Cây lông cu li thuộc nhóm thực vật nào

Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

Đáp án:

$C$

Giải thích các bước giải:

Cây rau bợ, lông cu li thuộc ngành thực vật nào dưới đây? * 1 điểm A. Tảo B. Rêu C.Quyết D. Hạt trần trả lời là C

Những cây thuộc nhóm thực vật có mạch dẫn, không có hạt là

  1. cây dương xỉ, cây lông culi, cây rau bợ, cây bèo ong.
  1. cây dương xỉ, cây thông, cây cam, cây bèo ong.
  1. cây dương xỉ, cây bèo ong, cây thông, cây lông culi
  1. cây dương xỉ, cây thông, cây cam, cây lúa.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar

5

starstarstarstarstar

1 vote

Cây cẩu tích – cái tên nghe xa lạ nhưng chỉ cần nhắc tới cái tên “lông cu li” thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết tới công dụng cầm máu của cây này. Cẩu tích là tên gọi trong dân gian, không chỉ có công dụng cầm máu mà cây cẩu tích còn được biết đến với công dụng chữa tiểu đêm, thận yếu… cực kỳ hiệu quả.

Thông tin cơ bản về cây cẩu tích

  • Tên gọi khác: lông cu li, kim mao cẩu tích, cây lông khỉ, cù liền, cù lần…
  • Tên khoa học cây cẩu tích: Cibotium barometz.
  • Họ: Cẩu tích – Dicksoniaceae

Mô tả cây cẩu tích

Cây cẩu tích có chiều cao thấp [cây mọc ở hai bên đường hoặc rìa cánh rừng] tuy nhiên cũng có khi cao tới 2,5-3m ở những vùng rừng rậm sâu. Lá lớn có cuống dài 1-2m. Phiến lá rộng 60-80cm.

Dưới gốc [phía thân cây] có một lớp lông màu vàng và bóng phủ dày đặc, người ta thường lấy phần lông này để cầm máu rất tốt. Nhìn ra phần thân cây sẽ giống với hình thù con vật nên người ta gọi là Lông cu li.

Hình ảnh cây cẩu tích

Cẩu tích
Lông cu li, Cây cẩu tích

Cây cẩu tích mọc ở đâu

Cây cẩu tích mọc rải rác khắp các vùng núi ở nước ta,trong đó mọc nhiều nhất ở vùng núi Tây Bắc như: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình…

Bộ phận dùng của cây cẩu tích

Người ta thường dùng phần thân, rễ củ của cây cẩu tích.

Công đoạn

Người dân sẽ thu hái thân rễ quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu – đông – lúc này dược chất có trong thân rễ cây cẩu tích là lớn nhất. Cắt bỏ rễ con, cuống lá để riêng phần lông vàng. Còn rễ củ được rửa sạch, thái phiến hoặc cắt thành những đoạn dài từ 4-10mm, sau đó phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sẽ tẩm dược liệu với rượu qua một đêm rồi sao vàng lên.

Cẩu tích rừng
Dược liệu cẩu tích

Thành phần hóa học

  • Thân rễ cây cẩu tích chứa tinh bột [30%] và aspidinol.
  • Lông vàng vỏ thân rễ có tanin và sắc tố.

Tính vị và công dụng của cây cẩu tích

Chữa bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp

Theo Đông y, cây cẩu tích [lông cu li] có vị đắng ngọt, tính ấm đi vào hai kinh can và thận, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương trừ phong thấp.

Dân gian thường sử dụng cây cẩu tích chữa nhiễm phong hàn, đau lưng, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh tọa[chỉ cần sắc uống 10-20g cẩu tích mỗi ngày].

Người bị thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp,… sử dụng bài thuốc này đều đặn sẽ giúp giảm đau, mạnh gân xương và phục hồi xương khớp – đây chính là bài thuốc mà người dân tộc đã tích lũy qua nhiều năm.

Tác dụng cây lông khỉ chữa bệnh thận hư

Cây cẩu tích đã được Đông y chứng minh có tác dụng bổ thận, tráng dương đặc biệt dành cho người tiểu đêm, tiểu nhiều lần, đau lưng, đau mạn sườn do thận hư thận yếu [ở nam giới]. Còn ở nữ giới lại có công dụng trị bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều.

