiêu ngày

Quyết định tiếp tục giãn cách xã hội từ ngày 16/8 được chính quyền Cần Thơ đưa ra trong bối cảnh địa phương đã ghi nhận 3.231 ca dương tính nCoV, trong đó 1.287 trường hợp được điều trị khỏi, 46 ca tử vong.

Hơn 1,2 triệu người ở 9 quận huyện được yêu cầu "ở yên trong nhà". Thành phố sẽ đảm bảo cung ứng lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân.

Công an Cần Thơ kiểm tra người dân ra đường trong thời gian cách ly xã hội. Ảnh: Cửu Long

Địa phương sẽ đẩy nhanh tốc độ truy vết, sàng lọc, xét nghiệm để phát hiện sớm F0, phấn đấu đưa thành phố trở về trạng thái bình thường mới.

Theo Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP Cần Thơ, qua một tuần triển khai chiến dịch tầm soát cộng đồng, ngành y tế đã lấy mẫu hơn 800.000 người, phát hiện 389 trường hợp dương tính nCoV.

Sở Y tế TP Cần Thơ nhận định địa phương thuộc nhóm nguy cơ rất cao, tình hình dịch đang diễn biến phức tạp. Một số khu vực từ "vùng xanh" chuyển thành "vùng có nguy cơ", do phát hiện F0 qua sàng lọc cộng đồng chưa rõ nguồn lây.

Đến nay, Cần Thơ đã tiêm vaccine Covid-19 cho 237.889 người. Trong đó, 7.697 trướng hợp được tiêm đủ 2 mũi.

Cần Thơ áp dụng Chỉ thị 16 tại quận Cái Răng, Ninh Kiều từ ngày 12/7, quận Bình Thủy ngày 14/7; 6 quận huyện còn lại thực hiện theo Chỉ thị 15. Từ ngày 19/7, Cần Thơ cùng 18 tỉnh, thành phía Nam cùng giãn cách theo Chỉ thị 16 trong 14 ngày; sau đó kéo dài đến 15/8.

Trong khi đó, Cà Mau quyết định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 20/8, Bạc Liêu đến 22/8, Kiên Giang, An Giang và Vĩnh Long đến 25/8. Trước đó, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp giãn cách xã hội thêm từ 10 đến 15 ngày hoặc đến khi có thông báo mới, từ ngày 15/8.

Còn Sóc Trăng, với 609 ca nhiễm, UBND tỉnh này tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo mức độ nguy cơ tại các xã, phường, thị trấn gồm: vùng xanh, vùng vàng, vùng cam, vùng đỏ.

Theo đó, từ ngày 16/8, tại 67 xã, phường, thị trấn vùng xanh và vùng vàng [khu vực bình thường mới và khu vực nguy cơ], các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ, bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động nhưng phải đảm bảo phòng dịch.

Với 27 xã, phường, thị trấn vùng cam [nguy cơ cao] yêu cầu người dân hạn chế ra đường, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Hoạt động vận chuyển hàng hóa thiết yếu được lưu thông nhưng phải bảo đảm theo quy định riêng của vùng.

Với 9 xã, phường, thị trấn vùng đỏ [nguy cơ rất cao] áp dụng theo Chỉ thị số 16.

Tính từ ngày 27/4, 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã ghi nhận 32.319 ca, chiếm 11,9% ca nhiễm cả nước [270.986]. Trong đó, Long An cao nhất vùng với 14.399 ca, tiếp theo lần lượt là Đồng Tháp 5.010 ca, Tiền Giang 4.296 ca...

Cửu Long

Lấy mẫu cộng đồng đợt 4 cho người dân khu vực Cồn Sơn, quận Bình Thủy - Ảnh: T.LŨY

Theo đánh giá của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP Cần Thơ, những ngày qua TP đã triển khai quyết liệt các biện pháp và cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh. 

Qua thực hiện chiến dịch xét nghiệm 9 ngày, xác định các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và nguy cơ. Từ đó, tập trung lực lượng xét nghiệm, truy tìm F0, truy vết các F1, F2.

Theo đánh giá, chiến dịch xét nghiệm sàng lọc trọng điểm đợt 4 [diễn ra từ 19 đến 25-8] đã lấy mẫu và trả kết quả nhanh chóng, tách F0 ra các khu cách ly, phong tỏa để hạn chế lây nhiễm. 

