Cau nói của kỹ sư hóa nổi tiếng

Bằng chính sự trải nghiệm của mình mà những câu nói của Bill Gates đã trở thành những câu trâm ngôn được đưa vào sách vở, những câu nói đó đã lan rộng ra toàn thế giới. Những câu nói đó chính là bài học để nhiều người lấy làm lẽ sống.

Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn
Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, nên bạn hãy làm quen với điều đó đi
Tôi chọn một người lười biếng để làm một việc khó. Vì người lười biếng sẽ tìm ra cách dễ dàng nhất để thực hiện công việc
Thành công là một người thầy tồi. Nó dụ dỗ những người thông minh nghĩ rằng học không thể thua cuộc
Tôi đã thi trượt một số môn, nhưng bạn tôi thì qua tất cả. Giờ thì anh ấy làm kỹ sư cho Microsoft còn tôi là chủ của Microsoft
Đừng so sánh mình với bất kì ai, nếu làm vậy tức là bạn đang tự xúc phạm bản thân mình
Ăn mừng thành công cũng tốt nhưng quan trọng hơn là phải chú ý đến những bài học của thất bại
Kiên nhẫn là yếu tố chính của thành công
Nếu bạn nghĩ rằng giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới trướng một ông chủ. Rồi bạn sẽ thấy với ông ta thì không có khái niệm nhiệm kỳ nắm quyền
Nếu bạn không thể làm ra một thứ tốt, ít nhất hãy làm nó trông có vẻ tốt

Gần đây, tại một sự kiện do Đàm Vĩnh Hưng tổ chức, Trấn Thành đã vừa nói vừa khóc: “Đời nghệ sĩ khó nuốt hơn quý vị nghĩ. Nếu ai cảm thấy thích tiền, thích hào quang thì hãy thử lên đây chạm vào nó. Hãy nếm 4 chữ "hào quang rực rỡ” đi để biết nó là cái gì".

Khán giả mệt mỏi với nước mắt của Trấn Thành

Ngay lập tức, câu nói này "viral" trên mạng xã hội. Người trẻ nhanh chóng "bắt trend" để kể về nghề nghiệp của mình.

Trần Thu Hà [27 tuổi], đang làm tiếp viên hàng không cho một hãng bay nội địa chia sẻ trên mạng xã hội: "Đời tiếp viên hàng không khó nuốt hơn quý vị nghĩ. Nếu ai cảm thấy thích tiền, thích hào quang thì hãy thử lên đây chạm vào nó. Hãy nếm 4 chữ "tiếp viên hàng không" đi để biết nó là cái gì".

Hay Đỗ Anh Khôi [34 tuổi], cựu sinh viên Khoa Khoa học môi trường và Bảo hộ lao động, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cũng khiến bạn bè "thả like" rần rần khi đăng những câu chữ kể về nghề nghiệp hiện tại: "“Đời kỹ sư môi trường khó nuốt hơn quý vị nghĩ. Nếu ai cảm thấy thích tiền, thích hào quang thì hãy thử lên đây chạm vào nó. Hãy nếm 4 chữ "kỹ sư môi trường” đi để biết nó là cái gì".

Có thể nói từ khoảng một tuần nay, câu nói của Trấn Thành đã trở thành "trend" thu hút đông đảo dân mạng, người trẻ. Lướt trên Facebook, dễ dàng nhìn thấy những người hoặc "đá xoáy" Trấn Thành, hoặc sử dụng lại câu nói của Trấn Thành để diễn đạt lại nghề nghiệp đang làm.

Từ những người trẻ chạy Grab đến những người trẻ làm văn phòng, dù làm nghề nào, thì họ cũng "bắt trend" này một cách nhanh nhạy.