Cầm máu

Ngoài ra lông cẩu tích còn dùng để cầm máu rất hiệu quả, chỉ cần lấy 1 ít lông cây cẩu tích đắp vào vết thương sẽ giúp cầm máu ngay. Lông cu li sẽ hút huyết thanh của máu rồi hình thành máu cục để ngăn ngừa máu chảy tiếp.

Công dụng cây Cẩu tích

Phương thuốc từ cây cẩu tích được dân gian truyền miệng

Bài thuốc điều trị phong tê thấp bằng cẩu tích

15g Cẩu tích + 10g Tục đoạn + Cốt toái bổ 15g + Đương quy 10g + Xuyên khung 5g + Bạch chỉ 5g sắc với 1 lít nước, còn 500ml chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Cách dùng cây cẩu tích điều trị thận hư, tiểu đêm, di mộng tinh

15g Cẩu tích + 10g Thục địa + 10g Đỗ Trọng dây +10g Dây tơ hồng + 10g Kim anh, sắc với 700ml nước, sắc cạn còn khoảng 400ml nước uống trong ngày.

Bài thuốc cây cẩu tích ngâm rượu

Giúp tăng cường sức khỏe, mạnh gân xương, điều trị bệnh về xương khớp, đau thần kinh tọa [không dành cho phụ nữ có thai]:

Rắn 1 bộ [gồm 1 con hổ mang, 1 cạp nong, 1 rắn ráo] + 100g các loại: Thiên niên kiện + Cẩu tích + Huyết giác + Ngũ gia bì + Hà thủ ô đỏ và 200g Kê huyết đằng + 30g Trần bì + 20g tiêu hồi + Rượu trắng loại 40 độ 10 lít. Ngâm trong thời gian 3 tháng là dùng được. Người lớn dùng mỗi ngày một ly rượu nhỏ, khoảng 30ml trước khi đi ngủ.

Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu

20g Cẩu tích + 12g Rễ gối hạc + 20g Củ mài + 12g Rễ cỏ xước + 16g Bổ cốt toái + 12g Dây đau xương + 12g Thỏ ty tử + 16g Tỳ giải + 20g Nam đỗ trọng. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ

70g Cẩu tích [tẩm nước muối sao ] + 16g Nam hoàng cầm [tẩm rượu, sao vàng] + 40g Bạch đồng nữ[sao cháy] + 16g Hà thủ ô+ 16g Nam bạch chỉ. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục 5-15 thang.

Cầm máu ngoài da

Lông cẩu tích khô tẩm cồn 90 độ, đắp vào vết thương rồi băng lại.

Bổ thận khoẻ lưng

16g Cẩu tích + 12g ngưu tất + 12g thỏ ty tử + 12g sơn thù du + 12g đỗ trọng + 16g thục địa + 12g cao ban long. Sắc các vị vào nước, riêng Cao ban long để riêng; sau đó hoà cao ban long vào để uống.

Chữa phong thấp, chân tay tê bại không muốn cử động

20g Cẩu tích + 4g tùng tiết + 8g đỗ trọng + 12g mộc qua + 8g tục đoạn + 12g tần giao + 8g tang chi + 8g ngưu tất + 4g quế chi. Sắc 2 – 3 lần và cô đặc lấy 200 – 250ml, chia uống 2 lần trong ngày.

Một số món ăn chữa bệnh từ cẩu tích

Thịt lợn hầm cẩu tích, đỗ trọng, hoài sơn dùng cho người cao tuổi tiểu nhiều, đau nhức cột sống thắt lưng:

15g các loại: Cẩu tích + đỗ trọng + hoài sơn + 200g thịt lợn nạc. Cho cẩu tích, đỗ trọng vào trong túi vải xô nấu lấy nước. Rồi lấy nước sắc nấu với hoài sơn và thịt lợn nạc thành canh súp, ăn hàng ngày.

Thịt chó hầm cẩu tích dùng cho người tiểu nhiều, di tinh, di nhiệu, chân tay yếu:

15g Cẩu tích + 15g kim anh tử + 15g câu kỷ tử + 500g thịt chó nạc thêm nước gia vị nấu hầm nhừ ăn hàng ngày.

Lưu ý

  • Không phải hư hàn thì không nên dùng.
  • Người thận hư do nhiệt, nước tiểu vàng không nên dùng vị thuốc này.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cây cẩu tích và những công dụng chữa bệnh trong dân gian. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm một số công dụng từ cây thuốc quý này.

Chủ Đề