Các quận/huyện đợt 4 lấy mẫu tại các khu vực nguy cơ cao, nguy cơ rất cao, khu vực phong tỏa, đồng thời cũng mở rộng xét nghiệm thêm khu vực nguy cơ, những đối tượng nguy cơ như người buôn bán nhỏ, người di chuyển nhiều...

Qua các đợt xét nghiệm, lấy mẫu test cộng đồng đã phát hiện nhiều ca F0, khoanh vùng hạn chế được số ca nhiễm. Trong thời gian gần đây, tình hình ca nhiễm tại TP Cần Thơ có giảm [cộng đồng và khu phong tỏa] còn ở mức 2 con số. Tính đến nay tổng số ca mắc COVID-19 của Cần Thơ là 3.837 ca, điều trị khỏi trên 2.200 ca.

Tuy nhiên, theo nhận định của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch bệnh COVID-19, người dân vẫn chưa thực hiện nghiêm việc giãn cách, nhiều nơi ở quận Bình Thủy, Ô Môn… tình hình dịch bệnh vẫn còn lây lan phức tạp... 

Cần Thơ vẫn nằm trong khu vực nguy cơ cao lây nhiễm dịch COVID-19. Vì vậy TP quyết định kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thêm 2 tuần, từ 0h ngày 25-8 đến 0h ngày 8-9.

Công văn yêu cầu người dân đồng lòng thực hiện nghiêm giãn cách "ai ở đâu ở yên đó", chỉ cử người đại diện hộ gia đình đi chợ 2 lần/tuần và phải đem theo các giấy tờ cần thiết khi ra đường. 

Cán bộ công chức, người lao động đi làm tại cơ quan, đơn vị chỉ được di chuyển từ nhà đến nơi làm việc theo khung giờ sáng 6h - 8h, chiều 17h-19h và phải có đầy đủ giấy tờ của cơ quan đơn vị, giấy đi đường... 

An Giang tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và 16 thêm 11 ngày

T. LŨY

Ông Trần Việt Trường - chủ tịch UBND TP Cần Thơ - Ảnh: CHÍ QUỐC

Thành phố Cần Thơ có quyết định giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 một số quận từ ngày 12-7 và giãn cách xã hội chung với 19 tỉnh thành phía Nam từ ngày 19-7.

Tối 14-8, trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Trần Việt Trường - chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ - cho biết sau 25 ngày giãn cách theo chỉ đạo của Chính phủ, thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo chống dịch COVID-19 đúng hướng, làm giảm tốc độ lây nhiễm COVID-19 và bước đầu mang lại nhiều kết quả tích cực.

TTO: Chỉ còn 1 ngày nữa là thành phố Cần Thơ và các tỉnh thành phía Nam kết thúc đợt thứ 2 giãn cách theo chỉ thị 16, tuy nhiên tình hình dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, thành phố sẽ có những giải pháp gì, có tính tới việc tiếp tục giãn cách theo chỉ thị 16 không, thưa ông?

- Thời gian qua, thành phố đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện các giải pháp mạnh mẽ dập dịch COVID-19, trong đó có việc khẩn trương lấy mẫu, xét nghiệm tìm F0 tách ra khỏi cộng đồng để điều trị và ngăn chặn lây nhiễm; thần tốc truy vết F1 cách ly tập trung và F2 theo dõi cách ly tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Cụ thể, một số việc mà thành phố đã làm một cách quyết liệt.

Thứ nhất, từ ngày 9-8, thành phố huy động toàn lực lượng thực hiện phương án về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, trọng tâm là các hoạt động phòng chống dịch và xét nghiệm cộng đồng, quyết tâm hoàn thành chiến dịch xét nghiệm cộng đồng toàn thành phố.

Thứ hai, chỉ đạo các cơ quan rà soát, xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức thực hiện công tác hậu cần, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, đảm bảo đời sống nhân dân, nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội; chuẩn bị đầy đủ các vật tư, trang thiết bị y tế và thuốc chữa bệnh phục vụ theo yêu cầu tại phương án chống dịch; triển khai kịp thời các bệnh viện dã chiến, khu điều trị tập trung phân theo 3 tầng điều trị F0...

Thứ ba, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Y tế và các bộ, ngành trung ương, của Quân khu 9.

Thứ tư, tăng cường, phối hợp chặt chẽ với các địa phương lân cận, với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với TP.HCM và các tỉnh phía Nam trong việc thông tin, phối hợp thực hiện phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, của bộ ngành trung ương...

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố đã họp với các sở ngành, địa phương xem xét bàn bạc kỹ các yếu tố, thấy rằng dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, nên lãnh đạo thành phố xác định phải đảm bảo an toàn cho người dân là trên hết. 

