Cây phong tiếng Nhật là gì

Mùa thu mát mẻ dễ chịu đã tới rồi. Sau bài “Những từ vựng và thành ngữ tiếng Nhật về mùa hè“, các bạn hãy cùng BiKae học những từ và cụm từ liên quan đến mùa thu dưới đây nhé.


① Từ vựng về mùa thu

  1. 秋 [あき] : mùa thu
  2. 九秋 [きゅうしゅう] : 90 ngày mùa thu
  3. 三秋 [さんしゅう] : 3 tháng mùa thu [ngoài ra cũng có thể dùng với nghĩa đã trải qua 3 mùa thu]
  4. 金秋 [きんしゅう] : mùa thu [金 [Kim] là muốn nói tới Kim trong Ngũ Hành; Kim tượng trưng cho sắc thái của mùa thu]
  5. 秋近し [あきちかし] : khoảng thời gian kết thúc mùa hè và cảm nhận mùa thu đang tới
  6. 秋口 [あきぐち] : bắt đầu mùa thu
  7. 立秋 [りっしゅう] : lập thu [thường rơi vào ngày 7/8 hoặc 8/8 âm lịch]
  8. 秋暑し [あきあつし] : để chỉ sự nóng bức sau những ngày vào thu
  9. 秋分 [しゅうぶん] : thu phân [một trong 12 tiết khí, rơi vào ngày 23/9 âm lịch, từ khoảng thời gian này đến hết mùa thu ngày và đêm có độ dài tương đương nhau]
  10. 寒露 [かんろ] : tiết hàn lộ [một trong 12 tiết khí, tiết khí chỉ sự giao thoa giữa mùa thu và đông]
  11. 残炎 [ざんえん] = 残暑 [ざんしょ] : mặc dù đã vào thu nhưng trời vẫn còn nóng
  12. 秋惜しむ [あきおしむ] : dùng để thể hiện cảm giác nuối tiếc khi mùa thu sắp qua
  13. 残秋 [ざんしゅう] : tàn thu [chút ít ngày mùa thu còn sót lại]
  14. 季秋 [きしゅう] : cuối thu [cũng có cách dùng để nói tới tháng 9 mùa thu]
  15. 中秋 [ちゅうしゅう] : Trung thu [ngày 15/8 âm lịch]
  16. 仲秋 [ちゅうしゅう] : Đây là 1 cách nói để ám chỉ tháng 8 âm lịch
  17. 紅葉 [もみじ / こうよう] : lá mùa thu [ bao gồm cả lá vàng và lá đỏ] ; ngoài ra もみじ còn là tên 1 loại cây có lá màu đỏ, hình dánh tương tự như lá phong
  18. 黄葉 [こうよう] : lá vàng
  19. 秋晴れ [あきばれ] : nắng thu [những ngày thu trời nắng nhìn rõ bầu trời]
  20. 秋風 [あきかぜ / しゅうふう] : gió thu
  21. 秋寒 [あきさむ] = 秋冷 [しゅうれい] : cái lạnh mùa thu
  22. 秋涼し [あきすずし] : diễn tả sự dễ chịu mát mẻ của mùa thu
  23. 秋旻 [しゅうびん] : bầu trời mùa thu [hàm ý chỉ nét đẹp của trời thu trong xanh [cũng có thể đọc là あきぞら]
  24. 秋澄む [あきすむ] : dùng để nói tới không khí trong trẻo vào mùa thu
  25. 秋入梅 [あきついり] : để ám chỉ mưa thu thì thường kéo dài
  26. 秋の香 [あきのか] : hương mùa thu [dùng để chỉ những mùi hương của vạn vật: cỏ cây hoa lá mà mình cảm nhận được vào mùa thu]
  27. 秋彼岸 [あきひがん] : thu phân
  28. 秋日和 [あきびより] : chỉ những ngày thu đẹp trời
  29. 秋深し [あきふかし] : thu muộn [ nói tới thời điểm sắp chuyển từ thu sang đông, cảnh vật nhuồm màu buồn bã]
  30. 桐一葉 [きりひとは] : khi thấy một chiếc lá của cây ngô đồngrơi là cảm nhận được mùa thu đã tới. Cây 青桐 [Firmiana simplex, tiếng Việt thấy dịch là cây ngô đồng], có lá to hơn lá cây bình thường và rụng cũng sớm hơn các loại lá cây khác nên khi nhìn thấy một chiếc lá cây ngô đồng rơi xuống là có thể cảm nhận được mùa thu đã tới. Thông qua nghĩa đen này, cụm từ này còn ám chỉ việc cảm nhận trước/ linh tính được sự suy thoái hay đi xuống của một sự việc, sự vật nào đó. Ngoài ra: 桐一葉 còn là tên của một vở ca vũ kĩ [歌舞伎] nổi tiếng của tác giả Tsubouchi Yumakomi [坪内逍遥]. Vở kịch được công chiếu lần đầu tại Tokyo vào tháng 3 năm 1904. Vở kịch nói lên nỗi đau của trung thần Katagiri Yuan [片桐且元] thuộc dòng họ Toyotomi [豊臣家], lấy bối cảnh của Osaka [大阪] sau trận Sekigahara [関ヶ原の戦い].
  31. 芋名月 = 芋明月 [いもめいげつ]: cách gọi mặt trăng vào rằm trung thu [15/8]
  32. 末枯れる [うらがれる] : vào cuối thu thì cây cỏ rụng cành và lá, báo hiệu mùa đông sắp đến
  33. 柿紅葉 [かきもみじ] : lá của cây hồng chuyển màu đỏ, đây là 1 cách nói ám chỉ mùa thu [quả hồng là loại quả đặc trưng vào mùa thu ở Nhật]
  34. 錦秋 [きんしゅう] : từ chỉ vẻ đẹp tuyệt vời của lá mùa thu khi chuyển màu
  35. 桜紅葉 [さくらもみじ] : lá anh đào chuyển đỏ vào mùa thu
  36. 秋郊 [しゅうこう] : cánh đồng/ vùng ngoại ô vào mùa thu
  37. 秋思 [しゅうし] : chỉ cảm giác cô đơn, buồn khi nghĩ về mùa thu
  38. 竹の春 [たけのはる]/ 竹春(ちくじゅん] : cụm từ dùng để chỉ tháng 8 âm lịch [tầm tháng 9 dương lịch] Đây là 1 cách nói ẩn dụ để chỉ mùa thu. Khác với các loại cây khác đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân và rơi rụng, tàn úa vào mùa thu thì tre lại nảy chồi, măng lại mọc và trở nên xanh tốt vào mùa thu, nên mùa thu được xem như là mùa xuân của cây tre. Vì vậy khi nói đến mùa xuân của cây tre lại người ta nghĩ đến mùa thu.