Lê Thành Lợi [32 tuổi], quê ở Sóc Trăng, chạy Grab ở TP.HCM chia sẻ trên hội nhóm những người chạy Grab rằng: “Đời người chạy Grab khó nuốt hơn quý vị nghĩ. Nếu ai cảm thấy thích mệt, thích đi ngoài trời nắng nóng rồi chỉ kiếm được vài chục ngàn mỗi ngày thì hãy thử làm Grab. Hãy nếm 3 chữ "chạy Grab" đi để biết nó là cái gì".

Hay Huỳnh Văn Toàn [28 tuổi], làm việc ở công ty may Việt Thắng, TP.Thủ Đức, TP.HCM, viết: “Đời công nhân may khó nuốt hơn quý vị nghĩ. Nếu ai cảm thấy thích may đồ, thích hàng ngày ngồi trên máy may thì hãy thử làm công nhân may như tôi. Hãy nếm 3 chữ "công nhân may” đi để biết nó là cái gì".

Thậm chí có những người trẻ đang là giảng viên, bác sĩ... cũng hưởng ứng "trend" này một cách nhiệt tình. Và theo đó, nghề nào đi chăng nữa, dù là sử dụng tay chân hay trí óc... đều "khó nuốt" như câu nói mà Trấn Thành chuyển tải.

Theo Trấn Thành, đời nghệ sĩ "khó nuốt"

C.T.V

Nghề nào "dễ nuốt"?

Từ câu nói của Trấn Thành đã "đẻ" ra một vấn đề thu hút sự quan tâm của người trẻ. Họ đặt ra vấn đề: Nếu đời nghệ sĩ "khó nuốt", vậy nghề nào "dễ nuốt"?

Theo Trần Lê Thảo My [26 tuổi], phụ trách truyền thông một hãng xe ô tô trên đường Bùi Thanh Khiết, TT.Tân Túc, H.Bình Chánh, TP.HCM: "Không có nghề nào "dễ nuốt" cả. Nghề nào cũng có những khó khăn nhất định, mà chỉ có người trong nghề mới thấu hiểu đủ đầy những cơ cực vất vả. Nghề làm sales [nhân viên kinh doanh] ô tô cũng gặp nhiều khó khăn để tìm khách. Nghề xây dựng cũng vất vả không kém... Nên trong cuộc đời này, không có nghề nào là dễ nuốt".

Cùng quan điểm, bác sĩ Hồ Nhất Thành [33 tuổi], làm việc ở Bệnh viện đa khoa Đông Âu [Nghệ An] cũng nói: "Mỗi nghề có những đặc thù riêng mà người ở ngoài không thể hiểu hết. Những tưởng nghề bác sĩ không vất vả. Nhưng thực tế cũng chịu những điều chẳng biết kể cùng ai. Quan trọng là, khi tôi và đồng nghiệp chọn nghề này, thì toàn tâm toàn ý với nghề, để nỗ lực phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân, để cứu người. Và hơn nữa, chúng tôi thích nghề này, gắn bó với nghề này nên không ta thán".

Trở lại với câu nói của Trấn Thành, nhiều người trẻ góp ý nam nghệ sĩ không nên than vãn về cái nghề cho anh sự nổi tiếng, danh vọng, tiền bạc: "Nếu anh không là nghệ sĩ, chưa chắc anh có được những thứ như hiện tại, là giàu có, là hào quang, là những bộ đồ bóng bẩy... Thế nên thay vì kêu ca "đời nghệ sĩ khó nuốt" thì hãy bằng lòng với những gì đang có, cố gắng làm nghề để chạm đến những thành công cao hơn".

"Chứ Trấn Thành nói đời nghệ sĩ "khó nuốt", vậy nghề nào mới "dễ nuốt"? Tôi e rằng Trấn Thành sẽ không chỉ ra được. Nghề nào trong cuộc sống này cũng thấm đẫm những khổ ải trần ai. Đừng đặt lên bàn cân nghề này nghề nọ", Hoàng Văn Quý [31 tuổi], làm việc ở Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, Quảng Ngãi nói.

Chủ Đề