Vì vậy, Ban chỉ đạo phòng chống dịch sẽ xin ý kiến tập thể Ban thường vụ Thành ủy, nhiều khả năng sẽ phải tiếp tục thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 thêm một thời gian nữa sau ngày 16-8. Lãnh đạo thành phố mong cán bộ, chiến sĩ và bà con nhân dân chia sẻ, ủng hộ thực hiện tốt chỉ thị 16 để thành phố sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Thành phố có giải pháp gì để đảm bảo "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội?

- Đây là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong điều kiện dịch COVID-19 tác động trực tiếp, mạnh và toàn diện đến nền kinh tế và đời sống nhân dân. 

Trong từng khoảng thời gian cụ thể, chúng tôi sẽ đánh giá tình hình dịch COVID-19 để xác định mục tiêu, nhiệm vụ nào sẽ được ưu tiên thực hiện, kể cả phân ra từng địa bàn, từng khu vực kinh tế, nhằm vận dụng linh hoạt chính sách trong thực hiện "mục tiêu kép"; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Đến nay, thành phố Cần Thơ đã tiêm hết 100% lượng vắc xin được Bộ Y tế phân bổ với hơn 228.000 liều - Ảnh: NGỌC HÂN

Tập trung xây dựng và triển khai thực hiện các dự án trọng điểm đã được xác định, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch. Đặc biệt, trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì giải pháp sản xuất an toàn được ưu tiên hàng đầu.

Vì vậy, thành phố sẽ chỉ đạo hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phương án "vừa cách ly, vừa sản xuất", với phương châm "3 tại chỗ"; ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho lao động của các doanh nghiệp; triển khai kịp thời việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19...

Ngoài ra, thành phố đã thành lập Tổ phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch tham mưu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, duy trì phát triển sản xuất và bảo đảm an toàn trong điều kiện dịch bệnh, xây dựng các kịch bản phát triển sớm phục hồi và phát triển nền kinh tế sau thời gian giãn cách xã hội.

Những ngày qua, người dân thành phố rất quan tâm với chiến dịch xét nghiệm toàn thành phố với hơn 1 triệu dân, ông có thể nói rõ hơn về chiến dịch này?

- Thành phố Cần Thơ chính thức triển khai chiến dịch lấy mẫu xét nghiệm diện rộng trên toàn địa bàn vào ngày 9-8, với một số nội dung gồm:

Phân loại mức độ nguy cơ của từng địa phương: Thành phố có 5 quận, huyện ở mức nguy cơ rất cao; 2 quận, huyện mức nguy cơ cao và 2 huyện đạt mức nguy cơ, với từng mức nguy cơ sẽ có phương án cụ thể.

Quy mô lấy mẫu trên toàn thành phố khoảng 365.086 hộ dân, với hơn 1,24 triệu người. Có 320 đội lấy mẫu xét nghiệm với 2.058 người tham gia.

Thành phố Cần Thơ đang tổ chức xét nghiệm cộng đồng quy mô lớn với hơn 1,24 triệu dân - Ảnh: CHÍ QUỐC

Khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm qua test nhanh lập tức sẽ thực hiện các bước theo đúng quy trình, bảo đảm chặt chẽ, an toàn và đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19. Dự kiến chiến dịch lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng toàn thành phố sẽ cơ bản hoàn thành vào ngày 17-8.

Cần Thơ là địa phương tiêm vắc xin nhanh và được Bộ Y tế đánh giá cao. Từ giờ tới cuối năm, nguồn vắc xin về thành phố thế nào và việc triển khai tiêm ra sao để đạt miễn dịch cộng đồng?

- Tính đến ngày 12-8, thành phố đã nhận 228.170 liều vắc xin COVID-19 và đã tiêm hết 100%. Dự kiến đến cuối năm 2021, trung ương sẽ tiếp tục phân bổ vắc xin đủ khoảng 1,76 triệu liều cho thành phố phục vụ tiêm cho người dân. 

UBND thành phố đã chỉ đạo ngành y tế khẩn trương huy động lực lượng và chuẩn bị chu đáo kế hoạch tiêm vắc xin bảo đảm theo đúng tiến độ lượng vắc xin được trung ương phân bổ.

Cần Thơ sẽ đón 1.000 công dân từ TP.HCM, Bình Dương về

HOÀNG TRÍ DŨNG - CHÍ QUỐC thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề