De thi học sinh giỏi văn 6 theo cấu trúc mới có đáp an

69 đề thi học sinh giỏi Văn 6 năm 2021 - 2022

Bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều mang tới 69 đề ôn thi HSG Văn 6, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học sinh giỏi các cấp.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều năm 2021 - 2022

I.PHẦN ĐỌC HIỂU [6,0 điểm]

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

GÁNH MẸ

Cho con gánh mẹ một lần,Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.Cho con gánh mẹ đầu non,Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...Ngày xưa mẹ gánh à ơi!Con xin gánh lại những lời mẹ ru.Đường đời sương gió mịt mù,Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...Để con gánh mẹ đừng can,Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?Cho con gánh cả tháng dài,Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.Cho con... gánh cả đôi vai,Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.Mẹ già lá sắp xa câyLỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?Mẹ ơi sóng biển dạt dào,Con sao gánh hết công lao một đời.Bông hồng cài áo đúng nơi,Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.Cho con gánh lại mẹ già,

Để sau người gánh chính là con con...

[Quách Beem]

Câu 1. [1,0 điểm] Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. [1,0 điểm] Em hiểu nghĩa của từ “gánh” trong đoạn trích là gì?

Câu 3. [2,0 điểm] Tìm, gọi tên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

Câu 4. [2,0 điểm] Thông điệp mà đoạn trích trên gửi đến chúng ta là gì?

II.PHẦN LÀM VĂN [14,0 điểm]

Câu 1. [4,0 điểm]

Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn [khoảng 150 chữ] trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

Câu 2. [10,0 điểm]

Hãy kể lại giấc mơ gặp và trò chuyện cùng Thánh Gióng. Trong cuộc đối thoại, Thánh Gióng đã khuyên em cần phải làm thế nào để trở thành tráng sĩ?

Đáp án đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

PHẦNCÂUNỘI DUNGĐIỂM

I

1

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

1,0 điểm

2

Nghĩa gốc: “Gánh” là mang một vật nặng bằng cách mắc vào hai đầu một cái đòn đặt lên vai

-Trong đoạn trích này từ “gánh” được hiểu theo nghĩa chuyển: đó là sự lam lũ, tảo tần của người mẹ trong hành trình mưu sinh, nuôi con khôn lớn. Đó còn là thái độ của người con muốn đền đáp, báo hiếu công ơn của mẹ,…

2,0 điểm

3

Các biện pháp tu từ

- Điệp ngữ: Cho con gánh mẹ

- Hoán dụ: Gánh mẹ đầu non, gánh à ơi, gánh tháng dài, gánh đôi vai…

- Ẩn dụ: biển trời, lời ru, thân cò lặn lội, bông hồng, bông hiếu

* Tác dụng: bằng sự lặp đi lặp lại các câu từ như muốn khẳng định tấm lòng hiếu thảo của con dành cho mẹ yêu của mình. Các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ gần gũi, giàu sức biểu cảm thể hiện được công ơn trời biển của mẹ dành cho con.

1,0 điểm

4

HS có thể rút ra các thông điệp ý nghĩa sau:

- Sự thấu hiểu ơn nghĩa sinh thành của người mẹ và trân trọng mẹ mình.

- Mỗi người trong chúng ta hãy đáp đền công ơn sinh thành của mẹ ngay từ bây giờ.

=>Sau đó lí giải thông điệp theo hiểu biết của cá nhân nhưng không vi phạm chuẩn mực đạo đức.

2,0 điểm

II

1

a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:

1.Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề

2.Thân đoạn:

- Tình mẫu tử là tình mẹ con, nhưng thường được hiểu là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở… người mẹ dành cho con.

- Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

+ Tình mẫu tử còn là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

+ Tình mẫu tử là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống….

- Phê phán những hiện tượng trái đạo lí: những người mẹ vứt bỏ con mình, những người con bất hiếu, …

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.