② Một số câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến mùa thu

1. 秋の鹿は笛に寄る [あきのしかはふえによる]

Hươu đi theo tiếng còi. Mùa thu là thời gian giao phối của loài hươu. Vào thời gian này, khi nghe thấy tiếng còi gọi hươu, hươu đực sẽ nghĩ là tiếng kêu của hươu cái và tiến đến gần. Câu này ám chỉ việc đắm chìm, u mê trong tình yêu mà quên đi tất cả, thậm chí là huỷ hoại bản thân. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa “điểm yếu dễ bị người khác lợi dụng”

2. 一葉落ちて天下の秋を知る [いちようおちててんかのあきをしる]

Một chiếc lá rơi cũng biết mùa thu đang tới. Câu này mang hàm ý là dự cảm thấy hoặclinh tính trước về điều gì sắp xảy ra, thường là điều không tốt.

3. 秋の日は釣瓶落とし [あきのひはつるべおとし]

Ngày mùa thu như cái thùng múc nước [釣瓶: つるべ]rơi xuống giếng. Câu này ám chỉ việc mặt trời mùa thu lặn khá nhanh. Khi dùng thùng múc nước ở giếng lên, phải thả dây và thùng xuống thật nhanh để lấy nước. Ngày mùa thu, quay đi quay lại đã thấy trời tối từ lúc nào rồi, giống như cái thùng rơi nhanh xuống giếng vậy. Câu này cũng được dùng khá nhiều trong công việc, mang ý nghĩa là chưa hoàn thành được việc mà trời đã tối rồi.

4. 一日三秋 [いちじつさんしゅう]

Một ngày ba thu. Dùng khá nhiều trong tình yêu, biểu thị sự mong ngóng đợi chờ, hàm ý chờ người yêu mà 1 ngày dài như 3 năm [ba thu ở đây là 3 mùa thu]. Ngoài ra nó cũng có nhiều cách nói khác như 一日千秋 [いちじつ‐せんしゅう: một ngày mà ngỡ ngàn thu] hay 一刻千秋 [いっこく‐せんしゅう: một khắc mà ngỡ ngàn thu]

5. 物言えば唇寒し秋の風 [ものいえばくちびるさむしあきのかぜ]

Nếu nói những điều không tốt đẹp về người khác thì sau đó trong thâm tâm mình cũng không được thoải mái, vui vẻ gì. [唇寒し秋の風 [くちびるさむしあきのかぜ: Khi mở miệng, làn gió lạnh của mùa thu chạm vào môi khiến trong lòng cũng cảm thấy giá lạnh.] Một nghĩa nữa là nếu nói ra điều gì đó thừa thãi, bạn có thể sẽ mời gọi thêm phiền phức, tai ương cho mình.

6. 男心と秋の空 [おとこごころとあきのそら]

Trái tim người đàn ông và bầu trời mùa thu. Câu này ý nói tình yêu của người đàn ông dễ đổi thay cũng giống như tiết trời mùa thu lúc ấm lúc lạnh. Cũng có câu女心と秋の空 [おんなごころとあきのそら], tuy nhiên với phụ nữ thì câu này không chỉ giới hạn về sự dễ thay đổi trong tình yêu mà còn ám chỉ cảm xúc, tâm trạng của người phụ nữ thường dễ thay đổi, dao động vì nhiều yếu tố khác nữa.

Càng tìm hiểu thì càng thấy tiếng Nhật cũng khá thú vị phải không các bạn. Hãy cùng nhau trao đổi và xây dựng thêm vốn Tiếng Nhật của mình thật phong phú nhé.

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

9 từ khóa về

Mùa thu

秋・あき・ Mùa thu

Hán tự được cấu tạo bởi 2 bộ  [HÒA - lúa] và [HỎA– lửa], mùa thu đúng là khoảng thời gian mẹ thiên nhiên nhuộm lên cả trời đất một sắc vàng ấm áp, của những đồng lúa chín đong đưa, những vệt nắng lười nhác thong thả bên sườn dốc, và những căn bếp tấp nập mâm cơm sum vầy.

紅葉・こうよう・ Lá đỏ

Một trong những biểu tượng phổ biến nhất khi nhắc tới mùa thu chắc hẳn là hình ảnh cả thiên nhiên khoác lên một màu áo mới rực rỡ, phổ từ vàng xám tới đỏ rực. Trong tiếng Nhật, hiện tượng này được gọi tên bằng 2 hán tự [Hồng - màu đỏ] [Diệp - chiếc lá], có nghĩa là lá đỏ, nhưng nó cũng đại diện cho cả các cây thay lá vàng nữa nhé ^^
 

Tương tự như mùa xuân thì ngắm hoa, người Nhật cũng ưa chuộng các hoạt động ngắm rừng lá đỏ khi thu về. Họ sẽ đi du lịch với nhiều địa điểm nổi tiếng trên khắp cả nước, thong thả rảo bộ, vừa trầm trồ trước những thám lá xen kẽ sắc đỏ và hoàng kim mà mẹ tự nhiên khéo léo tô điểm những ngày thời tiết đẹp nhất năm này.

紅葉・もみじ・Cây phong

Nhìn kanji này có quen không nhỉ? Hình như chúng ta vừa nhìn thấy ở nó ở trên với cách đọc khác hẳn rồi mà. Phải rồi, các bạn không hề nhìn nhầm đâu, cũng 2 chữ kanji đó, nhưng cách đọc thứ hai này dùng để chỉ cụ thể một loại cây có đặc tính thay màu lá nhiều lần trong một năm, và mang sắc đỏ rực vào mùa thu: cây phong.

Là biểu tượng của đất nước Canada, nhưng loại cây này cũng rất phổ biến ở Nhật Bản. Khoảng tháng 10, 11, từng chiếc lá phong trên khắp nước Nhật đua nhau chuyển sang một màu đỏ chói tuyệt đẹp. Điều này khiến chúng trở thành tâm điểm chú ý trong mùa lá đỏ và làm nên tên tuổi của nhiều địa điểm du lịch trong mùa này. Từ đồ ăn cho đến đồ trang trí, quần áo, đồ gia dụng, momiji thực sự là biểu tượng không thể phổ biến hơn của mùa thu Nhật Bản

落葉・らくよう・Sự rụng lá

Vừa rực rỡ lại vừa hoành tráng là thế, nhưng thực chất mùa lá đỏ lại chính là hồi chuông báo hiệu cho chặng cuối trong vòng đời của lá cây. Nhưng kể cả vào kì Rụng lá – Rakuyou, những con đường trải đầy những xác lá khô, cùng một tiết trời như chơi vơi giữa những vạt nắng ấm áp, đôi khi lại bắt gặp một cơn gió mát lạnh nhanh nhảu, một khung cảnh mùa thu như thế lúc nào cũng là một kiệt tác của tự nhiên, đong đầy những tâm tình và cảm xúc khiến ai cũng muốn níu giữ không buông những ngày đẹp đẽ ngắn ngủi nhất này.

ハロウィーン・Lễ hội ma Halloween

Là một sản phẩm văn hóa phương Tây nhưng đã từ lâu, lễ hội Ma đã trở thành một đặc trưng văn hóa được yêu thích bởi hầu hết người Nhật Bản. Đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ, Halloween chẳng khác nào ngày lễ Giáng sinh sớm vào mùa thu, một cơ hội tuyệt vời để mọi người có thể tụ tập, quây quần, cùng nhau trang trí nhà cửa, ăn những món ăn nóng sốt, đắm chìm trong âm thanh giòn tan của tiếng cười trẻ nhỏ.

栗・くり・Hạt dẻ

Một điều tuyệt vời khác của mùa thu, đó là mùa thu hoạch hạt dẻ, đặc biệt là thời điểm tháng 10. Vào thời gian này của năm, hạt dẻ trở thành một nguyên liệu theo mùa được yêu thích trong nhiều món ăn truyền thống, như kuri gohan [cơm hạt dẻ] hay kuri manju [bánh bao hạt dẻ], cùng vô số các thiên biến vạn hóa trong wagashi nữa. Hạt dẻ hấp xì dầu hay hấp muối thôi cũng là món ăn vặt ngon tuyệt hảo. Đối với những người sinh ra và lớn lên ở Nhật, những kí ức tuổi thơ của họ chắc hẳn đều có mùi hương thơm phức cùng vị ngọt bùi đầy ấm áp của những viên hạt dẻ.

Từ những viên hạt dẻ nướng nóng hổi, thơm bùi...

...món ngọt truyền thống cũng được biến hóa theo hương vị của mùa thu với hạt dẻ...

...sáng tạo với đồ ngọt kiểu Tây...

...rồi đến cả món ăn mặn với hạt dẻ, người Nhật đúng là rất thích hạt dẻ đúng không nào ^^

柿・かき・ Trái hồng vàng

Những cây hồng vàng trên khắp nước Nhật đều đơm trái vào mùa thu, đỉnh điểm là vào khoảng giữa tháng 10 đến giữa tháng 11. Bạn vẫn có thể tìm thấy trái hồng ngoài mùa thu hoạch, tuy nhiên hương vị của hoa quả vào mùa luôn hơn hẳn sản phẩm trái mùa nhỉ ^^.

Sắc cam sáng ấm áp của những trái hồng như mở ra trước mắt cả một mùa thu. Ngày nay, nhiều gia đình Nhật Bản vẫn tự trồng hồng sau vườn nhà. Đây là trái cây giàu vitamin C, giữ cho cơ thể khỏe mạnh hơn khi thời tiết chuyển lạnh. Hồng được sấy khô cũng có thể giữ được đến tận cuối mùa đông, trong khi vị ngọt của trái hồng càng trở nên ngọt đậm, thơm ngon.

Từ những "tấm rèm" hồng hoàng tráng thế này...

Úm ba la, thành những trái hồng khô để lại vị ngọt như vĩnh cửu nơi đầu lưỡi...

食欲の秋・しょくよくのあぃ・ Ẩm thực mùa thu

Ẩm thực mùa thu, mùa thu là mùa gặt, và cũng là mùa ăn uống. Lúa gạo, rau củ và hoa quả mới thu hoạch đầy ăm ắp từ nông thôn đến thành phố, cùng với tiết trời se lạnh khiến cho mỗi tâm hồn người Nhật đều mong chờ nhiều hơn những món ăn nóng hổi, thơm ngon và đầy dinh dưỡng.

Cả lương thực như gạo, trái cây, rau củ theo mùa...

Lẫn vô vàn những loại hải sản tươi roi rói, sao mà kìm lòng được đây ~!

月見・つきみ・Ngắm trăng

Tsukimi hay Otsukimi [cách nói lịch sự] là cách gọi lễ hội ngắm trăng ở Nhật Bản. Người dân tổ chức ngắm trăng vào tiết Thu phân.  Đây là khoản thời gian mặt trăng ở xa Trái Đất nhất trong năm và cũng nhờ thế mà chúng ta có thể ngắm nhìn hình thái tròn trịa, đầy đặn và sáng nhất của mặt trăng vào những ngày này.

Trung Thu sắp đến rồi, chúc các bạn mình dù đang ở Việt Nam hay ở Nhật Bản hoặc bất cứ nơi đâu, có một ngày lễ ấm áp, sum vầy bên người thân, bạn bè và thưởng thức thật nhiều đồ ăn ngon nhé ^^

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học thêm:

>>> Học từ vựng tiếng Nhật qua phim ngắn: Thời Lệnh Hòa, chuyện gì sẽ xảy ra?

>>> Đề thi chính thức JLPT N2 tháng 12/2018

>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N4 bài 49: Tôn kính ngữ

Video liên quan

Chủ Đề