Chất liệu văn học dân gian trong Truyện Kiều

Có lẽ, bất kỳ người Việt Nam nào cũng đều biết đến Truyện Kiều, đều ít nhiều thuộc “nằm lòng” những câu Kiều mình tâm đắc.

Không chỉ có thế, những câu thơ đậm hơi thở dân tộc của Nguyễn Du còn lay động rất nhiều trái tim trên thế giới, trở thành phương tiện chuyển tải tâm trạng, tư tưởng của nhiều người…

Truyện Kiều, ngoài ngôn ngữ thuần Việt và Hán Việt, còn được dịch ra nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Pháp, Nhật... qua đó, ngôn ngữ và văn chương Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến nhiều hơn. Ảnh Tư liệu

Nói về ngôn ngữ Truyện Kiều, Đào Nguyên Phổ cho rằng, đây là “thiên thu tuyệt diệu từ”, còn Phạm Quỳnh lại cho rằng, “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”… Những nhận xét đó cùng nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của Truyện Kiều đều khẳng định tài năng bậc thầy trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du.

Nguyễn Du mặc dù học chữ Hán, thi cử bằng chữ Hán nhưng ông lại sáng tác Truyện Kiều bằng chữ Nôm và ở đó, ông như một nghệ sĩ đưa ngôn ngữ dân tộc lên một đẳng cấp, một tầm cao mới. Rõ ràng, Truyện Kiều dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân nhưng chính những sáng tạo ngôn ngữ độc đáo, chính những giá trị nhân đạo sâu sắc thấm đẫm hồn dân tộc của Nguyễn Du đã Việt hóa hoàn toàn tác phẩm này.

Trên chất liệu văn học dân gian Việt Nam, trên cơ sở truyền thống văn hóa của dân tộc, Nguyễn Du đã khiến Truyện Kiều có một đời sống khác với cốt truyện nguyên bản của nó, giúp Truyện Kiều trường tồn với thời gian và vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia, hòa vào đời sống văn hóa của nhân loại.

Truyện Kiều với ngôn ngữ gần gũi với đời sống, khai thác hiệu quả kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ của văn học dân gian và chiều sâu giá trị nhân văn, nhân đạo, từ lâu đã đi vào mọi nẻo đường sinh hoạt của nhân gian. Trên thế giới hiếm có một tác phẩm có ảnh hưởng tới văn hóa dân tộc sâu rộng đến như thế.

Trên thế giới hiếm có tác phẩm nào có ảnh hưởng tới văn hoá dân tộc sâu rộng như Truyện Kiều

Như nhà nghiên cứu Phan Ngọc từng nhận xét: “Truyện Kiều là tác phẩm của ngàn tâm trạng”, bởi thế, rất nhiều người Việt, khi muốn ý tứ điều gì đó lại dùng những câu thơ đầy ẩn ý trong Truyện Kiều để biểu thị. Thậm chí, đã hơn một lần các chính khách Mỹ lẩy Kiều để biểu thị cho hiện tại và tương lai của mối quan hệ giữa hai quốc gia trong các cuộc thăm hỏi lẫn nhau.

Từ khi ra đời, tuyệt tác Truyện Kiều này đã được bao danh sĩ bàn luận, tán thưởng với những lời đẹp đẽ nhất. Mộng Liên Đường đã thốt lên: “Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”.

Đào Duy Anh cho rằng: “Truyện Kiều văn chương đủ tính nghiêm trang, đường hoàng, điêu luyện, khiến cho kẻ học thức phải khâm phục và yêu mến, mà lại đủ cả tính giản dị, phổ thông để khiến cho bình dân hiểu được mà thưởng thức”.

Còn bộ từ điển “Các tác phẩm của tất cả các thời đại và các xứ sở” xuất bản tại Paris năm 1953 lại nhận định: “Ở thời kỳ mà người Việt đang thoát dần ra khói sự lệ thuộc về văn tự viết bằng chữ Hán để trở về với tiếng mẹ đẻ thì công lao vĩ đại của Nguyễn Du là ông đã biết phát huy nghệ thuật chỉ riêng ông có, khiến cho ngôn ngữ dân tộc đã phong phú giàu chất nhạc, được nâng lên tột đỉnh của nghệ thuật, mà trước đó và cả đến hôm nay, chưa có tác giả nào vươn tới được”…

Trường Tiểu học Xuân Phổ [Nghi Xuân - Hà Tĩnh] tổ chức cuộc thi “Đọc thuộc Truyền Kiều” lần thứ nhất - năm 2019

Việc sử dụng ngôn ngữ dân gian với tần suất lớn đã khiến ngôn ngữ Truyện Kiều mang đậm hơi thở dân tộc, trở nên gần gũi, thân thuộc trong đời sống Nhân dân. Hơn thế nữa, Nguyễn Du còn có những sáng tạo độc đáo để biến những câu thơ tuyệt đẹp ấy thành từ điển mới, thành ngữ mới trong đời sống.

Thậm chí, một số tên riêng trong Truyện Kiều đã trở thành danh từ chung, thành tính từ để chỉ một loại người, một loại tính cách trong đời sống xã hội như: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư…

Cũng chính bởi tính dân tộc thấm đẫm trong ngôn ngữ mà Truyện Kiều còn có những tác động tích cực, khai sinh ra một số loại hình nghệ thuật dân gian. Cùng với việc vẽ tranh Kiều, làm thơ vịnh Kiều của tầng lớp trí thức, dân gian lại có bói Kiều, lẩy Kiều, sáng tạo nên hình thức diễn xướng trò Kiều…

Ngày nay, người dân nhiều vùng miền trong cả nước vẫn duy trì những sinh hoạt văn hóa dân gian đó trong đời sống cộng đồng. Đặc biệt, năm 2011, Hội Kiều học Việt Nam được thành lập đã quy tụ hàng trăm người yêu Truyện Kiều. Đến nay, đã có 15 tỉnh, thành trong cả nước thành lập Chi hội Kiều học. Các hoạt động của hội đã phổ cập rộng rãi trong công chúng những hiểu biết về Truyện Kiều của các nhà nghiên cứu để công chúng nâng cao độ cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của Truyện Kiều.

Với những sáng tạo đặc sắc và các giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng của Đại thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều, không ai có thể phủ nhận rằng, Truyện Kiều đã làm giàu hơn tiếng Việt, làm đẹp hơn văn chương Việt Nam. Và cũng chính Truyện Kiều đã khiến những vẻ đẹp văn hóa Việt được nhân loại biết đến rộng rãi hơn.

phong linh

Phong Linh

Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều Nhóm 3 – 18.1 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỐI VỚI TRUYỆN KIỀU Trang A. MỞ ĐẦU 3 B. NỘI DUNG 3 1. Ảnh hưởng của văn học dân gian Việt Nam đối với 3 Truyện Kiều của Nguyễn Du về kết cấu 3 1.1. Khái niệm 1.2. Ảnh hưởng về kết cấu tác phẩm có ba phần 1.3. Ảnh hưởng về kết cấu kết thúc có hậu 1.4. Ảnh hưởng về kết cấu xây dựng nhân vật 4 5 6 2. Ảnh hưởng của VHDG Việt Nam đối với Truyện Kiều 8 của Nguyễn Du về đề tài 2.1. Đề cao nhân nghĩa – đạo lý 2.2. Phản ánh xã hội phong kiến 8 10 12 2.3. Tài hoa bạc mệnh 3. ​Ảnh hưởng của VHDG Việt Nam đối với Truyện Kiều của Nguyễn Du về quan điểm thẩm mỹ 3.1. Khái quát chung về quan điểm thẩm mỹ 14 14 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tư tưởng thẩm mỹ của 14 Nguyễn Du 3.3. Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du được thể hiện qua tác phẩm “Truyện Kiều” 3.3.1. Cơ sở quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Du 3.3.2. Quan niệm của Nguyễn Du về cái đẹp 1 18 18 18 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều 3.3.2.1. Quan niệm về cái đẹp 18 3.3.2.2. Quan niệm thẩm mỹ về cái đẹp của Nguyễn Du 19 3.3.3. Sự ảnh hưởng của quan điểm thẩm mỹ văn học dân gian trong Truyện Kiều về mặt hình thức 3.3.3.1. Quan điểm thẩm mỹ thể hiện ở dung lượng tác phẩm 32 32 3.3.3.2. Quan điểm thẩm mỹ thể hiện ở mặt cấu trúc của 32 Truyện Kiều 3.3.3.3. Quan điểm thẩm mỹ thể hiện ở thể loại 35 3.3.3.4. Sự kết hợp hài hoà, chuyển dịch hợp lý của hai hệ thống ngữ liệu bác học và bình dân trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều 35 3.3.3.5. Quan điểm thẩm mỹ thể hiện ở việc sử dụng màu sắc C. KẾT LUẬN 35 36 2 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều A. MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam, hai dòng văn học viết và văn học truyền miệng – văn học dân gian – phát triển song song và bổ sung cho nhau. Những câu cao dao, tục ngữ, truyện cổ tích… gắn bó với tuổi thơ trong mỗi con người Việt Nam. Chính vì vậy, các chất liệu trong văn học dân gian được các tác gia đưa vào tác phẩm. Ta cảm thấy chúng trở nên gần gũi. Trong đó, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một minh chứng. Đó là cấu trúc của thơ lục bát, thành ngữ, tục ngữ được sử dụng một cách nhuần nhuyễn. Chính vì vậy, tuy rằng hơn 3000 câu lục bát nhưng Truyện Kiều lại gần gũi và đi sâu vào trong tâm thức của mỗi con người. Đó cũng chính là lý do nhóm ba đến với đề tài “Sự ảnh hưởng của văn hoc dân gian đối với Truyện Kiều” về phương diện đề tài, kết cấu và quan điểm thẩm mỹ. B. NỘI DUNG 1. Ảnh hưởng của văn học dân gian Việt Nam đối với Truyện Kiều của Nguyễn Du về kết cấu: 1.1. Khái niệm: Trong một tác phẩm văn học, dù có dung lượng lớn hay nhỏ thì đều bao ngồm nhiều yếu tố, bộ phận kết hợp thành. Tất cả những yếu tố, bộ phận đó đã được tác giả sắp xếp theo một trật tự, hệ thống nhằm thể hiện một nội dung nghệ thuật nhất định được gọi là kết cấu. Nói cách khác thì kết cấu là 3 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động và có phần phức tạp của tác phẩm văn học. Kết cấu là một yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm, nhưng cần có sự phân biệt giữa kết cấu và bố cục. Bố cục là sự sắp xếp các phần, các chương, các đoạn, các khổ thơ. Đây chỉ là sự tổ chức hình thức bên ngoài tác phẩm, chỉ là kết cấu bề mặt của tác phẩm. Kết cấu ngoài việc tổ chức, sắp xếp các yếu tố của tác phẩm, còn bao gồm cả sự liên kết bên trong, những mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm, trong đó có cả yếu tố bố cục. 1.2. Ảnh hưởng về kết cấu tác phẩm có ba phần: Trong một tác phẩm văn học dân gian thì kết cấu tác phẩm có thể dễ dàng nhận ra được kết cấu được chia thành ba phần. Cụ thể hơn trong mỗi thể loại ví dụ như: Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy kết cấu truyện theo thời gian tuyến tính, không có sự quay trở lại. Hay trong truyện cổ tích thì được xây dựng thành những môtip – kiểu truyện mà mỗi môtip lại có những đặc trưng riêng về kết cấu; kiểu truyện người mồ côi, bất hạnh thì nhân vật chính là người mồ côi phải ở với dì ghẻ hoặc là người có số phận bất hạnh, bị đày đọa áp bức, hoặc người em út hiền lành mà yếu thế so với người anh. Người mồ côi, bất hạnh trải qua nhiều khó khăn, bị hãm hại, sau được Tiên, Bụt hoặc vật thần kì giúp đỡ nên có được hạnh phúc, nhận được phần thưởng xứng đáng như trong truyện Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Ăn khế trả vàng,... Kiểu truyện người xấu xí mà tốt bụng, người mang lốt vật, ban đầu bị ghét bỏ hãm hại nhưng sau đó được giúp đỡ mà trở nên sung sướng, hoặc trút bỏ lốt xấu xí trở thành một người đẹp, thể hiện tài năng như trong truyện: Lấy vợ Cóc, Sọ Dừa, ....Hay trong truyện cười thì kết cấu cũng rất chặt chẽ, 4 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều các chi tiết đan móc với nhau, đều hướng về cái đáng cười như trong truyện: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày,... Dù ở thể loại nào của văn học dân gian thì ta cũng dễ dàng nhìn thấy được một cách cụ thể là kết cấu của các truyện dân gian đều bao gồm có ba phần. Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng vậy, cũng ảnh hưởng rất rõ nét của văn học dân gian khi tác phẩm được Nguyễn Du chia theo kết cấu của thể loại truyện thơ Nôm cũng gồm có ba phần: Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ. Ở phần thứ nhất là Gặp gỡ và đính ước kể về Thúy Kiều, con gái đầu lòng gia đình Vương viên ngoại – một gia đình thuộc hạng thường thường bậc trung. Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn. Nhân ngày tiết thanh minh, Thúy Kiều gặp Kim Trọng, giữa hai người đã chớm nở mối tình rất đẹp. Rồi hai người đã gặp gỡ, thề nguyền và đính ước với nhau. Phần thứ hai Gia biến và lưu lạc kể về những biến cố xảy ra với Kiều trong suốt 15 năm. Sau khi Kim Trọng phải về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều gặp cơn gia biến. Kiều quyết định bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Kiều được Thúc Sinh – một khách làng chơi hào phóng cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ nhưng bị vợ cả Hoạn Thư đánh ghen. Thúy Kiều trốn đến nương nhờ cửa Phật, Sư Giác Duyên thương tình gửi nàng cho Bạc Bà nhưng lại là người cùng phường buôn người với Tú Bà, Kiều lại rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Ở đây, Kiều được anh hùng Từ Hải cưới về, giúp Kiều báo ân báo oán nhưng lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị giết, Thúy Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến, sau đó ép gả Kiều cho viên thổ quan. Tủi nhục, Thúy Kiều nhảy xuống sông nhưng được sư Giác Duyên cứu và đến nương nhờ cửa Phật lần thứ hai. Phần thứ ba Đoàn tụ, sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều và hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, Kim Trọng đau 5 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều đớn vô cùng. Tuy kết duyên cùng Thúy Vân nhưng Kim Trọng không thể nào nguôi ngoai được, chàng cất công lặn lội tìm Kiều. Tình cờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim và Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều lòng mọi người, Kiều nối duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước rằng “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”. Như vậy có thể thấy về mặt xây dựng kết cấu của Truyện Kiều cũng vẫn là hình thái của kết cấu của thể loại truyện cổ tích, kết cấu ba phần. Mở đầu truyện bao giờ cũng là cảnh trai gái gặp gỡ rồi xảy ra biến cố ly tan mỗi người mỗi ngả, sau trải qua nhiều bước gian nan họ lại được đoàn tụ trong hạnh phúc lứa đôi, gia đình êm ấm. Chính vì vậy mà đã chi phối toàn bộ sự phát triển của các tình tiết cũng như cả tính cách của các nhân vật trong tác phẩm. 1.3. Ảnh hưởng về kết cấu kết thúc có hậu: Kết thúc có hậu là quy luật có tính tất yếu và đặc trưng của thể loại truyện thơ Nôm và nó cũng có sự ảnh hưởng từ kết thúc có hậu của văn học dân gian. Trong văn học dân gian, chúng ta sẽ thấy kết thúc có hậu trong truyện cổ tích, là kết thúc mà cái thiện chiến thắng hay được tôn vinh, cái ác sẽ bị tiêu diệt, cụ thể ta sẽ thấy trong truyện cổ tích các nhân vật có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng sau khi trải qua bao nhiêu thử thách, cuối cùng đều được hưởng hạnh phúc đó chính là nàng Tấm, Sọ Dừa hay chàng Thạch Sanh còn những kẻ ác thì sẽ bị trừng trị thích đáng. Đó là ở các tác phẩm của nền văn học dân gian, còn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể thấy cũng dáng dấp của sự ảnh hưởng nền văn học dân gian khi cách xây dựng tác phẩm của tác giả cũng mang dáng dấp của truyện cổ khi nhân vật chính là Thúy Kiều được miêu tả với bề ngoài là một người con gái xinh đẹp và có tài năng [cầm – kì – thi – họa] và có phẩm chất tốt đẹp nhưng trái lại với điều đó thì cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, cuối cùng thì bằng sự cố gắng của mình mà có được hạnh phúc, kết 6 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều thúc có hậu. Nhưng ở đây có lẽ sẽ khác một chút so với văn học dân gian thì kết thúc có hậu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không phải do Tiên, do Bụt giúp đỡ mà là tự Thúy Kiều tự tìm và giải thoát chính bản thân mình. Như vậy qua đây có thể thấy, không chỉ thể hiện ước mong của nhân dân mà còn thể hiện ý chí đấu tranh mãnh liệt trước mọi thế lực tàn bạo trong xã hội xưa. Và đây cũng chính là cơ sở tư tưởng của kiểu kết cấu kết thúc có hậu. 1.4. Ảnh hưởng về kết cấu xây dựng nhân vật: Nhân vật trong các tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt là trong truyện cổ tích rất đa dạng và phong phú, phản ánh hầu hết các hạng người trong xã hội, và còn là nhân vật của các mối quan hệ gia đình, thân tộc, xã hội. Nhân vật xuất hiện trong cổ tích bao giờ cũng nêu là những mâu thuẫn trong quan hệ xã hội, quan hệ gia đình. Nhưng dù có đa dạng và phong phú thì nhân vật trong truyện cổ tích được phân tuyến và chia làm hai tuyến nhân vật chính là tuyến nhân vật chính diện và tuyến nhân vật phản diện, tiêu biểu cho hai lực lượng đối lập nhau trong xã hội đó là thống trị - bị trị; thiện – ác; cao cả - thấp hèn; tốt – xấu... Trong ​Truyện Kiều ​chúng ta cũng thấy được sự ảnh hưởng của văn học dân gian trong tác phẩm, khi mà tác giả Nguyễn Du đã xây dựng và phân chia rất rõ hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện. Những nhân vật chính diện như Thúy Kiều được tác giả miêu tả với vẻ đẹp và tài năng hơn người nhưng lại gặp nhiều tai ương; Thúy Vân là em Thúy Kiều được Nguyễn Du xây dựng là một người con gái cũng đẹp không thua gì Thúy Kiều ​“khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”​, cuộc đời ít chịu sóng gió như chị mình; Từ Hải được Nguyễn Du xây dựng với hình tượng của một người anh hùng mang tầm vóc của vũ trụ ​“Râu hùm, hàm én, mày ngài/ Vai năm tấc rộng, thân mười ​ ruyện Kiều t​ a có thể dễ thước cao”​. Còn tuyến nhân vật phản diện trong T 7 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều dàng bất gặp như: Hồ Tôn Hiến được Nguyễn Du miêu tả là một con người bất nhân, bất nghĩa, thất tín và háo sắc: ​“Nghe càng đắm ngắm càng say/ Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”;​ nhân vật Sở Khanh trong tác phẩm là một kẻ ăn chơi, chuyên đi lừa và Thúy Kiều đã bị kẻ này đánh lừa trong tình yêu, trong Truyện Kiều S​ ở Khanh được nhắc đến qua câu thơ: ​“Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh”​, và vì tác phẩm có nhiều ảnh hưởng lớn trong văn hóa của Việt Nam mà chữ sở khanh được dùng với nghĩa đó là một người hay đi lừa tình; hay một Mã Giám Sinh – một tên lái buôn gái lừa lọc và đểu giả; một mụ Tú Bà dữ dằn và nham hiểm...Tất cả các nhân vật đã qua ngòi bút của Nguyễn Du đã được phân thành hai tuyến nhân vật rõ ràng, thể hiện rất rõ sự ảnh hưởng về kết cấu nhân vật trong tác phẩm văn học dân gian. 2. Ảnh hưởng của VHDG Việt Nam đối với Truyện Kiều của Nguyễn Du về đề tài: 2.1. Đề cao nhân nghĩa – đạo lý: Trong nền văn học dân gian, đề tài thể hiện nhân nghĩa – đạo lý rất được phổ biến trong nhiều thể loại như ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, truyền thuyết… Đặc biệt ở mảng ca dao – tục ngữ, đề tài đề cao về hiếu nghĩa rất 8 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều phong phú và đa dạng. Nhấn mạnh đạo hiếu, nếu ta không có cha mẹ sanh thành dưỡng dục thì không có chúng ta trên quả đất này: Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn. Bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn của cha mẹ đối với các con thật to lớn như trời cao: Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được công lao mẫu từ. Cha mẹ đã tạo ra ta, phận làm con phải hiếu kính với cha mẹ. Việc kính trọng và báo hiếu dành cho cha mẹ không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần: Đêm đêm khấn nguyện Phật trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con. Tất cả những biểu hiện của đề tài về hiếu nghĩa của văn học dân gian trong ca dao – tục ngữ ngoài ra còn trong truyền thuyết, truyện cổ tích có ảnh hưởng sâu sắc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong tác phẩm, Kiều vì thực hiện chữ hiếu mà phụ nghĩa Kim Trọng. Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, Kiều quyết định bán mình để thực hiện hiếu nghĩa vì “Có ba trăm lạng việc này mới xong”. Kiều rất đau đớn vì phải chọn giữa chữ hiếu và chữ tình. Cuối cùng, Kiều quyết định chọn chữ hiếu theo nhân nghĩa đạo lý ở đời: Duyên hội ngộ, đức cù lao Bên tình, bên hiếu, bên nào nặng hơn? Để lời thề bải minh sơn Làm con trước phải đền ơn sinh thành Quyết tình nặng mới hạ tình, Để cho để thiếp bán mình chuộc cha! 9 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều Nhóm 3 – 18.1 Hay trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngân Bích. Kiều xót xa nghĩ đến cha mẹ già tựa cửa trông con. Khi thời tiết thay đổi, ai là người chăm sóc cha mẹ “tựa cửa hôm mai”, “quạt nồng ấm lạnh”. Sự trăn trở của Kiều khi nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến bổn phận làm con của mình chứng tỏ Kiều là một người con hiếu