4,0 điểm

2

a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

b. Xác định đúng yêu cầu của đề

c. Triển khai vấn đề rõ ràng, đầy đủ; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các kiến thức Tập làm văn đã học để làm bài hiệu quả cao. Có thể viết theo định hướng sau:

1/Mở bài: Giới thiệu giấc mơ gặp Thánh Gióng[Trong trường hợp nào]:

VD: + Sau cuộc thi “Hội khoẻ Phù Đổng” tôi trở về nhà, tôi thiếp đi và chợt nghe thấy tiếng loa của sứ giả kêu gọi người tài đi đánh giặc...

2/Thân bài:

- Kể lại hoàn cảnh gặp gỡ Thánh Gióng: Tôi đang bước gần một ngôi nhà tranh nhỏ bé, ở sau sân có một tráng sĩ đang luyện võ, anh quay lại nở nụ cười và vẫy tay, tráng sỹ giới thiệu mình là Thánh Gióng.

- Kể lại những nét tiêu biểu, gây ấn tượng về ngoại hình, tác phong của Thánh Gióng như nhân vật tròn truyện kể dân gian: một thanh niên khôi ngô, tuấn tú, thân hình vạm vỡ, vẻ thông minh khác lạ, các động tác tập luyện mạnh mẽ, dứt khoát.

- Kể lại diễn biến tâm trạng của “tôi” trong cuộc gặp gỡ: bất ngờ, vui sướng khác lạ.

- Kể lại cuộc trò truyện thân mật giữa “tôi” và Thánh Gióng

+ Thánh Gióng nói về việc tập luyện võ nghệ để bảo vệ xóm làng, còn tôi kể cho Thánh Gióng về cuộc thi “Hội khoẻ Phù Đổng” được tổ chức hằng năm ở trường học chúng tôi.

+ “ Tôi” thổ lộ mong muốn trở thành tráng sĩ, Thánh Gióng kể lại bí quyết của mình: ăn uống điều độ đúng giờ giấc, hằng ngày chăm chỉ tập luyện thể dục và võ nghệ, đồng tình với việc tổ chức “Hội khoẻ Phù Đổng”, khuyên “tôi” nên điều chỉnh giờ học, chăm đọc sách để mở mang tầm hiểu biết.

+ Thánh Gióng nêu lên quan niệm về một tráng sĩ: phải có đạo đức, kỷ luật tốt, biết giúp đỡ mọi người yêu thương và bảo vệ đồng bào mình.

3/ Kết bài:

- Kể lại hoàn cảnh tỉnh giấc, cảm nghĩ của “tôi” sau khi tỉnh dậy với giấc mơ lý thú:

+ Đang tập võ thì có tiếng mẹ gọi, chợt nhận ra đây chỉ là một giấc mơ

+ Những cảm xúc, suy nghĩ về lời khuyên của Thánh Gióng và ước mơ vươn vai trở thành dũng sĩ, tự nhủ cùng các bạn noi gương Thánh Gióng để xây dựng, giữ gìn và bảo vệ đất nước ngày càng tươi đẹp.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt.

10,0 điểm

.....

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

Cập nhật: 11/03/2022

Đề thi học sinh giỏi Văn 6 soạn theo cấu trúc mới nhằm đáp ứng sự thay đổi theo nội dung chương trình mới. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em học sinh tư liệu này.

Đề thi học sinh giỏi văn 6 số 1

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU [ 6,0 điểm]

Đọc hai đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Ước chi vòng tay ấy Ôm hoài tuổi thơ con

[Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai]

Ánh mắt bố thân thương Rọi sáng tâm hồn bé Và trong bầu sữa mẹ Xuân ngọt ngào dòng hương

[Mùa xuân của bé, Lâm Thị Quỳnh Anh]

Câu 1. [1 điểm]: Hai đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của hai đoạn thơ đó?
Câu 2. [1 điểm]: Hai đoạn thơ có điểm gì chung về nội dung.
Câu 3. [2 điểm]: Từ “xuân” trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu ý nghĩa của từ “xuân” trong hai đoạn thơ?
Câu 4. [2 điểm]: Theo em từ hai đoạn thơ, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?