thảo: Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ Sân lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Đề tài nhân nghĩa – đạo lý trong Truyện Kiều còn được thể hiện qua việc Kiều biết trọng nghĩa nhân và luôn thực hiện chữ “tam tòng” đối với Kim Trọng và Từ Hải. Trong đoạn trích Trao duyên sao khi việc nhà im xuôi, Kiều tìm cách trao duyên cho Thúy Vân, mong muốn Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng vì Kiều không muốn là người nợ ân tình, không muốn là người phụ bạc Kim Trọng. Nàng đúng là một người biết trọng tình nghĩa: Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa… Hay trong đoạn trích Chí khí anh hùng, Từ Hải quyết định ra đi vì sự nghiệp lớn, Kiều một mực đòi theo để thực hiện chữ “tam tòng”của người phụ nữ có chồng. Kiều muốn cùng chia sẻ với Từ Hải những khó khăn, trắc trở trên con đường đi tìm công danh. Nàng muốn đi cùng chồng để chăm sóc chồng vì nàng không muốn cô đơn: Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng”, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi. Có thể nói, Nguyễn Du chịu sự ảnh hưởng rất lớn về mặt đề tài nhân nghĩa – đạo lý của nền văn học dân gian qua việc xây dựng hình tượng nhân 10 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều vật Thúy Kiều – một nhân vật luôn giữ trọn đạo lý Nho giáo. Kiều là một người phụ nữ hiếu thảo, trọng tình nghĩa, là một người phụ nữ điển hình trong xã hội phong kiến. 2.2. Phản ánh xã hội phong kiến: Trước hết chúng ta thấy trong Truyện Kiều quyền lực lớn nhất tập trung vào bọn quan lại trong xã hội phong kiến. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du thấy cái xấu xa của bọn quan lại không phải là hiện tượng mà là bản chất. Nguyễn Du khái quát chúng về đặc điểm của bọn quan lại phong kiến giống như trong câu ca dao: Một ngày là thói sai nha Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền Đến đây, ta thấy Truyện Kiều cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc đề tài về phản ánh xã hội phong kiến từ văn học dân gian. Nguyễn Du xây dựng quan lại bằng những hình tượng cụ thể. Những tên này tuy khác nhau về ngoại hình, tính cách nhưng đều là những kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình Kiều. Thằng bán tơ là kẻ vu oan cho gia đình Kiều, chúng đến nhà tàn sát, bạo ngược và cuối cùng : Đồ tuế nhuyễn, của riêng tây, Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham Và bọn quan lại chỉ dịu cơn thịnh nộ khi nghe thấy có mùi hôi tanh của đồng tiền «Có ba trăm lạng việc này mới xong ». Câu thơ này của Nguyễn Du cũng gần giống với câu ca dao « Đồng tiền đi trước, mực thước theo sau » trong nền văn học dân gian. Hay là những ông quan động lòng với tiếng khóc sụt sùi của Thúc Sinh mà chẳng động lòng một chút nào trước cảnh tra tấn Kiều dã man. Khi biết Kiều có tài thơ, quan quên hết công lý bắt Thúy Kiều làm thơ và cuối cùng nhờ một bài thơ mà xong hết mọi chuyện : 11 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều Thôi đừng rước dữ cưu hờn, Làm chi lỡ nhịp cho đờn ngang cung Đã đem đến trước cửa công Ngoài thì là lý song trong là tình… Ở mảng đề tài về phản ánh xã hội phong kiến, Nguyễn Du cũng chịu ảnh hưởng lớn của nền văn học dân gian. Ông tiếp tục lên án những thói xấu xa của bọn quan lại như vơ vét, vu oan cho dân lành. Những ông quan xử kiện theo cảm tính, vì tiền, bất tài vô dụng…Trước đó, trong văn học dân gian cũng có nhiều câu ca dao – tục ngữ phản ánh những thói xấu của bọn quan lại như : Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Sau thế lực của quan lại là thế lúc của đồng tiền, Nguyễn Du là một trong những nhà thơ tố cáo gay gắt sức mạnh của đồng tiền.Trong Truyện Kiều , đồng tiền len lỏi vào khắp chốn, khắp nơi, vào mọi tầng lớp xã hội, chi phối tâm lý một bộ phận lớn những con người trong cái xã hội này. Ở đây quan lại có kẻ vì tiền mà hành hạ con người, nho sĩ có kẻ vì tiền mà lưu manh hóa, bọn buôn thịt bán người tất cả vì tiền mà bày biện ra trăm phương nghìn kế bẫy người phụ nữ, bắt họ phải đem thân ra làm món hàng để buôn bán cho chúng kiếm chác. Đồng tiền ăn sâu vào tâm lý con người đến nỗi Mã Giám Sinh trước tài hoa và nhan sắc của Thúy Kiều chỉ biết có cân đo, trả giá. Còn Tú Bà thì mừng cuống lên khi thấy Mã Giám Sinh mua được Thúy Kiều, rồi tức đến lộn ruột khi biết Kiều kết thân với Mã Giám Sinh, và run sợ mặt tái mét khi thấy Thúy Kiều rút dao tự tử. Nguyễn Du đã coi giai cấp thương nhân với tất lòng khinh miệt. Thực chất đồng tiền làm xáo lộn hết cả mọi giá trị của đời sống, làm cho đời người không còn là của mình mà biến thành một vật ngoài mình, một món 12 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều hàng để trao đổi, đảo lộn cả xã hội và mối quan hệ con người với con người, bị tha hóa… Sở dĩ đồng tiền có năng lực làm lộn ngược hết cả ý nghĩa của đời sống, chính là vì mọi giá trị