II. PHẦN LÀM VĂN [ 14,0 điểm]

Câu 1. [4 điểm] Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:

Ước chi vòng tay ấy
Ôm hoài tuổi thơ con.
                          [Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai]

Câu 2. [10 điểm]
Môt buổi sáng, em đi đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện buồn của hoa.

GỢI Ý LÀM BÀI

Đề thi học sinh giỏi Văn 6

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU [6,0 điểm]

Câu 1

Hai đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ.
Phương thức biểu đạt của hai đoạn thơ là biểu cảm.

Câu 2

Điểm chung trong nội dung của hai đoạn thơ: bộc lộ được niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi người con khi được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.

Câu 3

– Từ “xuân” trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa chuyển. – Ý nghĩa của từ “xuân” trong hai đoạn thơ: +Xuân [đoạn 1]: là tình yêu thương của mẹ đối với tuổi thơ của bé. Bé ước mãi được ở trong vòng tay yêu thương, ấm áp ấy.

+Xuân [đoạn 2]: dòng sữa mẹ ấm áp là mùa xuân nuôi bé lớn với nghĩa đầy đủ nhất cả về vật chất và tinh thần.

Câu 4

HS có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải hướng tới giải quyết những điều gửi gắm của tác giả. Dưới đây là một số gợi ý – Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là thiêng liêng, cao đẹp. – Mỗi người con cảm thấy hạnh phúc, sung sướng khi được sống trong vòng tay yêu thương, ấm áp nghĩa tình của cha mẹ.

– Mỗi chúng ta cần có ý thức trân quý, xây dựng gia đình hạnh phúc….

II. PHẦN LÀM VĂN [ 14,0 điểm]

Câu 1. [4,0 điểm]

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ

*Yêu cầu chung

– Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
– Xác định đúng nội dung: Mong ước được sống trong tình mẹ.

* Yêu cầu cụ thể

– Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: HS có nhiều cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung sau: + Hai câu thơ thể hiện mong muốn ngây thơ, hồn nhiên được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Đó là mong ước giản dị được mẹ ôm, được mẹ vỗ về…

+ Đó là cách “làm nũng” đáng yêu vô cùng, thể hiện tình cảm trong sáng của trẻ thơ. Được sống trong tình mẹ là niềm hạnh phúc và mong ước của mỗi người.

– Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

– Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Câu 2. [10 điểm]

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự [kể chuyện tưởng tượng: Bố cục ba phần, trình bày các sự việc rõ ràng, trình tự hợp lý; biết xây dựng nhân vật, cốt truyện; ngôi kể phù hợp[ngôi thứ nhất]; lời kể tự nhiên, sinh động.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cây hoa kể lại chuyện buồn của mình cho em nghe khi nó bị ai đó bẻ cành, vặt lá, bị rụng hết cánh hoa.
c. Triển khai hợp lý nội dung câu chuyện: Vận dụng tốt các yếu tố kể, tả, biểu cảm để có thể viết hoàn chỉnh bài văn theo yêu cầu sau

*Mở bài:

Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện

*Thân bài:

– Cây hoa tự giới thiệu về bản thân: đẹp, hoàn hảo, đang khoe sắc, tỏa hương làm đẹp cho ngôi trường, được nhiều bạn học sinh chú ý, khen ngợi. Nó cảm thấy hãnh diện, tự hào. – Cây hoa kể chuyện bị bẻ cành, vặt lá, bị rụng hết cánh hoa [kết hợp kể, tả biểu cảm] – Cây hoa đau đớn, xót xa khi mình bị tổn thương và cảm thấy rất buồn trước hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh [kết hợp kể, tả biểu cảm]

– Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh [nói riêng] và con người [nói chung]

*Kết bài:

Suy nghĩ của người kể và lời nhắn gửi tới mọi người.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, hấp dẫn, đan xen được lời kể của nhân vật và cảm xúc, suy nghĩ của người lắng nghe, có suy nghĩ riêng, cách truyền đạt riêng về thông điệp nhắn gửi.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt.

———————————————————————————————-

Đề thi học sinh giỏi văn 6 số 2

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU [6,0 điểm]

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Cha lại dắt con đi trên cát mịn.
Ánh nắng chảy đầy vai,
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
“ Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi…”
                                                           [Hoàng Trung Thông- Những cánh buồm]

Câu 1. [1,0 điểm]: Xác định thể thơ của đoạn văn trên.
Câu 2. [1,0 điểm]: Từ “ đi” trong câu “ Để con đi” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
Câu 3. [2,0 điểm]: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ

 “Cha lại dắt con đi trên cát mịn.
Ánh nắng chảy đầy vai,”
Câu 4. [2,0 điểm]: Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn văn trên?

II. PHẦN LÀM VĂN [ 14,0 điểm]

Câu 1. [4,0 điêm]
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn [khoảng 150 chữ] để trả lời cho câu hỏi: Theo em ước mơ có ý nghĩa gì đối với tuổi thơ.

Câu 2. [10,0 điêm]

Cho bài thơ sau
Em có nghe tiếng xuân về gõ cửa
Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang
Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn
Từng nhành lá mướt non màu áo mới
Em có nghe xuân về vui phơi phới
Bao nụ cười tươi mới rạng trên môi
Khắp không gian rộn rã như gọi mời
Phố náo nức dòng người như trẩy hội
                                          [Nguyễn Hưng, Tiếng xuân về]
Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả: Buổi sáng mùa xuân.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Đề thi học sinh giỏi Văn 6

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU [6,0 điểm]

Câu 1. [1,0 điểm]: Thể thơ: tự do
Câu 2. [1,0 điểm]: Từ “ đi” trong câu “ Để con đi” được dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 3. [2,0 điểm]:
– Biện pháp tu từ trong câu thơ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ánh nắng chảy đầy vai. – Tác dụng: + Gợi tả sinh động hình ảnh ánh nắng hiện hữu như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật, con người. Giúp người đọc hình dung cảnh hai cha con dắt nhau đi trên bãi biển vào một buổi sáng đẹp trời với ánh nắng mềm mại, dịu dàng và tràn ngập khắp nơi làm sáng đẹp lên hình ảnh của họ. +Cảm nhận tình cảm cha con ấm áp và niềm vui sướng của người con đi dạo bên cha.

+ Thấy được sự quan sát, cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu quê hương đất nước với những cánh buồm tuổi thơ của tác giả.

Câu 4. [2,0 điểm]
HS cảm nhận được:
  • Một ước mơ rất trong sáng, đẹp đẽ đáng trân trọng và ngợi ca.
  • Ước mơ đó gắn liền với cánh buồm trắng, với khát vọng đi xa đến những nơi chưa biết, đến những chân trời mới.
  • Đó là ước mơ của một tâm hồn trẻ thơ, ham hiểu biết muốn khám phá, chinh phục những bí ẩn của thế giới.

II. PHẦN LÀM VĂN [ 14,0 điểm]

Câu 1. [4,0 điêm]

a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng quy định: 150 chữ
b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Ý nghĩa của ước mơ đối với tuổi thơ.
c. Nội dung: Đây là câu hỏi mở tùy sự lựa chọn câu trả lời của HS miễn là hợp lý. Sau đây là định hướng:
– Ước mơ là những điều tốt đẹp mà con người khao khát, hướng tới, mong muốn đạt được trong tương lai. Ước mơ tuổi thơ lúc nào cũng chất chứa đầy sự cao đẹp và trong sáng. Nó đơn thuần là xuất phát từ sở thích, niềm đam mê nhưng cho dù là kiểu ước mơ gì thì cũng thật đẹp đẽ và xứng đáng được trân trọng.

– Với tuổi thơ, ước mơ có tác dụng làm phong phú đời sống tinh thần và nuôi dưỡng những ý nghĩ bay bổng cho các em, có ước mơ giúp các bạn học hành chăm chỉ, rèn luyện tu dưỡng đạo đức tích cực hơn, có kế hoạch, mục tiêu cần đạt được cho cuộc sống; là động lực, là nguồn sống, là điểm tựa để tuổi thơ vươn lên; là trạng thái của tâm hồn.
– Cần phải có ước mơ ngay từ khi còn nhỏ và biết cách nuôi dưỡng ước mơ [học tập, rèn luyện,..].Cần trân trọng, nâng niu và chắp cánh cho những ước mơ đẹp [ như ước mơ của cậu bé trong đoạn văn trên] để biến ước mơ thành hiện thực.

d. Sáng tạo:

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề của câu trả lời.
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Câu 2. [10,0 điểm]

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn, diễn đạt mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình, gợi âm thanh và có sức biểu cảm.
b. HS trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết dựa vào phần gợi dẫn của đề. Sau đây là định hướng:

  • Mở bài: Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về buổi sáng mùa xuân trên quê hương.

[ Dựa vào ý bài thơ và tên bài thơ để tập trung miêu tả cảnh buổi sáng mùa xuân trên quê hương] -Cảnh vật mùa xuân + Bầu trời trong xanh: cao hơn, rộng hơn sau những ngày đông âm u, lạnh giá. + Những đám mây xanh vắt bay lượn trên bầu trời.

+ Không khí: ấm áp “Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang”

+ Mưa xuân: lất phất, dịu dàng

+ Gió xuân: nhẹ nhẹ, mơn man,..

-Tả bao quát mùa xuân + Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui. + Con đường trải dài sắc xuân

+ Không gian như chìm đắm trong hương xuân.

-Tả chi tiết mùa xuân

+ Con người ai cũng vui vẻ, phấn khởi, tràn đầy ước mơ, hy vọng,… + Ai cũng ra đường với tâm trạng mừng vui.

+ Cây cối đua nhau nở rộ “Từng nhành lá mướt non màu áo mới”
+ Chim chóc ríu rít kêu “Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn”
+ Khắp nơi đều rộn ràng sắc xuân


+ Những cô cậu nhỏ háo hức được mặc quần áo mới

“Khắp không gian rộn rã như gọi mời
Phố náo nức dòng người như trẩy hội”
+ Những người lao động sẽ có một kỳ nghỉ dài.

Nhận xét và cảm nghĩ về bức tranh buổi sáng mùa xuân trên quê hương.

d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

                                 ——————————————————-

Đề thi học sinh giỏi văn 6 số 3

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU [6,0 điểm]

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
“ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”.
[Cô Tô, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 6, tập 2]

Câu 1. [1,0 điểm]: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên?
Câu 2. [1,0 điểm]: Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3. [1,5 điểm]: Đoạn văn trên đã sử dụng mầy biện pháp tu từ?
Câu 4. [2,5 điểm]: Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ tìm được trong đoạn trích trên.

II. PHẦN LÀM VĂN [ 14,0 điểm]

Câu 1. [4,0 điểm]
Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-15 dòng trình bày cảm nhận của em về biển đảo quê hương.
Câu 2. [10,0 điểm]

Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng.

GỢI Ý LÀM BÀI

Đề thi học sinh giỏi Văn 6

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU [6,0 điểm]

Câu 1. [1,0 điểm]: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên: Miêu tả
Câu 2. [1,0 điểm]: Nội dung của đoạn trích: Cảnh mặt trời mọc trên đảo Thanh Luân [ thuộc quần đảo Cô Tô] đẹp rực rỡ, tráng lệ và hùng vĩ.
Câu 3. [1,5 điểm]: Đoạn văn trên đã sử dụng 3 biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ.