nhân bản đã bị tha hoá, biến thành những vật ngoài người ta, những món hàng ở thị trường. Mã Giám sinh cân nhắc tài sắc của Kiều như con vật bán ở chợ, “cò kè bớt một, thêm hai”, rồi mua được về thì tính toán vốn lãi: Về đây nước trước bẻ hoa, Vương tôn quý khách ắt là đua nhau. Hẳn ba trăm lạng kém đâu, Cũng đà vừa vốn còn sau thì lời. … Mập mờ đánh lận con đen, Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền, mất chi? Trong Truyện Kiều, quan lại đòi bại và đồng tiền là hai thế lực to lớn nhất chi phối toàn bộ xã hội. Bên dưới hai thế lực ấy, chúng ta còn thấy có thế lực của các nhà chứa. Ở đây nhà chứa có cái to như lầu xanh cuả Tú Bà, có cái bé như hành viện của Bạc Bà, Bạc Hạnh. Thúy Kiều sảy nhà là rơi vào nhà chứa. Nhà chứa được pháp luật thừa nhận, hoạt động công khai, tự do đi mua người, rồi lại tự do bán người. Kinh doanh cái nghề này không phải chỉ có bọn gái đĩ về già như Tú Bà, mà có cả Sở Khanh, Mã Giám Sinh, vốn là nhà nho, là sinh viên trường Quốc Tử Giám, có cả Bạc Bà, Bạc Hạnh vừa buôn người, vừa “Am mây quen lối đi về dầu hương”… Đạo đức phong kiến đã làm cho con người tàng bạo và giả dối. Trước đó, trong văn học dân gian cũng phản ánh tác hại của đồng tiền trong các truyện cổ tích như Ăn khế trả vàng, Đồng tiền Vạn Lịch… Đến đây, Nguyễn Du đã tiếp nhận và cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ đề tài phản ánh xã hội phong kiến của văn học dân gian. 2.3. Tài hoa bạc mệnh: 13 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều Gia đình viên ngoại họ Vương thuộc về thành phần trung gian trong xã hội phong kiến. Kiều đã được luyện tập trong mọi nghề phong lưu: thi, hoạ, ca, nhạc. Nhưng phương thức sinh hoạt còn giản dị: ngày hội Đạp Thanh, ba chị em “bộ hành chơi xuân”, trong khi bọn giàu có thì “ngựa xe như nước, áo quần như nêm”. Thậm chí phụ nữ trong nhà còn có phần tham gia lao động, và hôm bọn sai nha đến cướp phá thì chúng đã làm “Rụng rời khung cửi, tan tành gói may”. Vậy họ Vương chắc cũng có ruộng phát canh mà không có nhiều. cả nhà lại tìm cách sinh nhai trong nghề thủ công: “Thuê may bán viết, kiếm ăn lần hồi”. Chúng ta có thể nhận định: Kiều xuất thân ở tầng lớp tiểu phong kiến, có thể là vào hạng dưới. Mâu thuẫn giữa tài và mệnh xuất phát từ kinh nghiệm thực tế xã hội. Họ có phương tiện để rèn luyện cá nhân, xây dựng tài năng, nhưng lại không được sử dụng cái tài năng ấy một cách xứng đáng, vì bị bọn quý tộc, quan liêu đàn áp, có khi biến cái tài năng ấy thành một cái tai vạ. Nhưng vì gia tư họ Vương là “thường thường bậc trung”, chỉ một buổi quấy lộn của bọn sai nha là đủ để làm tan nát tài hoa của Kiều đã có điều kiện để xây dựng, nhưng lại sẽ làm một mồi hấp dẫn cho bọn thống trị dầy vò và biến thành một công cụ hưởng lạc cho chúng. Cái bạc mệnh này không phải là trường hợp cá biệt, mà là điển hình cho cả một số thành phần quan trọng trong xã hội phong kiến: “Làm gương cho khách hồng quần thử soi”. Tư tưởng tài mệnh tương đố phản ánh trong chủ quan cá nhân tình trạng thực tế của những tầng lớp trung gian bị bọn thống trị đe doạ, đàn áp « Nghìn thu bạc mệnh, một đời tài hoa ». Phạm vi này mới là phạm vi tài hoa cá nhân, oán trách bạc mệnh, nhưng vì nội dung mối sầu cũng còn có ý nghĩa phổ cập, tiếng đàn đã đạt được một giá trị nghệ thuật sâu sắc, làm cho thiên hạ cảm thấy một cách thấm thía bản chất bất nhân, bầu không khí nghẹt thở : 14 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân. Trước đó, trong văn học dân gian, trong các bài ca dao than thân « Thân em… » tác giả dân gian cũng thể hiện vẻ đẹp, tài hoa của người phụ nữ phong kiến nhưng vẻ đẹp, tài hoa ấy lại không được trân trọng mà bị vùi dập, xem thường, bị phụ thuộc vào người khác, mặc cho số phận đưa đẩy. Đến với Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng tiếp nối và chịu ảnh hướng lớn đề tài tài hoa bạc mệnh thông qua việc xây dựng nàng Kiều với tài sắc vẹn toàn nhưng « bạc mệnh », chịu nhiều nỗi đau từ thể xác đến tâm hồn trong xã hội phong kiến. 3. ​Ảnh hưởng của VHDG Việt Nam đối với Truyện Kiều của Nguyễn Du về quan điểm thẩm mỹ: 3.1. Khái quát chung về quan điểm thẩm mỹ: Đại Từ điển Tiếng Việt, thẩm mỹ là khả năng cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp: khiếu thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Thẩm mỹ chính là quan niệm, sự đánh giá, cảm thụ của con người về cái đẹp, về những biểu hiện của các quan hệ thẩm mỹ trong cuộc sống: cái thẩm mỹ trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong sáng tạo nghệ thuật. Ta có thể hiểu tư tưởng thẩm mỹ là những suy nghĩ, quan niệm, quan điểm về những biểu hiện của cái đẹp, cái thẩm mỹ trong tự nhiên, xã hội và nghệ thuật của cá nhân, nhóm, trào lưu nghệ thuật, tổng thể giai cấp, xã hội, được bộc lộ qua các hoạt động thực tiễn cụ thể. Tư tưởng thẩm mỹ là sự kết hợp giữa lý trí và tình cảm, tức là biểu hiện cả dưới dạng lý trí và xúc cảm. Nó thuộc về tư duy hình tượng. 