Câu 4. [2,5 điểm]:Tác dụng của các biện pháp tu từ tìm được trong đoạn trích trên: Tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn, gợi cảm cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô. Cụ thể: + Gợi khung cảnh biển trời sau trận bão đẹp trong sáng, khoáng đãng [so sánh “ Chân trời … sạch như tấm kính…”]. + Vừa hình dung được hình dáng tròn trĩnh, phúc hậu, vừa hình dung được màu sắc đỏ tươi, rực rỡ, hồng hào cũng như kích thước kì vĩ của mặt trời [so sánh : như quả trứng…-> đặc sắc, chân thực].

+ Gợi được sự gần gũi mà uy nghi, sang trọng của thiên biển cả và mặt trời [hình ảnh ẩn dụ: chân trời, ngấn bể, mâm bạc]

II. PHẦN LÀM VĂN [ 14,0 điểm]

Câu 1. [4,0 điểm]
  • Kỹ năng: Đảm bảo một đoạn văn[10-15 dòng], bố cục hợp lý, không lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy.
  • Kiến thức: HS có thể trình bày cảm nhận về biển đảo quê hương [trên cơ sở đọc hiểu đoạn trích và văn bản Cô Tô] theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
  • Biển đảo nước ta rất đẹp, rộng lớn, hùng vĩ: Có nhiều bãi tắm, vũng, vịnh [vịnh Hạ Long, Sầm Sơn. Nha Trang,…] và hàng nghìn đảo, quần đảo lớn nhỏ [ Trường Sa, Cô Tô, Phú Quốc,..] trải rộng dài suốt từ bờ biển Móng Cái đến Hà Tiên.
  • Biển đảo nước ta phong phú và giàu có về tài nguyên khoáng sản, hải sản với nguồn dầu khí quan trọng, kho muối và hàng nghìn loài cá, ốc, tôm, cua, mực,..
  • Biển là cái hồ điều hòa khổng lồ cung cấp hơi nước, mang dịu mát đến đất liền.
  • Tuy có nhiều bão tố [ thiên tai] nhưng biển hiền hòa, ân tình, bao dung….cho người dân quê hương bao điều tốt đẹp, như người mẹ hiền yêu thương chăm lo, hy sinh cho con cái của mình.
  • Biển có giá trị to lớn về nhiều mặt và có ý nghĩa quan trọng với an ninh quốc phòng.
  • Tình cảm yêu mến, tự hào, biết ơn.
  • Khát khao tìm hiểu, khám phá về biển đảo-> Có ý thức trách nhiệm đối với xây dựng và bảo vệ biển đảo.
Câu 2. [10,0 điểm]
  • Yêu cầu về hình thức: Bài viết sạch đẹp, bố cục rõ ràng, trình bày khoa học.
  • Yêu cầu về nội dung

Mở bài: Bức tường tư giới thiệu về mình
Thân bài:

  • Bức tường kể về mình khi mới được xây: Đẹp, trắng tinh, mịn màng, luôn kiêu hãnh, thường phơi mình trong nắng sớm, tô đẹp cho ngôi trường,..
  • Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở trong trường
  • Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi người đặc biệt là học sinh.
  • Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo với những hình thù quái dị.

Kết bài:

  • Ước mơ của bức tường.
  • Lời nhắc nhở các bạn học sinh.
  • Liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân.

TẢI BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN 6


 TẢI XUỐNG
Trên đây là Đề thi học sinh giỏi Văn 6. Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Phiếu bài tập Ngữ văn 6 học kì 1 mới nhất

Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6

Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm đạt Giáo viên giỏi

Công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao

Video liên quan

Chủ Đề