15 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du: Trước hết, có thể thấy rằng, tư tưởng thẩm mỹ của Việt Nam nói chung và của Nguyễn Du nói riêng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng mỹ học cổ đại Trung Hoa. Chính bản thân Truyện Kiều cũng được Nguyễn Du dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Mỹ học Trung Hoa là sự đan cài và đầy mâu thuẫn giữa các luận thuyết mỹ học khác nhau. Khuynh hướng tích cực nhất là xem cái “mỹ” có nguồn gốc ở cái “chân” của tự nhiên. Vì vậy, cái “mỹ” của nghệ thuật cần lĩnh hội có chọn lọc cái “chân” đó thông qua sự thể hiện cái “tâm”, cái“tình” thuần khiết của người sáng tạo. Khuynh hướng mỹ học quý tộc thường đề cao “đạo”, “lý tưởng” phụ thuộc vào hệ tư tưởng thống trị và xem cái thẩm mỹ là phẩm chất “người quân tử” [kẻ đại diện cho quyền lực tinh thần của giai cấp thống trị]. Nguyễn Du chịu ảnh hưởng khá rõ nét từ Nho giáo và Đạo giáo. Nguồn gốc tư tưởng thẩm mỹ của ông trước hết là tư tưởng thẩm mỹ Nho giáo. Bởi lẽ, từ thế kỷ XV, cho đến giữa thế kỷ XIX, thậm chí đến đầu thế kỷ XX, trong đời sống tinh thần của nước ta, Nho giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo, chi phối. Nguyễn Du sống ở cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX nên đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ những tư tưởng của Nho giáo, trong đó có tư tưởng thẩm mỹ, nhất là khi ông xuất thân trong một gia đình, một dòng họ nổi tiếng về tước vị và vănchương, đặc biệt ông nội của Nguyễn Du là Nguyễn Quỳnh lại chuyên chú về Kinh Dịch. Trong hệ thống tư tưởng của mình, Nho giáo cũng đề cập tới những tư tưởng thẩm mỹ sâu sắc. Đối với học thuyết này, thì mỹ chính là thiện, tận thiện, tận mỹ tồn tại trong một sự vật hiện tượng, là tiêu chuẩn và yêu cầu cao nhất của cái đẹp. Khổng Tử quan niệm: mỹ tức là thiện. Thiện chủ yếu là sự 16 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều bình giá có tính công lợi của sự vật. Còn đối với mỹ, ngoài tính công lợi ra nó còn phải đáp ứng sự hài hòa giữa nội dung và hình thức. Khi nói thiện tức là mỹ, Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh sự thống nhất thiện – nội dung, mỹ hìnhthức trong văn chương – nghệ thuật, là sự biểu hiện giữa đức và văn. Ông nói: “Người có đức tất có lời, người có lời tức có đức”. Y phục xứng kỳ đức. Cái đẹp của cách may mặc phải hài hòa với các giá trị đạo đức. Cũng bàn về vấn đề này, từ góc độ nhân tính, Mạnh Tử cho rằng, cái đẹp luôn có trong mọi người. Ông quan niệm: “Làm cho đầy đặn gọi là đẹp”. Do vậy, theo ông, cái đẹp thống nhất với cái thiện, thêm tín vào nữa là sự thống nhất chân – thiện – mỹ. Đồng thời, Nho giáo cũng đưa ra quan niệm về cái đẹp thực hữu, sống động. Tư tưởng thẩm mỹ Nho giáo đề cao tính biểu tượng, được soi rọi từ hiện thực của tâm, chí. Mặc dù đề cao vai trò của cái chủ quan trong quá trình tiếp nhận ngoại cảnh, Nho giáo trong bản thân học thuyết của mình chưa bao giờ phủ định tính hiện thực của sự tồn tại thế giới hiện tượng. Cái đẹp, cái thẩm mỹ trong quan điểm của Nho giáo vẫn là những gì gắn với mặt đất, con người đang tồn tại chứ không nằm trong một thế giới siêu việt. Nó thường vận động, biến đổi theo quy luật biến dịch chứ không hề tĩnh tại. Có thể coi cái động là một phạm trù thẩm mỹ tiêu biểu của văn chương nhà nho. Những hình tượng thiên nhiên sống động, cương kiện như tùng, trúc, cúc, mai là sự tiếp diễn một cách tự nhiên từ tinh thần triết học tới lĩnh vực thẩm mỹ. Hay nói cách khác, thẩm mỹ cũng là một phương diện trong đời sống tinh thần lấy tu dưỡng làm then chốt của nhà nho, thẩm mỹ cũng là một loại công cụ phục vụ tu dưỡng. Tư tưởng thẩm mỹ Nho giáo còn được thể hiện ở thái độ đối với thiên nhiên – khách thể thẩm mỹ. Giới tự nhiên được nhà nho xác định là miền đất 17 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều để bộc lộ tâm sự, để trứ tâm. Đó là nơi nhà nho có thể truy cầu sự thỏa mãn về phương diện thẩm mỹ, ở đó có cái đẹp toàn vẹn, có cái phong phú, phóng khoáng thanh khiết. Mây, nước, phong, hoa, tuyết, nguyệt đều là cội nguồn cái đẹp trong thơ miêu tả tự nhiên của các nhà nho. Chỉ có điều, thiên nhiên không phải là một khách thể thẩm mỹ khách quan mà là chủ khách thể tương thông hợp nhất. Đứng trước thiên nhiên hùng vĩ, các nhà nho thường có một tâm trạng phổ biến là cảm nhận được sự trường cửu của non sông, đồng thời cũng cảm nhận được cả cái phù vân, ngắn ngủi của cuộc đời con người, cái một đi không trở lại của dòng thời gian. Từ đó, trong mỗi người đều sinh ra một lòng cảm khái đối với quá khứ, với lịch sử hào hùng. Trong phạm vi đạo Nho, chí có một nghĩa cụ thể: khao khát muốn làm cái gì đó cho đời và nhất là sống đúng theo những chỉ dẫn của thánh hiền. Đó chính là quan niệm thơ để nói chí của mình [Thi ngôn chí]. Bên cạnh sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Nguyễn Du cũng chịu những tác động nhất định của Đạo giáo. Theo Trang Tử, cái đẹp tối cao là cái đẹp tự do không phụ thuộc một nguyên tắc nào. Khát vọng tự do là cội nguồn của cái đẹp khoáng đạt trong tư tưởng của Trang Tử. Khi đứng lên đòi quyền tự do trong tình yêu, tự do cho người phụ nữ chắc hẳn Nguyễn Du không thể không chịu ảnh hưởng từ quan điểm này của Đạo giáo. Ngoài sự tiếp xúc với Nho giáo, Đạo giáo, Nguyễn Du cũng có nhiều điều kiện nghiên cứu về Phật giáo. Theo Phật giáo thì cái thẩm mỹ, quan hệ thẩm mỹ là sản phẩm của ý thức thuần túy, của “linh hồn vũ trụ” hay “linh hồn cá thể”. Đời sống thẩm mỹ, hoạt động thẩm mỹ của con người rút cuộc cũng nằm trong “luân hồi” và “nghiệp”. Như thế, mọi sáng tạo văn hóa thẩm mỹ của con người đều không thể thoát ra khỏi mục tiêu “Niết bàn”, “Không”. Phật giáo khác các tôn giáo khác ở chỗ, chúng sinh thuộc bất kỳ đẳng cấp nào cũng 18 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều được giải thoát. Con người là đối tượng trung tâm của hệ thống giáo lý Phật giáo. Triết lý tìm về bản thân, hiểu về bản ngã là triết lý tối cao của Phật giáo. Đức Phật đã khuyến khích chúng sinh: “Hãy tự mình thắp đuốc mà đi, hãy nương tựa vào chính mình, vì Như lai chỉ là người dẫn đường”. Tư tưởng thẩm mỹ của Nho – Phật – Lão có một lịch sử lâu dài và có những thành tựu quý báu. Tuy nhiên, do nảy sinh và phát triển trên cơ sở của phương thức sản xuất châu Á và chế độ nông nô, phong kiến nên mỹ học nói chung và tư tưởng thẩm mỹ thời kỳ này nói riêng đã không thể vượt lên được và về sau thường rơi vào duy tâm, thần bí, siêu hình. Với Nguyễn Du, Thiền, Phật, Lão Trang thể hiện cái nhìn hư ảo về cuộc đời, đề cao cái tự nhiên trong con người, có tính cách phi chính thống của nhà nho tài tử, đồng thời cũng là phương tiện để chuyển tải những tư tưởng nhân văn chủ nghĩa. Tóm lại Có thể nói, tư tưởng thẩm mỹ là những suy nghĩ, quan niệm, quan điểm về các thuộc tính thẩm mỹ trong tự nhiên, xã hội và nghệ thuật của cá nhân, nhóm, trào lưu nghệ thuật, tổng thể giai cấp, xã hội như cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái bi, cái hài,… được bộc lộ qua các hoạt động thực tiễn cụ thể. Tư tưởng thẩm mỹ bao giờ cũng được cụ thể hóa trong các chất liệu của nó, tức nó phải được thể hiện một cách đặc thù vào tác phẩm nghệ thuật. Nó có sự kết hợp giữa lý trí và tình cảm đã được nâng lên ở tầm lý luận. Quan niệm về cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái bi, cái hài,… phải tạo ra được giá trị thẩm mỹ nhất định. Điều đó có nghĩa là nó phải gắn bó chặt chẽ với các vấn đề cá nhân, xã hội, thời đại,… Và Nguyễn Du đã làm được điều đó. Ông đã gắn liền những vấn đề chung của thời đại, của dân tộc, nhân dân với những vấn đề mang tính chất cá nhân, những câu chuyện riêng tư của chính mình. Vì vậy, mà những chuyện đời tư ấy luôn mang trong mình những giá trị thẩm mỹ tốt đẹp. 19 Nhóm 3 – 18.1 Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với Truyện Kiều 3.3. Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du được thể hiện qua tác phẩm “Truyện Kiều”: 3.3.1. Cơ sở quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Du: Một là, quan niệm thẩm mỹ của ông được bộc lộ rõ nét qua cái nhìn về cuộc đời và con người. Nguyễn Du đã tạo nên những cơ sở triết học, mỹ học để triển khai tư tưởng nhân sinh của mình theo hướng kết hợp Nho, Phật và Lão trên nền tảng tâm thế Việt: lấy sự cảm thương, đồng điệu làm điểm tựa cho những nhận định về nhân thế. Hai là, Nguyễn Du đã xem thiên nhiên như một cõi thiêng, một chốn đi về của tâm hồn. Ba là, quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Du được thể hiện qua sự minh triết của con người thanh cao, u uẩn. Nguyễn Du đã tuân thủ nguyên lý minh triết của Phật giáo và sắc thái duy tình của người Việt. Bốn là, nhà thơ còn quan tâm đến bản chất, chức năng của văn chương. 3.3.2. Quan niệm của Nguyễn Du về cái đẹp: 3.3.2.1. Quan niệm về cái đẹp: Theo quan điểm mỹ học hiện đại, cái đẹp được coi là một phạm trù cơ bản, đóng vai trò trung tâm trong đời sống thẩm mỹ, trong các quan hệ thẩm mỹ. Nó vừa là sản phẩm của lịch sử phát triển bản thân năng lực thẩm mỹ, vừa là sự phát triển tư tưởng thẩm mỹ của chính loài người. Bản chất cái đẹp gắn liền với lịch sử phát triển tư tưởng, quan niệm về cái đẹp của nhân loại. Nó “bắt nguồn từ cái chân thật và cái tốt; nó tỏa chiếu bằng những xung động thẩm mỹ có sức cuốn hút cho con người định hướng đời sống theo luật hoàn thiện, hoàn mỹ. “Tính toàn thiện, toàn vẹn và sinh động được thể hiện cao nhất trong cái đẹp nghệ thuật, vì nó là cái đẹp được tạo ra bởi những chủ thể tài năng theo mục đích của con người nhằm vươn tới lý tưởng của loài người tiến bộ”. 20

Video liên quan

Chủ Đề